Dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh lớp 8 ngắn nhất
Dàn ý danh lam thắng cảnh lớp 8
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em là một dạng đề văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Nhằm giúp các em học sinh nắm được cách làm bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em mẫu dàn ý thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em ngắn gọn, dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh Sapa, dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh Phú Quốc, dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh Đà Lạt... sẽ giúp các em viết bài được hay hơn.
1. Dàn ý thuyết minh danh lam thắng cảnh lớp 8 ngắn gọn
2. Dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Ninh Bình
A. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh: Việt Nam ta luôn tự hào với muôn vàn danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, nổi tiếng, trong số đó, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đã và đang thu hút được rất nhiều sự chú ý của khách du lịch trong và ngoài nước bởi những cảnh đẹp hùng vĩ, vừa hoang sơ, vừa thơ mộng, giản dị.
B. Thân bài:
Luận điểm 1: Vị trí địa lý
- Tam Cốc – Bích Động có tổng diện tích lên đến 350.3 ha, nằm cách quốc lộ 1A 2 km, cách thành phố Ninh Bình 7 km, cách thành phố Tam Điệp 9 km.
- Tam Cốc – Bích Động nổi tiếng với hệ thống các hang động núi đá vôi tuyệt đẹp và các di tích lịch sử liên quan đến một triều đại lớn của nước ta – triều đại nhà Trần.
Luận điểm 2: Kết cấu
- Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động gồm 2 phần chính: Tam Cốc và Bích Động
- Tam Cốc: có nghĩa là “ba hang” gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả 3 hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng chảy xuyên qua núi.
+ Hang Cả có chiều dài lên đến 127m, với cửa hàng rộng mở, hang đâm xuyên qua một quả núi lớn tạo sự kì thú, hấp dẫn du khách. Đặc biệt khí hậu trong hang khá mát và có nhiều nhũ đá rủ xuống với muôn hình vạn trạng khiến nơi đây như một bức họa của thiên nhiên tạo hóa.
+ Hang Hai nằm cách hang Cả gần 1 km, dài 60 m, trần hang cũng có nhiều nhũ đá rủ xuống rất kỳ lạ.
+ Hang Ba tuy nhỏ hơn hang cả và hang Hai, nhưng xấu tạo trần hang lại có hình vòm đá vô cùng kì lạ.
+ Bên cạnh đó còn có các công trình kiến trúc khác: Đền Thái Vi và Động Thiên Hng.
- Khu Bích Động - Xuyên Thủy Động: Bích Động nằm cách bến Tam Cốc 2 km, có nghĩa là "động xanh", cái tên này do tể tướng Nguyễn Nghiễm, cha của đại thi hào Nguyễn Du đặt cho động năm 1773.
+ Bích Động gồm 1 hang động khô ngự trên lưng chừng núi. Trên đó có công trình kiến trúc nổi tiếng của phật giáo:chùa Bích Động. Bên cạnh đó là một hang động nước chảy xuyên qua lòng núi nên được gọi là Xuyên Thủy động.
+ Xuyên Thủy động là một công trình kiến trúc vô cùng đặc biệt của thiên nhiên tạo hóa. Kết cấu của Xuyên Thủy động như 1 đường ống hình bán nguyệt bằng đá và uốn lượn từ phía Đông sang phía Tây. Trần và vách động thường bằng phẳng, tạo hoá như xếp từng phiến đá lớn thành mái vòm cung, bán nguyệt với muôn hình vạn trạng, góp phần tăng thêm vẻ đẹp kì thú cho động.
Luận điểm 3: Ý nghĩa của danh lam thắng cảnh
- Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động nằm trong quần thể danh thắng Tràng An, được Thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt và được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới.
- Tam Cốc - Bích Động có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách ở cảnh quan tuyệt đẹp và sự thanh bình, không khí trong lành, tươi mát, tràn đầy linh khí. Có thể nói, Tam Cốc - Bích Động vừa in đậm dấu ấn lịch sử nhà Trần, vừa có sức quyến rũ, hấp dẫn từ những hang động bí ẩn, những cảnh đẹp giản dị, thanh bình, lại vừa mang trong mình bầu linh khí của thế giới tâm linh - Phật giáo.
C. Kết bài:
- Không thể phủ nhận, Tam Cốc - Bích Động chính là một niềm tự hào của người dân kinh đô Hoa Lư nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
- Chúng ta cần phải giữ gìn và phát triển những giá trị tự nhiên - truyền thống này của dân tộc.
3. Dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh Phú Quốc
A - Mở bài: Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh (bạn có thể giới thiệu qua về Phú Quốc rồi dẫn vào danh làm bạn muốn thuyết minh)
B - Thân bài:
1 - Giới thiệu về vị trí địa lí.
Bãi Dài là viên ngọc quý của Phú Quốc, dài 15km chạy dọc bờ biển Tây Bắc của đảo từ Gành Dầu đến Cửa Cạn. Từ Bãi Dài có thể nhìn ra 2 hòn đảo nhỏ xinh đẹp là Hòn Dăm và Đồi Mồi. Nhờ được vịnh bao bọc, Bãi Dài được hưởng những con sóng dịu êm, nhẹ nhàng. Bãi đón gió Tây Nam, có nhiều sóng gió vào mùa hè từ tháng 5-10.
