(Mới nhất) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Long An 2024

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Long An 2024 - Ngày 6/6 tới đây các thí sinh lớp 9 trên địa bàn tỉnh Long An sẽ chính thức bước vào kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ nội dung chi tiết đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2024 Long An và gợi ý đáp án môn Văn vào lớp 10 2024 tỉnh Long An, mời các bạn cùng theo dõi.

Theo đó, trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Long An 2024-2025 các thí sinh sẽ phải tham dự 3 môn thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và tiếng Anh với các nội dung thi chủ yếu nằm trong chương trình cấp THCS, chủ yếu là chương trình lớp 9. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi vào 10 môn Văn Long An 2024, mời các em cùng tham khảo.

1. Đáp án đề Văn thi vào lớp 10 Long An 2024

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn tiếng Văn tỉnh Long An 2024 đang được các thầy cô giải. Các em nhấn F5 liên tục để xem đáp án mới nhất.

Đáp án đề Văn thi vào lớp 10 Long An 2024

Đáp án đề Văn thi vào lớp 10 Long An 2024

Đáp án đề Văn thi vào lớp 10 Long An 2024

2. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Long An 2024-2025

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Long An 2024-2025

3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Long An 2023

Đáp án đề Văn vào 10 Long An đang được các thầy cô giải. Các em mở sẵn bài viết, chờ 1 lúc rồi nhấn F5 để xem đáp án.

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Long An 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Long An 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Long An 2023

4. Đề thi vào 10 môn Văn Long An 2023

Đề thi vào 10 môn Văn Long An 2023

5. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Long An 2022

I. ĐỌC HIỂU:

1.

- Tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa.

- Tác giả: Nguyễn Thành Long,

2.

- Nhân vật “cháu” là: anh thanh niên.

- Qua đoạn trích trên cho thấy nhân vật “cháu” là một người có lí tưởng sống đẹp, khiêm tốn.

- Khởi ngữ: Đối với cháu.

- Tác dụng: Xác định đề tài được nói đến trong câu.

4.

- nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng > lời dẫn gián tiếp. - “Thế là một – hòa nhé!”=>lời dẫn trực tiếp.

II. LÀM VĂN:

Cách giải:

a. Yêu cầu về mặt hình thức: Viết đúng cấu trúc một bài văn nghị luận văn học.

b. Yêu cầu về mặt nội dung: Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ – Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác và những suy ngẫm của ông khi vào viếng lăng Bác.

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả: Là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của lực lượng văn nghị giải phóng miền Nam. Thơ Viễn Phương tập trung khám phá ngợi ca vẻ đẹp của nhân dân, đất nước trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Lối viết của ông nhỏ nhẹ, trong sáng, giàu cảm xúc và lãng mạn.

- Giới thiệu tác phẩm: Tác phẩm được in trong tập “Như mây mùa xuân” –với cảm hứng chủ đạo là niềm xúc động, thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và niềm tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.

2. Thân bài:

a. Cảm xúc của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác: - Bồi hồi, xúc động “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” + Cặp đại từ xưng hô “con – Bác” là cách xưng hô gần gũi, thân thiết của người miền Nam, vừa thể hiện sự tôn kính với Bác vừa bộc lộ tình cảm yêu thương dành cho một người ruột thịt, một người bề trên trong gia đình. Đọc câu thơ tưởng như Viễn Phương là một người con xa xứ nay mới được trở về bên người cha của mình.

+ Cách nói giảm nói tránh “thăm” làm giảm bớt nỗi đau thương, mất mát, đồng thời khẳng định sự bất tử của Người trong lòng những người con nước Việt.

-> Câu thơ giản dị như một lời kể nhưng lại thấm đượm bao nỗi bồi hồi, xúc động của nhà thơ, sau bao mong nhớ, đợi chờ, nay mới được đến viếng lăng Bác.

- Ấn tượng đậm nét hiện lên trước mắt nhà thơ: “hàng tre bát ngát”.

+ Đây là hình ảnh thực làm nên quang cảnh đẹp cho lăng Bác, mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi của làng quê, đất nước Việt.

+ Đấy cũng là hình ảnh chưa nhiều sức gợi: “hàng tre xanh xanh” gợi vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam với sức sống tràn trề; bão táp...thẳng hàng” là vẻ đẹp cứng cỏi, kiên cường, bền bỉ, hiên ngang, bất khuất của con người Việt Nam. Hình ảnh hàng tre bao quanh lăng là biểu tượng của cả dân tộc đang quây quần bên Người, thể hiện tình cảm của người dân miền Nam nói riêng, con người VN nói chung dành cho Bác. => Khổ thơ đầu tiên là niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác.

b. Những cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác:

- Là nỗi tiếc thương, lòng biết ơn sâu nặng dành cho công lao của Bác.

+ Sáng tạo hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: mặt trời trên lăng - mặt trời tự nhiên, mặt trời trong lăng - ẩn dụ cho Bác. Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân tộc thoát khỏi kiếp sống nô lệ, khổ đau. Hình ảnh ẩn dụ đã vừa khẳng định, ngợi ca sự vĩ đại của Người vừa thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của cả dân tộc đối với Người.

+ Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày” gợi dòng thời gian vô tận và sự sống vĩnh cửu; mang giá trị tạo hình, vẽ lên quang cảnh những đoàn người nối tiếp nhau không dứt, lặng lẽ và thành kính vào viếng Bác. Lối nói “đi trong thương nhớ” thể hiện nỗi tiếc thương, nhớ nhung lớn lao của bao thế hệ người dân Việt Nam trong giây phút vào lăng viếng Bác.

+ “Tràng hoa dâng 79 mùa xuân”: 79 năm cuộc đời Người đã hiến dâng trọn vẹn cho quê hương, đất nước. Nó được kết từ hàng ngàn, hàng vạn trái tim để bày tỏ niềm tiếc thương, kính yêu vị cha già dân tộc. Đó cũng là cách để nhà thơ khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc.

3. Tổng kết:

- Nội dung:

+ Thể hiện tình cảm chân thành, tha thiết của cả dân tộc Việt Nam dành cho Bác.

+Qua đó, khám phá, ngợi ca truyền thống ân nghĩa, thủy chung của dân tộc ta.

- Nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ giản dị, gần gũi, giàu sức gợi.

+ Giọng điệu vừa chân thành, trang nghiêm, vừa sâu lắng vừa tha thiết, đau xót tự hào.

+ Hình ảnh thơ vừa mang nghĩa thực vừa giàu giá trị tượng trưng.

6. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 2022 Long An môn Văn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2022–2023 LONG AN

Môn thi: NGỮ VĂN (Công lập) ĐẺ CHÍNH THỨC

Ngày thi: 23/7/2022

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 01 trang)

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!". Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ở, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? (1,0 điểm)

Câu 2. Nhân vật xung “chát” trong đoạn trích trên là ai? Đoạn trích trên thể hiện những nét đẹp nào của nhân vật đó? (1,5 điểm)

Câu 3. Xác định khởi ngữ trong đoạn trích. Nêu công dụng của khởi ngữ. (1,0 điểm)

Câu 4. Tìm các lời dẫn có trong đoạn trích. Cho biết mỗi lời dẫn đó được dẫn theo cách nào? (1,5 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày đông người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân..."

(Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai)

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3.738
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm