Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Khánh Hòa 2023

Đề thi tuyển sinh lớp 10 Khánh Hòa môn Văn 2023 - Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đọc đề thi vào lớp 10 2023 môn Văn tỉnh Khánh Hòa, gợi ý đáp án đề Văn vào 10 Khánh Hòa cùng với đề Văn vào 10 Khánh Hòa các năm để các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nghiên cứu chuẩn bị tốt cho kì thi vào lớp 10.

Lưu ý: Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 2023 môn Văn Khánh Hòa sẽ được Hoatieu cập nhật ngay sau khi các thí sinh kết thúc thời gian làm bài thi.

1. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Khánh Hòa 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Khánh Hòa 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Khánh Hòa 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Khánh Hòa 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Khánh Hòa 2023

2. Đề thi vào 10 môn Văn Khánh Hòa 2023

Đề thi vào 10 môn Văn Khánh Hòa 2023

3. Kỳ thi vào lớp 10 năm 2023 tỉnh Khánh Hòa

Thời gian thi tuyển sinh vào lớp 10 ở tỉnh Khánh Hòa được tiến hành trong hai ngày 05 và 06/6/2023 theo lịch.

4. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Khánh Hòa 2022

I. ĐỌC HIỂU:

1. Phương thức biểu đạt chính là: Biểu cảm.

2. Nếu không có bầu trời thì: màu sắc thành vô nghĩa, trái đất không không nhà, trái đất mồ côi.

3.

Câu thơ trên có thể hiểu đôi mắt trẻ thơ chất chứa tương lai, niềm hi vọng của nhân loại. Đôi mắt ấy cũng như những vì sao sáng thắp lên niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai tốt đẹp.

4.

Học sinh lựa chọn thông điệp khiến cuộc sống tốt đẹp hơn và đưa ra lí giải phù hợp.

Gợi ý:

- Thông điệp em muốn đưa ra để có cuộc sống tốt đẹp hơn đó là thế giới không còn chiến tranh.

- Vì: Khi thế giới không còn chiến tranh con người, đặc biệt là trẻ em sẽ được quan tâm và phát triển mọi mặt về y tế, giáo dục. Những trẻ em sẽ được sống trong cuộc sống yên bình, sống trong vòng tay yêu thương của gia đình, thầy cô, bạn bè. ....

II. LÀM VĂN:

Câu 1:

Cách giải:

a. Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn 200 chữ.

b. Yêu cầu nội dung:

* Xác định đúng vấn đề nghị luận:

Những việc cần làm để xóa bỏ ngăn cách giữa người với người.

* Bàn luận:

- Khoảng cách giữa người với người là gì? Khoảng cách giữa người với người được hiểu là những khoảng trống giữa con người với nhau mà ở đó, con người không tìm được sự tương đồng, tiếng nói chung, sự gần gũi hay sự thông cảm.

- Khoảng cách giữa người với người được tạo ra do đâu?

+ Khoảng cách giữa người với người được tạo ra do sự xa cách về thời gian, không gian.

+ Khoảng cách giữa người với người được tạo ra từ khoảng cách thế hệ.

+ Khoảng cách giữa người với người được tạo ra từ giai cấp, mức sống, địa vị xã hội,...

- Làm thế nào để xóa bỏ khoảng cách giữa người với người?

+ Đối với những người thân yêu, chúng ta hãy cố gắng yêu thương nhiều hơn, cố gắng chia sẻ, cảm thông để xóa đi khoảng cách thế hệ, gắn kết những người thân lại với nhau.

+ Đối với các mối quan hệ xã hội, chúng ta hãy biết cách đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy nghĩ từ đó thấu hiểu và chia sẻ với họ. Điều ấy sẽ giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách giữa người với người

+Con người hãy học cách cho đi yêu thương, đặt cái tôi vị kỉ xuống để thu hẹp khoảng cách giữa con người với nhau. + Biết trân trọng những giá trị tinh thần, không vì vật chất mà có sự phân biệt, xa cách với người khác. + Sống bao dung, tích cực, trân trọng các mối quan hệ trong cuộc sống. Thường xuyên giữ liên lạc với người thân, bạn bè. Không để công việc bận rộn cuốn đi mà quên mất những người xung quanh mình. - Bàn luận mở rộng: + Hiện nay trong cuộc sống có rất nhiều người vì cuộc sống bộn bề mà dần tạo ra khoảng cách giữa những người thân bạn bè. Dần dần sẽ đánh mất những mối quan hệ quý giá. Điều đó sẽ khiến cuộc sống chúng ta trở nên vô vị, tẻ nhạt và không có ý nghĩa.

Câu 2: Cách giải:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai và nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.

2. Thân bài

* Giới thiệu tình huống truyện

- Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.

- Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động.

Phân tích nhân vật anh thanh niên

- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên:

+Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ.

+ Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu.

+ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh) và => Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình.

- Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người:

+ Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:

• Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng

Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”.

• Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp.

• Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp.

+ Hành động, việc làm đẹp: Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)

+ Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp:

• Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực.

• Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người.

• Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé.

=>Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.

+Anh thanh niên đại diện cho người lao động.

• Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.

• Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh.

- Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc.

- Nhắc nhở thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia.

5. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Khánh Hòa 2022

Sáng nay 3/6, thí sinh thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Khánh Hòa đã làm bài thi môn Ngữ Văn. Dưới đây là đề thi môn Ngữ Văn vào lớp 10 năm 2022 tỉnh Khánh Hòa đầy đủ nhất.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Khánh Hòa 2022

6. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 Khánh Hòa

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2021 - 2022

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Môn thi: NGỮ VĂN

Ngày thi: 03/6/2021

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,00 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Mẹ vẫn luôn ở đây như mọi khi con vấp ngã, con ốm đau, con khóc quấy mẹ biết rất nhiều lần con ghét mẹ đến mức không thèm nhìn dù vẫn thấy trái tim của một đứa con, mẹ biết vẫn luôn là vậy tìm cách từ chối những ân cần... Mẹ vẫn luôn ở đây lúc con mỏi gối chôn chân nhìn ra chung quanh biết cuộc đời xa lạ con không cần làm gì và cũng không cần phải mặc cả mẹ sinh ra con giống như thân cây này mâm một chiếc lá đã có gốc rễ lo về trồng... Mẹ vẫn luôn ở đây để ôm con, con biết không!

(Trích Mẹ vẫn luôn ở đây để ôm con..., Nguyễn Phong Việt, Sao phải đau đến như vậy, NXB Văn hoá - Văn nghệ, 2017, tr.64-65)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra phép liệt kê được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất của đoạn trích.

Câu 3. Em hiểu thế nào về nội dung của hai dòng thơ sau:

mẹ sinh ra con giống như thân cây nảy mầm một chiếc lá

đã có gốc rễ lo vun trồng.. .

Câu 4. Trong cuộc sống, có những đứa con đôi khi tìm cách từ chối những ân cần của cha mẹ. ở vị trí của một người con, theo em, điều đó đáng chê trách hay có thể cảm thông? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,00 điểm)

Câu 1 (2,00 điểm):

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cách thể hiện tình yêu thương của bản thân đối với gia đình.

Câu 2 (5,00 điểm): Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).

7. Đáp án đề thi vào lớp 10 Ngữ Văn tỉnh Khánh Hòa 2021

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Cách giải: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do

Câu 2:

Phép liệt kê trong đoạn trích: Con vấp ngã, con ốm đau, con quấy khóc

Câu 3:

Học sinh có thể giải thích theo ý hiểu của mình, có lý giải

Gợi ý: Hai câu thơ nói đến tình yêu thương vô điều kiện, sự chở che, vun đắp mà người mẹ dành cho đứa con của minh.

Câu 4:

Học sinh trình bày quan điểm của mình, có lý giải.

