Giáo án môn Lịch sử địa lý theo chương trình GDPT mới
Giáo án môn Lịch sử địa lý theo chương trình GDPT mới là mẫu giáo án một bài giảng theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.
Giáo án phát triển năng lực môn Lịch sử - Địa lý
Chủ đề: BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
1. Mục tiêu của bài học:
- Sử dụng bản đồ xác định được phạm vi của vùng biển, một số đảo và quần đảo tiêu biểu của vùng biển Việt Nam.
- Trình bày được ở mức độ đơn giản vai trò của biển, đảo đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
- Trình bày được công cuộc bảo vệ chủ quyền của biển đảo qua một số câu chuyện: hải đội Hoàng Sa, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, các ngôi mộ gió,…
- Bày tỏ được thái độ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
- Sưu tầm, đọc và kể lại một số câu chuyện, bài thơ về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
2. Yêu cầu cần đạt:
- Năng lực nhận thức về lịch sử địa lí: Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển Việt Nam; các đảo và quần đảo tiêu biểu của Việt Nam
- Năng lực tìm tòi khám phá lịch sử địa lí: Nêu được ở mức độ đơn giản vai trò của biển, đảo đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
- Năng lực vận dụng kiến thức lịch sử địa lí vào thực tiễn: Bày tỏ được thái độ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Sưu tầm, đọc và kể lại một số câu chuyện, bài thơ về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
- Có ý thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn biển đảo quê hương.
3. Nội dung kiến thức và đồ dùng dạy học:
3.1. Nội dung kiến thức:
- Vị trí địa lí:
- Vai trò của biển, đảo.
- Chủ quyền biển, đảo.
3.2. Đồ dùng dạy học
* Giáo viên:
- Bảng nhóm, bút dạ.
- Bản đồ ĐLTNVN
- Máy tính, máy chiếu
- Tranh ảnh về biển, đảo Việt Nam
- Video về lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, phóng sự về những Ngôi mộ gió
* Học sinh:
- Tranh ảnh về biển, đảo Việt Nam
- Những mẫu chuyện về các anh hùng có công bảo vệ biển đảo Việt Nam
4. Tổ chức hoạt động dạy học:
4.1. Chuỗi hoạt động và thời gian dự kiến:
HOẠT ĐỘNG | NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ | CÁC BIỂU HIỆN CỦA NĂNG LỰC ĐẶC THÙ |
1. Khởi động | HĐ 1.1: Giới thiệu chủ đề: (~ 7 phút) | |
2. Hình thành kiến thức mới | HĐ 2.1: Vùng biển Việt Nam ( ~20 phút) * Vị trí: * Vai trò: HĐ 2.2: Đảo và quần đảo: (~ 20 phút) | Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển Việt Nam Nêu được ở mức độ đơn giản vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Xác định được vị trí, phạm vi của các đảo và quần đảo tiêu biểu của vùng biển VN. Nêu được ở mức độ đơn giản vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế đất nước. |
3. Thực hành –Luyện tập | HĐ 3.1: (~ 25 phút) | - Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển Việt Nam; các đảo và quần đảo tiêu biểu của Việt Nam. - Nêu được ở mức độ đơn giản vai trò của biển, đảo đối với sự phát triển kinh tế đất nước. - Trình bày một số giá trị kinh tế, an ninh quốc phòng và hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo nước ta |
4. Vận dụng | HĐ 4.1: Trò chơi: Em làm hướng dẫn viên nhỏ tuổi. (~ 25 phút) | - Bày tỏ được thái độ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Sưu tầm, đọc và kể lại một số mẫu chuyện, tranh ảnh, bài thơ về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. |
4.2. Các hoạt động GD:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Khởi động HĐ 1.1: Giới thiệu chủ đề: GV cho HS hát bài Bé yêu biển lắm 2. Hình thành kiến thức mới: HĐ 2.1: Vùng biển Việt Nam 2.1.1: Mục tiêu: Sử dụng bản đồ xác định được phạm vi của vùng biển Việt Nam. Trình bày được ở mức độ đơn giản vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế đất nước. 2.1.2: Cách tiến hành: * Tìm hiểu vị trí vùng biển Việt Nam: - Các em quan sát hình 1, thực hiện: + Chỉ trên bản đồ vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan. + Tìm trên lược đồ nơi có các mỏ dầu của nước ta. - HS trao đổi theo cặp, sau đó thống nhất trong nhóm và cử đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm bạn nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tổng kết HĐ * Tìm hiểu Vai trò: - HS đọc tài liệu, bản đồ, vốn hiểu biết của bản thân, hoàn thành bảng sau:
- GV mô tả, phân tích thêm về vai trò của biển Đông đối với đất nước ta. HĐ 2.2: Đảo và quần đảo: 2.2.1: Mục tiêu: Sử dụng bản đồ xác định được vị trí một số đảo và quần đảo tiêu biểu của vùng biển Việt Nam. Trình bày được ở mức độ đơn giản vai trò của đảo đối với sự phát triển kinh tế đất nước. 2.2.2: Cách tiến hành: + Dựa vào vốn hiểu biết của bản thân, em hiểu thế nào là đảo, quần đảo? - GV chỉ lược đồ ba vùng biển chính của nước ta. - Chia lớp làm 6 nhóm. Yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, nội dung tài liệu, HS TL và thực hiện các y/c sau: + N1, 2: Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của đảo và quần đảo ở vùng biển phía Bắc. + N3, 4: Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của đảo và quần đảo ở vùng biển miền Trung? + N5,6: Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của đảo và quần đảo ở vùng biển phía Nam? - Đại diện các nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Xem video lễ hội lề thế lính Hoàng Sa. Trả lời câu hỏi: Em biết gì về lễ hội này? - GV yêu cầu HS mô tả thêm về cảnh đẹp, giá trị kinh tế, an ninh quốc phòng và hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo nước ta 3. Thực hành –Luyện tập HĐ 3.1: Trò chơi: Em làm hướng dẫn viên nhỏ tuổi. 3.1: Mục tiêu: Chỉ trên lược đồ vị trí của biển đảo VN. Nêu được vai trò của biển đảo đối với đất nước. Trình bày được công cuộc bảo vệ chủ quyền của biển đảo qua một số câu chuyện: hải đội Hoàng Sa, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, các ngôi mộ gió,… 3.2: Cách tiến hành: - Em hãy chỉ trên bản đồ vị trí của biển Đông, các đảo và quần đảo của nước ta. - Việt Nam có những cảng biển nào? - Biển, đảo có vai trò gì trong việc bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế của đất nước? - Khi đi du lịch đến các bãi biển, em cùng mọi người cần phải làm gì để giữ gìn cảnh quang môi trường ở đó? - Xem Video phóng sự về những ngôi mộ gió Thể hiện sự gắn bó với biển 4. Vận dụng 4.1: Mục tiêu: - Bày tỏ được thái độ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Sưu tầm, đọc và kể lại một số câu chuyện, bài thơ về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. 4.2: Cách tiến hành: - Y/c HS giới thiệu về các tranh mà các em sưu tầm được về biển đảo quê hương. - Em và các bạn cần làm gì để góp phần bảo vệ, giữ gìn biển đảo việt Nam? - Sưu tầm mẫu chuyện về các anh hùng dân tộc có công trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, tổ quốc. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau | BVN điều khiển lớp hát bài Bé yêu biển lắm - HS quan sát hình 1 - HS lên bảng chỉ được trên bản đồ. - Nhận xét, bổ sung cho bạn. - HS lắng nghe - HS đọc, trao đổi TL trong nhóm hoàn thành bảng:
