Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2025
Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2025
Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2025 trong bài viết sau đây của Hoatieu bao gồm 50 đề thi thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2025 có đáp án sẽ là tài liệu ôn thi vào lớp 10 bổ ích cho các bạn học sinh.
50 đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2025
Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn của 50 tỉnh thành trên toàn quốc. Chi tiết các bạn có thể xem trong file tải về.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hải Dương
Sở GD&ĐT Hải Dương ĐỀ CHÍNH THỨC | KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Văn |
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
"Phan nói:
- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, có gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?
Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:
- Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”
(Theo Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)
Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (0,5 điểm) Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Câu 3. (0,5 điểm) Từ "tiên nhân" trong đoạn văn trên chỉ những ai?
Câu 4. (0,5 điểm) Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau:
" - Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày."
Câu 5. (1,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đoàn kết).
Em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đó.
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau để thấy được dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà.
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
(Trích Bếp lửa - Bằng Việt - Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)
Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Hải Dương 2020
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
Câu 2. (0,5 điểm) Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương: Phan Lang gặp nạn được Linh Phi cứu và đưa xuống thủy cung, tại đây Phan Lang đã nhận ra Vũ Nương là người cùng làng và hỏi han Vũ Nương.
Câu 3. (0,5 điểm)
Từ “Tiên nhân”
- Từ “tiên nhân” đầu: chỉ ông cha, tổ tiên.
- Từ “tiên nhân” sau: chỉ Trương Sinh.
Câu 4. (0,5 điểm) Các phép liên kết câu trong lời thoại sau:
- Phép nối: vả chăng
- Phép thế: "ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam" - "nỗi ấy"
" - Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày."
Câu 5. (1,0 điểm)
Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ
- Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.
- Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.
- Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
*Yêu cầu về hình thức: đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)
*Vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống con người.
Gợi ý:
- Gới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.
Tinh thần đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của người Việt Nam, trải qua bao thế hệ, lịch sử. Tinh thần ấy cho đến nay vẫn luôn được kế thừa và phát huy trong xã hội. Và, trong trận đại dịch COVID-19 vừa qua, tinh thần ấy lại được thăp sáng, trở thành phong trào vô cùng rộng lớn, mạnh mẽ.
- Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc: Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn.
- Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.
+ Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.
+ Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia.
+ Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn.
- Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể: khi đại dich COVID-19 diễn ra thì các hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn ..... xuất hiện ở mọi nơi
- Phản đề: Phê phán những hành động xấu: Bên cạnh những việc làm tốt đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết đó, có không ít trường hợp ích kỉ, lợi dụng nhau để trục lợi cá nhân.
- Bài học: Phát huy tinh thần đoàn kết giúp ta thêm yêu, tự hào về dân tộc hơn. Là người con của Việt Nam, chúng ta cần nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và nhân rộng tinh thần ấy.
- Khẳng định, đúc kết lại vấn đề.
Câu 2. (5,0 điểm)
Gợi ý:
Mở bài: Dẫn dắt vấn đề nghị luận xã hội: dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà trong bài thơ Bếp Lửa được thể hiện trong: trích thơ
Thân bài: Nhớ về những kỉ niệm là nhớ về bếp lửa, nhớ về tình bà trong suốt tám năm bên bà
Nhớ về những kỉ niệm là nhớ về bếp lửa, nhớ về tình bà trong suốt tám năm bên bà:
– “Tám năm ròng cháu sống cùng bà” – tám năm cháu nhận được sự yêu thương, che chở, dưỡng nuôi tâm hồn từ tấm lòng của bà. Tám năm ấy, cháu sống cùng bà vất vả, khó khăn nhưng đầy tình yêu thương.
– Kháng chiến bùng nổ, “Mẹ cùng cha công tác bận không về”,bà vừa là cha, lại vừa là mẹ: “bà bảo cháu nghe – Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”. Chính bà là người đã nuôi dưỡng, dạy dỗ cháu nên người. Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế để nhắc nhở cháu về truyền thống gia đình, về những đau thương mất mát và cả những chiến công của dân tộc. Bà luôn bên cháu, dạy dỗ, chăm sóc cho cháu lớn lên.
-> Một loạt các từ ngữ “bà bảo”,”bà dạy”,”bà chăm” vừa diễn tả một cách sâu sắc tình thương bao la, sự chăm chút hết mình của người bà dành cho cháu, vừa thể hiện được lòng biết ơn của cháu đối với bà. Tình yêu và kính trọng bà của tác giả được thể hiện thật chân thành, sâu sắc: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”.