2 - Thuyết minh về từng bộ phận của thắng cảnh
Hiện nay chưa có công trình phục vụ khách du lịch nào đáng kể ở Bãi Dài. Nhờ đó, du khách được tận hưởng những cảnh đẹp nguyên sơ, tươi mát đầy cuốn hút.
- Bãi biển: Bãi Dài Phú Quốc có bờ biển dài 1500m, so với Bãi Khem cong cong cánh cung thì Bãi Dài có phần thẳng hơn một chút. Dọc theo bãi biển dài với cát biển cát trắng là hàng dương xanh cao to, mọc theo hàng thẳng tắp. Bên cạnh đó, bãi biển còn đậm chất hoang sơ này có cả rừng già đại thụ lan tận sát biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn tuyệt đẹp tại các cửa sông nhỏ.
- Biển: Biển ở đây trong xanh, ít ghe thuyền neo đậu, lại có sóng biển nhẹ nhàng. Nước biển trong xanh như ngọc bích ở Bãi Dài như thuộc về một nơi khác, tách biệt bởi vẻ thanh thoát trinh nguyên.
- Các đảo nhỏ xung quanh: Cách bờ khoảng 800m có một đảo nhỏ, hòn Đổi Mồi với bãi cát dài trinh nguyên 50m, rất lý tưởng cho khách lặn xem san hô, câu cá.
3. Vị trí của thắng cảnh đối với Việt Nam và trên thế giới:
- Được bầu chọn là đứng đầu trong 13 bãi biển hoang sơ và đẹp nhất thế giới.So với những bãi biển nổi tiếng khác của Việt Nam như Bãi biển Mỹ Khê – Đà Nẵng hay Bãi biển An Bàng – Hội An, Bãi Dài của Phú Quốc có được lợi thế hoang sơ của thiên nhiên chưa bị ảnh hưởng nhiều của ngành công nghiệp không khói.
- Bãi Dài được coi là hòn ngọc quý góp phần làm nên danh tiếng của Phú Quốc, là thiên đường bình yên của nắng vàng cát trắng trong lòng du khách.
C - Kết bài: Khái quát tầm quan trọng của danh lam, đưa ra dự đoán hướng phát triển trong tương lai.
4. Dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh Đà Lạt
I. Mở bài
Giới thiệu khái quát về Đà Lạt: Nhắc đến Đà Lạt, dù là người mới chỉ đến lần đầu cũng có biết bao điều muốn chia sẻ, muốn bộc bạch, và đặc biệt sẽ kể về Đà Lạt bằng tâm hồn say sưa nhất.
II. Thân bài:
- Đặc điểm vị trí:
+ Một thành phố nhỏ của tỉnh Lâm Đồng
+ Nằm trên cao nguyên Lâm Viên
- Đặc điểm thiên nhiên, khí hậu
- Khí hậu, thời tiết
- Cảnh quan
- Con người và cuộc sống Đà Lạt
- Tính cách người Đà Lạt
- Sự phát triển du lịch
* Các địa điểm du lịch:
- Hồ Xuân Hương
- Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt
- Dinh Bảo Đại
- Thung lũng tình yêu.
- Núi Langbiang.
III. Kết bài:
Cảm nhận về Đà Lạt: Có thể nói, Đà Lạt như một bông hoa đẹp giữa một rừng hoa của Việt Nam, là người con gái đẹp mà trải qua thời gian càng đẹp hơn, càng được nhiều người mến mộ hơn.
5. Dàn ý thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em - Chùa Keo Thái Bình
1. Mở bài
- Giới thiệu danh thắng chùa Keo, Thái Bình, có thể sử dụng lời thơ để dẫn dắt:
" Dù cho cha đánh, mẹ treo
Cũng không bỏ hội chùa Keo hôm rằm."
- Đây là ngôi chùa cổ lâu đời nhất, độc đáo nhất và là biểu tượng, niềm tự hào của người dân Thái Bình.
2. Thân bài
a) Giới thiệu khái quát
- Vị trí địa lí: Cách thủ đô Hà Nội khoảng 110 km
- Chùa Keo tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Diện tích: 58000 km2
- Phương tiện di chuyển: Có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô.
- Khung cảnh khái quát: Chùa nằm ven chân đê sông Hồng, giữa những cánh đồng lúa xanh rờn thẳng cánh cò bay, cây cối tươi tốt quanh năm bởi nước phù sa bồi đắp.
b) Nguồn gốc và lịch sử hình thành
- Đây là ngôi chùa cổ, đã tồn tại khoảng 400 năm, năm bắt đầu xây dựng là 1630, đến năm 1632 thì hoàn thành.
- Xây dựng theo phong cách kiến trúc thời Lê.