- HS lắng nghe. + Cá nhân trình bày - HS quan sát - HSTL nhóm, trình bày kết quả vào bảng nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm thảo luận. - Trình bày một vài nét về lễ hội lề thế lính Hoàng Sa. - Hs nêu theo mức độ hiểu biết của các em - Chỉ trên bản đồ vị trí của biển Đông, các đảo và quần đảo của nước ta. - Cảng Hải Phòng, cảng Cam Ranh, Vũng Tàu, Sài Gòn… - Lợi dụng vào thủy triều, địa lí hiểm trở của các cửa biển để chặn đánh quân thù xâm lược. Giao lưu hàng hóa, buôn bán với các nước, phát triển du lịch. - Tuân thủ các quy định ở đó, không xả rác bừa bãi,… - HS nghe và bình chọn cho bạn giới thiệu hay và hấp dẫn nhất. - HS xem Video - HS giới thiệu về các tranh mà các em sưu tầm. - HS diễn đạt theo cách nghĩ của mình. - Tiếp tục sưu tầm và kể cho người thân nghe. |
5. Công cụ đánh giá:
HĐ 2.1: Vùng biển Việt Nam
- Khả năng khai thác thông tin LS ĐL
- Bài báo cáo, lời nói, cử chỉ, thái độ của học sinh
- Kết quả làm việc trong phiếu học tập
HĐ 2.2: Đảo và quần đảo:
- Bài báo cáo, lời nói, cử chỉ, thái độ của học sinh
- Kết quả làm việc trong phiếu học tập
- Sơ đồ tư duy do các em vẽ.
- Kết quả phiếu HT:
TT | Giá trị của biển Đông | Lợi ích đem lại |
1 | Bảo vệ tổ quốc | Đảm bảo chủ quyền quốc gia |
2 | Muối | Cung cấp muối |
3 | Khoáng sản | Làm chất đốt, nhiên liệu |
4 | Hải sản | Cung cấp thực phẩm |
5 | Vũng, vịnh, bãi biển… | Phát triển du lịch và xây dựng cảng biển. |
HĐ 3: Thực hành –Luyện tập
- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm thông tin.
- Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói, cách diễn đạt rõ ý.
HĐ 4: Vận dụng
- Các sản phẩm chuẩn bị ở nhà của HS: mẫu chuyện, tranh ảnh, …
- Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói, biểu cảm, cách diễn đạt.
6. Phụ lục:
- Bản đồ ĐLTNVN
- Tranh ảnh có liên quan đến nội dung Bài học
- Phiếu học tập
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tải xuống định dạng .Doc
327 KB 20/07/2020 3:38:10 CH
Gợi ý cho bạn
-
Giáo án Tiếng Anh 7 Friends plus
-
Giáo án môn Sinh lớp 7 Cánh Diều cả năm
-
Giáo án STEM lớp 4: Bình tưới cây thông minh (Powerpoint, Word)
-
Giáo án Powerpoint Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Cả năm 2023-2024
-
(Cả năm) Giáo án Vật lí lớp 11 Cánh Diều 2024
-
KHBD: Giáo án lớp 6 sách Chân trời sáng tạo - Tất cả các môn
-
(Chuẩn, mới nhất) Quy trình dạy học các môn lớp 5
-
Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 9 Cánh Diều
-
(Tải free) Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức cả năm
-
(File Word) Giáo án Tin học 5 Chân trời sáng tạo 2024-2025
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo án - Bài Giảng
Giáo án điện tử Sinh học 10 Kết nối tri thức (bài 1-26)
Giáo án buổi chiều Toán lớp 4 Kết nối tri thức (35 tuần)
Tải Giáo án Powerpoint Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo 2024-2025
Tài liệu dạy thêm Vật lí 10 Chân trời sáng tạo
(2 cột, 3 cột) Giáo án Toán 5 Chân trời sáng tạo trọn bộ Cả năm 2024-2025
(Bài 1-22) Kế hoạch bài dạy Lịch sử 9 Kết nối tri thức file doc