(Cả năm) Giáo án chuyên đề Địa lí 11 Cánh Diều

Tải về

Giáo án chuyên đề Địa lí 11 Cánh Diều file word được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy chuyên đề Địa lí 11 Cánh Diều trong sách chuyên đề môn Địa lí 11 bộ Cánh Diều. Mẫu giáo án sách chuyên đề Địa lí 11 Cánh Diều được trình bày trên file word rất thuận tiện cho các thầy cô tham khảo nội dung và chỉnh sửa lại theo ý muốn. Sau đây là chi tiết giáo án chuyên đề Địa lí 11 Cánh Diều, mời các thầy cô cùng tham khảo.

Lưu ý: Mẫu Giáo án Địa lí 11 Cánh Diều được chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Giáo án chuyên đề 1 Địa lí 11 Cánh Diều

CHUYÊN ĐỀ 11.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết vị trí, phạm vi, nắm được và phân tích được đặc điểm lưu vực sông Mê Công.

- Trình bày được lí do ra đời, mục tiêu, hoạt động của MRC.

- Phân tích được vai trò của Việt Nam trong MRC.

- Ghi nhớ địa danh, tên tổ chức: Tên của 6 nước sông Mê Công chảy qua, các nước trong MRC, tổ chức MRC,....

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục đích: HS nhận biết được sông Mê Công trên lược đồ

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.

c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu bản đồ câm về sông Mê Công.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ suy nghĩ để tìm ra sông gì.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái quát về vị trí, phạm vi lưu vực sông Mê Công.

a) Mục đích: HS biết khái quát về lưu vực sông Mê Công

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

1. Khái quát về lưu vực sông Mê Công

a. Vị trí, phạm vi

- Bắt nguồn từ Tây Tạng (Trung Quốc)

- Chảy qua 6 quốc gia: Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam.

- Dài 12 thế giới, thức 3 châu Á: 4663km.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ, nêu đặc điểm khái quát về vị trí, phạm vi lưu vực sông Mê Công.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành nhiệm vụ trong 05 phút.

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về đặc điểm lưu vực sông Mê Công.

a) Mục đích: HS nắm được và phân tích được đặc điểm lưu vực sông Mê Công

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

b. Đặc điểm lưu vực

- Diện tích lưu vực: 810000 Km2. Lào và Thái Lan là 2 quốc gia có diện tích lãnh thổ nằm trong lưu vực lớn nhất.

- Đặc điểm tự nhiên:

+ Lưu lượng nước TB hằng năm 475 km3.

+ Phân mùa, có sự khác nhau giữa mùa lũ vùng thượng nguồn và hạ lưu.

+ Sinh vật phong phú đa dạng.

- Đặc điểm dân cư- xã hội: Ở hạ lưu

+ Hơn 65 triệu người sinh sống, thuộc hơn 100 nhóm dân tộc => Văn hoá phong phú, đa dạng.

+ Tốc độ đô thị hoá nhanh. Các đô thị lớn: Phnôm Pênh, Viêng Chăn, Cần Thơ

- Đặc điểm kinh tế: Hoạt động kinh tế đa dạng

+ Trồng trọt:

· Đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế cho ~ 60% dân số lưu vực sông, đóng góp ~ 14% GDP các quốc gia trong lưu vực.

· Lúa gạo là cây LT chính.

· Nguồn nước chủ yếu để tưới tiêu ~10 triệu ha.

· Tình trạng thiếu nước vào mùa khô.

+ Thuỷ sản:

· Khai thác hằng năm ~ 4 triệu tấn (18% tổng sản lượng thuỷ sản nước ngọt toàn cầu).

· Nuôi trồng ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả Kt cao.

· Cần quan tâm vấn đề ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học.

+ Giao thông đường thuỷ: Một trong những tuyến đường thuỷ quan trọng

+ Thuỷ điện:

· Trữ năng thuỷ điện lớn (~60.000 MW).

· Nhiều nhà máy thuỷ điện được xây dựng.

· Tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và ảnh hưởng ngành thuỷ sản.

+ Du lịch: Ngày càng phát triển:

· Đa dạng sinh học phong phú bậc nhất thế giới.

· Hình thức cư trú độc đáo

Văn hoá đặc sắc.

..................

Giáo án chuyên đề 2 Địa lí 11 Cánh Diều

CHUYÊN ĐỀ 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ DU LỊCH THẾ GIỚI(10 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS trình bày được khái niệm về tài nguyên du lịch

- HS chứng minh được sự phong phú của các loại tài nguyên du lịch của thế giới hiện nay.