– Bà và bếp lửa là chỗ dựa tinh thần, là sự chăm chút, đùm bọc dành cho cháu. Bếp lửa của quê hương, bếp lửa của tình bà lại gợi thêm một kỉ niệm tuổi thơ – kỉ niệm gắn với tiếng chim tu hú trên đồng quê mỗi độ hè về:
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Đoạn thơ khiến ta chạnh nhớ về “tiếng chim tu hú” của nữ sĩ Anh Thơ: tiếng chim tu hú gắn liền với hình ảnh cha già với những kỉ niệm về một thời thiếu nữ hoa niên, tiếng chim tu hú len lỏi khắp bài thơ như một âm thanh u ẩn, không buồn mà tiếc. Còn ở đây, tiếng chim tu hú bước vào thơ Bằng Việt như một chi tiết để gợi nhắc nhà thơ về những kỉ niệm ấu thơ được sống bên bà. Tiếng chim tu hú – âm thanh quen thuộc của làng quê Việt Nam mỗi độ hè về, báo hiệu mùa lúa chín vàng đồng, vải chín đỏ cây. Tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng người trỗi dậy những hòa niệm, nhớ mong. Phải chăng đó chính là tiếng đồng vọng của đất trời để an ủi, sẻ chia với cuộc đời lam lũ của bà? Câu hỏi tu từ “Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà – Kêu chi hòa trên những cánh đồng xa” mới thấm thía làm sao, xót xa làm sao! Nó diễn tả nỗi lòng da diết của tác giả khi nhớ về tuổi thơ, nhớ về bà.
=> Những câu thơ như lời đối thoại tâm tình, cháu trò chuyện với bà trong tâm tưởng, cháu trò chuyện với chim tu hú trong tình yêu thương. Và tất cả đều là sự bộc bạch của cháu dành cho người bà kính yêu. Hình ảnh của bà, hình ảnh của bếp lửa và âm thanh của chim tu hú vang vọng trong một không gian mênh mông khiến cả bài thơ nhuốm phủ sắc bàng bạc của không gian hoài niệm, của tình bà cháu đẹp như trong chuyện cổ tích.
* Đặc sắc nghệ thuật:
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận.
- Thể thơ tám chữ kết hợp với 7 chữ,9 chữ phù hợp với việc diễn tả dòng cảm xúc và suy ngẫm về bà.
- Giọng điệu tâm tình, thiết tha, tự nhiên, chân thành.
Kết bài: dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà càng cho ta thấy rõ tình cảm thiêng liêng giữa bà với cháu.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT TP HCM
Sở GD&ĐT TPHCM ĐỀ CHÍNH THỨC | KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Ngữ Văn |
Chủ đề: LẮNG NGHE
(Lắng nghe để thay đổi, lắng nghe để yêu thương, lắng nghe để hiểu biết)
Câu 1: (3,0 điểm) Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tính đến 7 giờ ngày 11/7/2020, dịch bệnh Covid-19 đã lan rộng đến 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Có 12.614.187 người nhiễm bệnh, trong số đó 561.980 người tử vong
Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên 213 toàn cầu. Việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công ti xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục.
Con người đối mặt với những thách thức lớn và nhận ra một trong những cách chống chọi với hoàn cảnh chính là quan sát và lắng nghe những gì đang diễn ra để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tại.
Lắng nghe thế giới tự nhiên để tìm nguyên nhân dịch bệnh, chúng ta nhận ra con người đang hủy hoại cuộc sống bình yên của nhiều loại, điều này buộc mỗi người phải thay đổi cách đối xử với môi trường. Lắng nghe chính mình trong những ngày cách li xã hội, chúng ta biết được những gì thật sự cần thiết cho bản thân và chọn lối sống đơn giản hơn, Lắng nghe mọi người xung quanh, chúng ta thấu hiểu được bao nỗi niềm của những mảnh đời cơ cực trong mùa dịch để rồi biết yêu thương nhiều hơn, biết chia sẻ để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống Covid-19. Chắc hẳn đó cũng là lí do dẫn đến sự ra đời của cây ATM gạo", của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và nhiều chính sách hỗ trợ khác diễn ra trong thời gian này.
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nó cũng giúp chúng ta phải nhìn lại nhiều thử và lắng nghe nhiều hơn.
(Thông tin tổng hợp từ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ)
a. Dựa vào văn bản, hãy cho biết đại dịch Covid-19 đã gây ra những hoảng loạn vì xáo trộn nào trên toàn cầu? (0,5 điểm)
b. Chỉ ra một phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn cuối của văn bản. (0,5 điểm)
c. Xác định nội dung văn bản. (1,0 điểm)
d. Trong cuộc sống, giữa ba việc: làng nghe" chính mình, lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe thế giới tự nhiên, em quan tâm đến việc nhỏ nhất? Vì sao? (Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) (1,0 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)
Phải chăng lắng nghe là một biểu hiện của yêu thương”. Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) để trả lời câu hỏi trên.
Câu 3: (4,0 điểm)
Thông qua tác phẩm, tác giả cất lên tiếng nói của mình. Thông qua quá trình đọc, người đọc lắng nghe những thông điệp mà tác giả gửi gắm:
Thông điệp về những giá trị Sống tốt đẹp cần gìn giữ ở. mỗi người qua đoạn thơ: Ngửa mặt lên nhìn mặt. có cái gì rưng rưng như là đồng là bể Trăng cứ tròn vành vạnh kể chỉ người vô tình (Ánh trăng, Nguyên Duy) | Thông điệp về những cảm xúc yêu thương dành cho gia đình qua đoạn thơ: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa (Bếp lửa, Bằng Việt) | Thông điệp về khát vọng cống hiến cho xã hội qua đoạn thơ: Ta là con chim hót Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời (Mùa xuân nho nhỏ,Thanh Hải) |
Học sinh được chọn 1 trong 2 để sau:
Đề 1
Em hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về một trong ba thông điệp trên. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác để làm nổi bật thông điệp mà em chọn.
Đề 2
Từ những gợi ý trên và từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, hãy viết bài văn với nhan đề: “Lắng nghe tác phẩm - Hiểu về cuộc sống”.
Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn TPHCM 2020
Gợi ý làm bài
Câu 1:
1. Những hoảng loạn, xáo trộn mà đại dịch Covid-19 gây ra: việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công ty, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật của cuộc sống không thể tiếp tục.
2. Phép liên kết: phép nối (Nhưng)
3. Nội dung văn bản: Đại dịch Covid-19 đã khiến con người có những khoảng lặng đến lắng nghe tự nhiên, thế giới và chính mình.
4. Học sinh phát biểu quan điểm cá nhân, có lí giải phù hợp miễn sao không vi phạm chuẩn mực đạo đức, xã hội.
Câu 2:
1. Giới thiệu vấn đề: Phải chăng lắng nghe là một biểu hiện của yêu thương?
2. Giải thích vấn đề
- Lắng là chìm đọng lại ở đáy hoặc trở lại trạng thái tĩnh, không còn những biểu hiện sôi nổi mạnh mẽ lúc đầu.
- Nghe là sự cảm nhận âm thanh bằng tai.
⇒ Như vậy lắng nghe tức là cảm nhận âm thanh bằng sự im lặng sâu sắc nhất của con tim. Lắng nghe trong giao tiếp là thái độ im lặng khi người khác nói để mở lòng đón nhận những câu chuyện, những chia sẻ của con người, của sự vật đang vang động vào lòng. Điều này vô cùng cần thiết trong cuộc sống.
⇒ Lắng nghe chính là một biểu hiện của yêu thương.
3. Phân tích, bàn luận vấn đề.
- Tại sao nói “Lắng nghe là một biểu hiện của yêu thương”?
+ Lắng nghe trong giao tiếp là biểu hiện của sự tôn trọng chính mình và tôn trọng người đối diện. Từ đó cuộc giao tiếp sẽ đạt hiệu quả và đôi bên có thể có những mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai.
+ Lắng nghe là dùng trái tim để cảm nhận cảm xúc của người đối diện, là dùng thái độ thông cảm và thấu cảm với câu chuyện của người đang chia sẻ. Khi ta thấu cảm với người đối diện cũng là lúc ta cho chính mình cơ hội để hiểu về mình hơn bởi người khác cũng là tấm gương phản chiếu chính ta.
+ Khi lắng nghe với một thái độ chân thành và khiêm tốn, ngoài việc ta học học được những bài học từ câu chuyện của người đối diện, ta còn nhận được sự tôn trọng và chân thành của họ.
+ Lắng nghe bằng trái tim cũng có nghĩa là ta cho mình cơ hội cảm nhận hơi thở của cuộc sống một cách sâu sắc. Đó cũng là cách xây dựng và hoàn thiện bản thân, là con đường phát triển tâm hồn.
+ Biết lắng nghe cũng giúp cho chúng ta có những cơ hội để phát triển và tiến xa hơn trên con đường học tập, sự nghiệp.
- Lắng nghe chân thành khác với sự im lặng vô cảm. Trong sự lắng nghe chân thành, ta cho người khác cơ hội được thổ lộ tâm tình, chia sẻ khó khăn và có thể ta đáp lại họ chỉ bằng sự yên lặng ngồi bên cạnh nhưng trong sự yên lặng đó ta cho đi tình cảm và sự thấu hiểu.
- Ngoài việc lắng nghe người khác thì hãy học cách lắng nghe tiếng nói từ trong tâm trí của mình. Việc lắng nghe tiếng nói trong tâm trí của mình, lùi sâu vào bên trong mình cũng là một cách thức tỉnh bản thân và yêu thương bản thân trọn vẹn.
- Phê phán những người chưa biết lắng nghe hay thích nghe những lời nịnh hót.
4. Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề
Câu 3: Gợi ý Đề 1, thông điệp số 3: Thông điệp về khát vọng cống hiến cho xã hội qua đoạn thơ "Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải
1. Giới thiệu chung và - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về thông điệp: khát vọng cống hiến cho xã hội.
- Giới thiệu nội dung khổ thơ: khát vọng cao cả cống hiến cho đời của tác giả Thanh Hải.
2. Phân tích, cảm nhận
a, Phân tích cảm nhận 2 khổ thơ
- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý:
+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê → giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.
+ Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.
+ Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ → lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người - đất nước.
⇒ Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.
- Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả
+ “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”.
+ Điệp từ “dù là” + hình ảnh tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời.
⇒ Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước.
b. Liên hệ nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long.
- Lẽ sống đẹp đẽ cống hiến cho đời, cho sự phát triển chung của đất nước ta còn bắt gặp ở nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa.
- Người thanh niên ngoài hai mươi tuổi đã lên công tác tại đỉnh Yên Sơn quanh năm mây phủ, một mình sống tại nơi đó nhưng anh không hề thấy cô đơn, lạc lõng, bởi anh có lí tưởng sống cao đẹp phục vụ cho đất nước, phục vụ cho dân tộc.
- Anh coi công việc như một người bạn “ta với công việc là đôi”
- Thấy hạnh phúc khi được làm việc: tin vào ý nghĩa công việc mình làm, dự báo chính xác thời tiết giúp người nông dân sản xuất, từng giúp không quân bắn rơi máy bay.
- Làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao
+ Có những đêm trời lạnh giá anh vẫn trở dậy đo gió, đo mưa.
+ Anh đã vượt lên hoàn cảnh và vượt lên chính mình để hoàn thành công việc. → Tinh thần trung thực và ý thức trách nhiệm với nghề.
- Tất cả đều bắt nguồn từ lí tưởng sống đẹp của anh thanh niên:
+ Anh muốn góp sức mình vào công cuộc dựng xây và bảo vệ cuộc sống mới (công việc của anh giúp ích cho lao động sản xuất và chiến đấu)
+ Anh không lẻ loi, đơn độc mà tìm thấy những người bạn đồng hành trên con đường mình đã chọn: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ địa chất lập bản đồ sét → tất cả đều lặng lẽ và bền bỉ với đời sống, với công việc.
⇒ Anh là hiện thân cho vẻ đẹp của một lớp người đang tích cực góp phần tạo dựng lên cuộc sống mới cho quê hương, đất nước.
⇒ Lí tưởng sống cao đẹp, phục vụ cho đời, cho đất nước là lẽ sống đẹp mà ta có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu. Và những con người như vậy thật đáng trân trọng biết bao.
3. Tổng kết vấn đề
......................................................
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Top 3 bài phân tích khổ 2 Sang thu hay chọn lọc
Top 4 mẫu phân tích khổ cuối bài Sang thu siêu hay
Top 9 bài phân tích nhân vật Từ Hải siêu hay
Top 9 bài phân tích 12 câu đầu Trao duyên siêu hay
Top 7 bài phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay chọn lọc
Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh (2 mẫu)
Top 5 mẫu phân tích khổ 3 4 bài Viếng lăng Bác
Top 12 mẫu phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên hay chọn lọc
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Soạn bài Giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân
-
Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 13
-
Phân tích Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
-
(Mới nhất) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Sóc Trăng 2024
-
(Word) Giáo án Tin học 6 Cánh Diều trọn bộ cả năm 2024
-
(Mới) Đề thi giữa học kì 2 Địa lí 9 Kết nối tri thức
-
Kế hoạch dạy học môn Mĩ thuật lớp 4 Chân trời sáng tạo (Bản 1, 2)
-
Nêu ý nghĩa của đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay?
-
Kế hoạch dạy học Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức file word
-
SKKN: Một số biện pháp rèn năng lực tự học và tự chủ cho học sinh tiểu học (2 mẫu)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Học tập
Tại sao động cơ đốt trong kéo máy phát điện lại phải có bộ điều tốc?
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo công văn 405
Đại học Y Hà Nội điểm chuẩn 2023
(14 môn) Phân phối chương trình lớp 12 Kết nối tri thức file word
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo có đáp án
Vì sao chúng ta cần nuôi dưỡng tình yêu thương và niềm hi vọng trong cuộc sống?