Gợi ý:

- Đáng trách phụ tấm lòng của cha mẹ, làm tổn thương đến những đấng sinh thành, bỏ lỡ đi tình cảm thiêng liêng nhất.

Cảm thông: Lứa tuổi chưa đủ trưởng thành, suy nghĩ chưa sâu,..... .

II. LÀM VĂN

Câu 1:

I. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề

II. Thân đoạn 

1. Giải thích

Gia đình là nơi sinh thành nuôi dưỡng bồi đắp tâm hồn tình cảm cho con người. Nơi đó có những người thân yêu cha mẹ, ông bà, anh chị em... => Khẳng định tình yêu thương của bản thân đối với gia đình (ông bà, cha mẹ, anh chị)

2. Biểu hiện Cần làm gì để xây dựng và vun đắp hạnh phúc gia đình?

Phải biết yêu thương trân trọng những người thân trong gia đình. Quan tâm đến cha mẹ là việc làm đầu tiên của người con có trách nhiệm với gia đình.

- Ra sức gìn giữ, bảo vệ hạnh phúc của gia đình.

- Con cái thương yêu, kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ

- Học tập có thành tích tốt để ông bà cha mẹ vui

- Con cháu biết trách nhiệm và vai trò của mình để tạo niềm vui cho ông bà, cha mẹ

- Anh chị em trong nhà yêu thương nhau

3. Ý nghĩa

Gia đình có tình cảm gia đình sẽ hạnh phúc

Được mọi người thương yêu, quý mến và tôn trọng

Ông bà cha mẹ tự hào

4. Vai trò của em trong tình cảm gia đình:

Cố gắng học tập và rèn luyện

Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

5. Phê phán:

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không xem trọng hạnh phúc gia đình. Họ sống ích kỉ, chỉ biết đến nhu cầu và lợi ích của bản thân, không thực hiện các nghĩa vụ đối với gia đình, những người như thế thật đáng chê trách

III. Kết đoạn:

Đây là một tình cảm rất thiêng liêng

Chúng ta cần học tập tốt để đền đáp công ơn của cha mẹ

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở bài :

Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn về tình cha con sâu nặng - Với nhân vật chính là bé Thu . Một cô bé đã phải lớn lên trong một gia đình vắng bóng người cha.

2. Thân bài:

a. Luận điểm l: bé thu trong những ngày đầu gặp cha

*Lúc mới gặp cha:

- Giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác , lạ lùng.

- Mặt tái đi, vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”.

=> Sự hồn nhiên ngây thơ, ngạc nhiên xen lẫn sợ hãi

*Những ngày ông Sáu ở nhà

- Anh Sáu càng vỗ về thì lại càng đẩy ra.

- Không chịu gọi anh Sáu là ba, cứ xem như người lạ.

- Không chịu gọi ba vào ăn cơm, thấy má giận nó chỉ nói trổng.

- Nhờ anh Sáu chắt nước nồi cơm một cách miễn cưỡng, tiếp tục nói trổng.

- Được anh Sáu gắp trứng vào tô nhưng lại hất ra, tuy bị đánh nhưng không khóc rồi chạy sang nhà ngoại.

=> Thể hiện sự mạnh mẽ, pha chút bướng bỉnh.

b. Khi bé thu đã nhận ra cha mình

- Nhận ra tình cha con thật chất, lòng vô cùng ân hận.

- Không còn bướng bỉnh, lạnh lùng.

- Hôn khắp người, ôm chặt không cho cha đi => Lòng thương cha vô bờ bến, biết hối hận về những gì mình đã làm

3. Kết bài:

- Bé Thu tuy có nhiều tính cách khác nhau nhưng suy cho cùng vẫn là một cô bé rất yêu thương cha.

- Bằng cách miêu tả tâm lí và xây dựng hình ảnh nhân vật bé Thu sâu sắc, tác giả đã đem đến người đọc một câu chuyện về tình cha con cảm động.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 9.831
0 Bình luận
Sắp xếp theo