- HS trình bày được một số loại hình du lịch phổ biến trên thế giới hiện nay, liên hệ được với hoạt động du lịch ở Việt Nam.

- Trình bày được một số xu hướng phát triển du lịch thế giới và định hướng phát triển du lịch Việt Nam.

- HS trình bày những định hướng ngành nghề liên quan đến du lịch.

- Vẽ được biểu đồ và phân tích được số liệu thống kê ngành du lịch.

- Viết được báo cáo tìm hiểu ngành du lịch.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua các hoạt động phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến các ngành du lịch.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: thông qua việc xác định được khái niệm về tài nguyên du lịch, chứng minh được sự phong phú của các loại tài nguyên du lịch của thế giới hiện nay và giải thích sự phân bố của ngành du lịch; tìm kiếm, chọn lọc các thông tin cần thiết về ngành du lịch.

- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua mô tả và phân tích bản đồ, bảng số liệu thống kê về tình hình phát triển ngành du lịch; khai thác các thông tin từ Internet.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống: vận dụng các kiến thức, kĩ năng địa lí để xác định xu hướng phát triển du lịch thế giới và định hướng phát triển du lịch Việt Nam, định hướng ngành nghề liên quan đến du lịch, viết được báo cáo tìm hiểu ngành du lịch.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ trung thực trong học tập, tìm hiểu kiến thức và hợp tác nhóm.

- Trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển ngành du lịch tại địa phương thông qua việc trân trọng, bảo vệ, tôn tạo các giá trị du lịch , khai thác hợp lí tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường…

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, smartphone, mạng internet.

2. Học liệu: SGK, tranh ảnh, video, học liệu số.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục đích: HS gọi tên được các khu du lịch ở nước ta. Từ đó, tạo hứng thú, dẫn dắt hs đén nội dung chính của bài học.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.

c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu một số hình ảnh về khu du lịch , yêu cầu HS gọi tên địa danh du lịch đó?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

- Bước 3. Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về tài nguyên du lịch

a) Mục đích:

- HS trình bày được khái niệm về tài nguyên du lịch

- HS chứng minh được sự phong phú của các loại tài nguyên du lịch của thế giới hiện nay.

b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng sách giáo khoa, mạng Internet. Hoạt động theo nhóm, nêu đặc điểm của các loại tài nguyên du lịch, liên hệ với Việt Nam

* Nhóm 1: Đọc thông tin, hãy trình bày tài nguyên du lịch về địa chất và địa hình

* Nhóm 2: Đọc thông tin, hãy trình bày về tài nguyên khí hậu và thủy văn và hệ sinh thái

* Nhóm 3: Đọc thông tin, hãy trình bày về tài nguyên du lịch văn hóa gồm di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ và kiến trúc

* Nhóm 4: Đọc thông tin, hãy trình bày về tài nguyên văn hóa truyền thống, lễ hội văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

I. TÀI NGUYÊN DU LỊCH

* Khái niệm: tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.

1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

a. Địa chất

- Công viên địa chất toàn cầu là một trong những tài nguyên du lịch tự nhiên có nhiều giá trị đươc UNESCO ghi danh là Di sản địa chất có ý nghĩa quốc tế.

- Công viên này có sự đa dạng đặc biệt về địa chất, sinh vật, sinh học, văn hóa, góp phần phát huy kinh tế cộng đồng và phát triển bền vững.

- Tại Việt Nam có 3 công viên địa chất toàn cầu: công viên đá Đồng Văn (Hà Giang), non nước Cao Bằng (Cao Bằng) và công viên địa chất toàn cầu Đăk Nông.

b. Địa hình

- Địa hình núi

+ địa hình núi rất đa dạng, có núi cao, núi trung bình núi thấp, các cao nguyên và sơn nguyên rộng lớn, sơn nguyên rộng lớn, thung lũng rộng,…. Mỗi kiểu địa hình khác nhau có ý nghĩa du lịch khác nhau. Địa hình vùng núi thường có vẻ đẹp hùng vĩ, là cơ sở thuận lợi cho phát triển du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao, leo núi, du lịch mạo hiểm, khám phá…

+ Ở VN, là đất nước có địa hình đồi núi đa dạng thuận lợi để phá triển các hoạt động du lịch.