- Lịch sử hình thành: Trước đây, chùa có tên gọi là Nghiêm Thần Quang, do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng tại Giao Thủy (Nam Định); nhưng sau đó trải qua nhiều đợt lụt, mua lũ lớn đã cuốn trôi ngôi chùa. Dân cư nơi này đã bỏ quê ra đi, nửa đến Đông Nam hữu ngạn của sông Hồng, định cư và xây dựng chùa Keo (Hành Thiện) nay thuộc Nam Định; phần dân còn lại vượt sông đến vùng Đông Bắc tả ngạn của sông Hồng, định cư và xây dựng chùa Keo thuộc Thái Bình ngày nay.
- Tên gọi: Chùa Keo (Thái Bình) có tên khác là Thần Quang Tự, Keo là tên gọi Nôm của Giao Thủy.
c) Kiến trúc chùa Keo
- Toàn bộ gỗ làm chùa đều là gỗ lim, rất chắc chắn bởi vậy dù trải qua nhiều biến đổi của thời gian nhưng đây là một trong số những ngôi chùa cổ còn giữ được nguyên vẹn đến tận ngày nay.
- Cấu tạo:
+ Tổng gồm 16 tòa, 126 gian trong đó có 12 tòa và 102 gian chính.
+ Kiến trúc chính gồm: Tam quan nội, ngoại, Chùa Phật, các tòa bao gồm chùa Ông Hộ, Ống Muống, Tam Bảo, Đền Thánh, Giá Roi, Thiêu Hương, Phụ Quốc, Thượng Điện và Gác Chuông. Ngoài ra còn có các khu tăng xá, nhà khách, khu nhà dành cho ban quản lí chùa.
+ Kiến trúc tiêu biểu: Gác Chuông có kiến trúc độc đáo tiêu biểu cho kiến trúc thời Lê, cao 11 mét, gồm 3 tầng (tầng 1 treo chiếc khánh đá dài 1 mét 2, tầng 2 là quả chuông đồng cao 1 mét 3 đúc vào thời vua Lê Hy Tông, tầng 3 và tầng trên cùng treo chiếc chuông nhỏ cao hơn nửa mét. Đặc biệt nhất là mái gác chuông có kết cấu gần 100 đàn đầu voi; toàn bộ khung đều làm bằng gỗ chắc gắn với nhau bằng mộng.
- Chùa bố trí, sắp xếp giàn tượng pháp thành các lớp và lưu giữ một số lượng lớn các bảo vật, cổ vật có giá trị hàng trăm năm: Đồ gốm, nhang án thời Lê, đôi chân đèn thời Mạc,...
- Khung cảnh chùa Keo, Thái Bình:
+ Mặt nước ở cả 3 mặt trước và hai bên tạo ra không gian thoáng đãng tạo cảm giác ngôi chùa vươn cao giống như đóa hoa sen giữa mặt hồ.
+ Các tòa tháp, các gian được bố trí đơn giản, tỉ lệ cân đối, không quá đồ sộ nhưng cũng không nghèo nàn.
+ Ngoại cảnh: Bao quanh bởi nhiều cây cổ thụ xanh tốt quanh năm tạo vẻ cổ kính, trong khuôn viên chùa trồng rất nhiều loài hoa quý, cây xanh...
- Lễ hội chùa Keo diễn ra hằng năm vào ngày 13, 14, 15 tháng 9 (Âm lịch) để tưởng nhớ đến Thiền sư Không Lộ, ngoài phần lễ rước kiệu, cúng Thánh trang nghiêm long trọng, chùa còn tổ chức phần hội với các trò chơi dân gian, diễn xướng....
d) Giá trị về lịch sử, văn hóa của chùa Keo với:
- Địa phương: Là biểu tượng, niềm tự hào của tỉnh Thái Bình.
- Đất nước: Là một trong số danh thắng có kiên trúc độc đáo bậc nhất trong cả nước.
+ Top 10 di tích cổ nhất ở Việt Nam.
+ Năm 1962, chùa Keo được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia.
+ Năm 2012, chùa được Nhà nước xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị, ý nghĩa của chùa Keo.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về danh thắng đặc biệt này.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Thuyết minh về phong tục lì xì ngày Tết
Top 10 bài Thuyết minh về món ăn mà em yêu thích
(3 mẫu) Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi ô ăn quan
Thuyết minh về ngôi trường em đang học
(Mới cập nhật) 11 bài thuyết minh về một lễ hội ở địa phương em siêu hay
Giới thiệu về Tam Cốc Ninh Bình
(12 mẫu) Thuyết minh về quy tắc, luật lệ một trò chơi dân gian siêu hay
Gợi ý cho bạn
-
Nhận xét về cách đặt nhan đề bài thơ Ta đi tới
-
Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn
-
Cảm nhận về một hình ảnh đặc sắc trong một bài thơ thu của Nguyễn Khuyến (3 mẫu)
-
Soạn văn bản Những ngôi sao xa xôi lớp 8
-
Nói và nghe Giới thiệu về một cuốn sách truyện trang 31
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27