- Địa hình Cac – xtơ:

+ Tại các khu vực núi đá vôi, dưới tác odọng của nhiệt ẩm dồi dào và mưa đã hình thành nhiều dạng địa hình Cac-xtơ với phong cảnh đẹp và nhiều hình thù tự nhiên độc đáo là cơ sở để phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu, mạo hiểm …

+ Thế giới: có khoảng 800 hang động các-xtơ được khai thác để phát triển du lịch trong đó có 25 hang động xếp vào hang động dài nhất và 25 hang động được xếp và loại hang động sâu nhất.

+ Ở Việt Nam: Vịnh Hạ Long, Tràng An, Phong Nha.

- Đồng bằng: là cơ sở để phát triể các loại địa hình khác nhau như thể thao, tham quan, khám phá, nghỉ dưỡng.

- Địa hình ven biển

+ Có nhiều kiểu khác nhau như: bãi biển, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh, đảo, quần đảo…thuận lợi để phát triể du lịch tắm biển, lướt sóng, thể thao, tắm nắng…

c. Khí hậu

- Trái Đất có nhiều đới khí hậu, trong mỗi đới có nhiều kiểu khí hậu đây là cơ sở để phát triển đa dạng hoạt động du lịch.

- Yếu tố khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đén sức khoẻ con người và các hoạt động du lịch… vì vậy những nơi có khí hậu thuận lợi sẽ thu hút khách di lịch. Sự đa dạng của khí hậu và thơì tiết là cơ sở để phát triển đa dạng du lịch.

- Việt nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng, khí hậu có sự phân hóa đa dạng là điều kiện để nước ta phát triển du lịch

d. Thủy văn

- Thủy văn gồm nước trên lục địa, nước biển và đại dương, nước ngầm, nước băng tuyết. Các loại tài nguyên nước có giá trị lớn về hoạt động du lịch

- Nước trên lục địa tại các sông, suốt hồ, đầm… thuận lợi để phát triển hoạt động tham quan, vui chơi, nghỉ dưỡng. một số sông, hồ nổi tiếng thế giới có giá trị du lịch: Rai nơ, Đa – nuýt, sông Nin, hồ Bai – can, hồ Han – lơ… Ở việt Nam là nước có nhiều sông hồ nổi tiếng như: sông Hương, hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây…

- Nước khoáng, nước nóng là một loại nước ngầm chứa nhiều khoáng chất, có nhiệt độ cao, là cơ sở để phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh, nghỉ dưỡng…

- Nước biển và đại dương có độ trong cao là điều kiện để phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng…

e. Hệ sinh thái

- Các hệ snh thái độc đáo, điển hình và phong phú như hệ sinh thái rừng ngập mặn với các loài động vật quý hiếm, đặc hữu phục vụ cho nghiên cứu và tìm hiểu là tài nguyên du lịch có giá trị.

- trên thế giới có nhiều hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao vừa là nơi bảo tồn thiên nhiên, vừa thực hiện các hoạt động du lịch

- việt Nam có 34 vườn quốc gia trong đó có nhiều vườn quốc gia có tính đa dạng sinh học cao có ý nghĩa phát triển du lịch.

2. Tài nguyên du lịch văn hóa

a. Di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ, kiến trúc

+ Di tích lịch sử - văn hóa: Các công trình tưởng niệm như tượng đài, khu di tích, phòng trưng bày,... thu hút du khách tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu. Những di tích ghi dấu sự kiện lịch sử, văn hoá quan trọng của mỗi khu vực trở thành điểm nhấn giá trị trong du lịch địa phương, tạo sự khác biệt về hình ảnh. Nhiều công trình văn hoá có giá trị thiêng liêng, thu hút hàng triệu du khách trên thế giới như: Kim tự tháp (Ai Cập), đền Ăng-co Vát (Cam-pu-chia), đền Pa-the-non (Hy Lạp),...

+Di tích khảo cổ, kiến trúc: Hang động The-o-pe-tra ở Hy Lạp, khu đền Gô-béc-li Te-pơ ở Thổ Nhĩ Kỳ, cánh đồng Chum ở Lào,... là những địa điểm khảo cổ hấp dẫn. Những công trình kiến trúc có giá trị với du lịch khi đại diện cho sự sáng tạo cảnh quan, mang cả ý nghĩa văn hoá, lịch sử và khoa học. Các toà nhà thiêng liêng (nhà thờ, lâu đài, chùa, cung điện,...) mang lại giả trị niềm tin cho du khách. Những công trình được xây đựng ở vị trí đặc biệt như: trên vách đá, bên bở biển, trên núi cao,... tạo nên dấu ấn du lịch độc dáo cho địa phương. Công trình kiến trúc có phong cách riêng (Gô-tích, Ba-rốc,...) hoặc tiêu biểu cho một thời kì lịch sử (trung đại, phục hưng,...) là nơi ghé thăm ưa thích của du khách. Nhiều công trình đã trở thành biểu tượng cho du lịch của quốc gia như: nhà hát Ô-pê-ra Xit-ni (Ô-xtrây-li-a), Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc), tháp Ép-phen (Pháp), nhà thờ Thánh Ba-xin (Liên bang Nga)....

b. Giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian:

+ Giá trị văn hóa truyền thống: Văn hóa dân gian thể hiện các giá trị xã hội, thẩm mĩ, tín ngưỡng đặc trưng của một quốc gia, dân tộc. Các giá trị văn hóa truyền thống có thể khai thác qua làng nghề thủ công, ẩm thực, trang phục dân tộc,...

+ Lễ hội: Các lễ hội truyền thống có thể xây dựng nhiều hoạt động du lịch như: tham gia lễ hội, trải nghiệm cuộc sống địa phương, nghiên cứu văn hóa bản địa,... Các lễ hội đương đại, chủ yếu là văn hóa, thể thao ngày càng phổ biến, làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch như: lễ hội âm nhạc, ánh sáng, bóng đá, các kì Ô-lim-pích, phe-xti-van,...

+ Văn nghệ dân gian: Các loại hình văn nghệ dân gian có thể kể đến như văn học, âm nhạc, các loại hình biểu diễn dân gian, mĩ thuật, tạo hình dân gian,...

c. Công trình lao động, sáng tạo của con người:

+ Ở nông thôn, các công trình gắn với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, yên bình và cuộc sống, lao động của người dân. Các cơ sở nhà ở, cơ sở sản xuất truyền thống, các tòa nhà công cộng, cơ sở giao thông và các loại hình trang trại tạo nên các sản phẩm du lịch ưu thích.

+ Ở đô thị, các công trình giáo dục, địa điểm tổ chức sự kiện văn hóa, thể thao, khao học, công trình biểu tượng cung cấp trải nghiệm đa dạng, có thể kể đến như: Niu Oóc, Luân Đôn, Xin-ga-po, Đu-bai,... Ngoài ra còn có công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí ngày càng đáp ứng được yêu cầu giải trí đa dạng của du khách.

.....................

Giáo án chuyên đề 3 Địa lí 11 Cánh Diều

CHUYÊN ĐỀ 3

CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (4.0)

I. MỤC TIÊU

1.Năng lực

* Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học địa lí:

+ Trình bày được quan niệm về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; so sánh được đặc điểm và nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với các cuộc cách mạng công nghiệp trước.

+ Phân tích được các tác động chủ yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới.

+ Nêu được một số xu hướng chính của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

- Tìm hiểu địa lí:

Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh,…

Vận dụng được hiểu biết về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào việc định hướng nghền ghiệp và liên hệ với việc học tập.

*Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: chủ động tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập như khai

thác hình ảnh, video để trả lời câu hỏi. Biết lưu giữ thông tin, chủ động ghi chép lại những

nội dung chính của bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tự giác để thảo luận với HS khác, đồng thời đánh giá, nhận xét được kết quả học tập của HS khác. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp để báo cáo kết quả học tập.

2. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

- Trung thực trong học tập và cuộc sống.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Máy tính, bài giảng Powerpoint.

- Một số bản đồ, Video cần thiết.

- Phiếu học tập.

- Rubric đánh giá hoạt động nhóm.

- Giấy A0, A1.

- Bút dạ, bút màu, …

- Một số sản phẩm thực tế (nếu có).

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách chuyên đề Địa lí 11.

- Đồ dùng học tập.

- Giấy note.

- Thiết bị điện tử có kết nối Internet: Máy tính laptop, điện thoại, … (nếu có).

Phân bổ số tiết như sau:

Tiết 1,2: Hoạt động khởi động vàhoạt động Tìm hiểu về nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)

Tiết 3,4: Tìm hiểu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến kinh tế - xã hội thế giới

Tiết 5,6: Tìm hiểu một số xu hướng chính của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Tiết 7,8,9,10: Luyện tập, vận dụng

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU/KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Gợi mở và kết nối kiến thức, tạo kết nối kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

b) Nội dung: HS thực hiện tham gia trò chơi “Ai tinh mắt?”.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

.................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem chi tiết file giáo án chuyên đề Địa lí 11 Cánh Diều file word.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 51
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm