Quy chế bầu cử tại Đại hội các chi bộ trực thuộc

Tải về

Hướng dẫn thực hiện quy chế bầu cử trong Đảng

Trích quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI dùng cho đại hội Đảng viên của chi bộ trực thuộc được hoatieu.vn sưu tầm và đăng tải trong bài viết này. Mời các bạn tham khảo hướng dẫn thực hiện quy chế bầu cử trong Đảng, quy chế bầu cử tại Đại hội các chi bộ trực thuộc.

Hướng dẫn 04-HD/TW

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
--------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 244-QĐ/TW

Hà Nội, ngày 9 tháng 6 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BẦU CỬ TRONG ĐẢNG

- Căn cứ Điều lệ Đảng;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XI;

- Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI,

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

QUYẾT ĐỊNH

1- Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng kèm theo Quyết định này.

2- Các cấp uỷ và tổ chức đảng có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Quy chế. Ban Bí thư hướng dẫn thực hiện Quy chế.

3- Quy chế này thay thế Quy chế bầu cử trong Đảng được ban hành kèm theo Quyết định số 220-QĐ/TW, ngày 17-4-2009 của Bộ Chính trị khoá X và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

T/M BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
TỔNG BÍ THƯ




Nguyễn Phú Trọng

QUY CHẾ BẦU CỬ TRONG ĐẢNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI)

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

Quy chế này được áp dụng đối với việc bầu cử trong Đảng từ chi bộ đến Ban Chấp hành Trung ương.

Việc bầu cử ở Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng do Đại hội quy định.

Tổ chức Đảng giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được vận dụng theo Quy chế này.

Điều 2. Nguyên tắc bầu cử

Việc bầu cử trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bình đẳng, trực tiếp, đa số quá bán.

Điều 3. Hình thức bầu cử

1- Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:

- Bầu ban chấp hành chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).

- Bầu bí thư, phó bí thư chi bộ.

- Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

- Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.

2- Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp:

- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, ban kiểm phiếu...).

- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

Chương II. NHIỆM VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHỤ TRÁCH BẦU CỬ

Điều 4. Nhiệm vụ của cấp uỷ triệu tập đại hội

1- Chuẩn bị các vấn đề về nhân sự đại biểu, đề án nhân sự cấp uỷ và kế hoạch tổ chức đại hội.

3- Quyết định và thông báo thời gian khai mạc đại hội trước 30 ngày làm việc.

5- Cung cấp tài liệu cho đoàn chủ tịch để trả lời các vấn đề do đảng viên yêu cầu liên quan đến các ứng cử viên.

Điều 5. Nhiệm vụ của đoàn chủ tịch

1- Điều hành việc bầu cử

2- Hướng dẫn để đại hội thảo luận, quán triệt tiêu chuẩn cấp ủy viên, số lượng, cơ cấu cấp ủy; tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

3- Đề cử danh sách nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị. Hướng dẫn việc ứng cử, đề cử.

4- Tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định.

5- Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với những người ứng cử, được đề cử. Lập danh sách bầu cử, lấy biểu quyết của đại hội thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

6- Giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu, trưởng ban kiểm phiếu để đại hội biểu quyết. Chỉ đạo hoạt động của ban kiểm phiếu, phổ biến quy tắc, thủ tục bầu cử trong đại hội.

7- Giải đáp những ý kiến của đại biểu về nhân sự trong quá trình chuẩn bị bầu cử.

Điều 6. Nhiệm vụ của đoàn thư ký

1- Ghi biên bản tổng hợp ý kiến thảo luận, dự thảo các văn bản kết luận, nghị quyết của đoàn chủ tịch, của đại hội liên quan đến bầu cử.

2- Giúp đoàn chủ tịch tổng hợp kết quả ứng cử, đề cử phục vụ cho việc lập danh sách bầu cử trước khi đại hội bầu ban kiểm phiếu.

Điều 7. Ban kiểm phiếu

1- Ban kiểm phiếu là cơ quan giúp việc bầu cử của đại hội do đoàn chủ tịch giới thiệu, đại hội biểu quyết thông qua. Ban kiểm phiếu gồm một số đảng viên chính thức trong đại hội đảng viên không có tên trong danh sách bầu cử.

Số lượng ban kiểm phiếu ở đại hội các cấp do đoàn chủ tịch đại hội lựa chọn, giới thiệu; đại hội biểu quyết thông qua.

2- Ban kiểm phiếu có nhiệm vụ:

- Hướng dẫn cách thức bỏ phiếu, kiểm tra, niêm phong thùng phiếu, phát phiếu trực tiếp cho đại biểu, kiểm số phiếu phát ra và phiếu thu về báo cáo đại hội, kiểm phiếu bầu.

- Xem xét và kết luận về các phiếu không hợp lệ và những ý kiến khiếu nại về việc bầu cử trong đại hội.

- Lập biên bản kiểm phiếu báo cáo với đoàn chủ tịch và công bố kết quả bầu cử; ký vào biên bản bầu cử, niêm phong phiếu bầu và chuyển cho đoàn chủ tịch đại hội để bàn giao cho cấp uỷ khoá mới lưu trữ theo quy định.

Ngoài ban kiểm phiếu, không ai được đến nơi ban kiểm phiếu đang làm việc.

Chương III. ỨNG CỬ, ĐỀ CỬ, BẦU CỬ, DANH SÁCH BẦU CỬ, PHIẾU BẦU CỬ

Điều 9. Ứng cử

Ứng cử được áp dụng trong các trường hợp sau:

1- Đảng viên chính thức ứng cử tại đại hội đảng viên mà mình là thành viên của tổ chức đảng đó.

3- Cấp ủy viên có quyền ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này). Trường hợp đại hội chi bộ không bầu chi ủy, đảng viên chính thức có quyền ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư.

Điều 10. Thủ tục ứng cử

1- Đảng viên chính thức ở đại hội đảng viên ứng cử trực tiếp tại đại hội hoặc gửi đơn đến đoàn chủ tịch đại hội.

Điều 11. Đề cử

Đề cử được áp dụng trong các trường hợp sau:

1- Đoàn Chủ tịch (chủ tịch) đại hội đề cử danh sách nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị.

2- Ở đại hội đảng viên, đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị đều có quyền đề cử đảng viên chính thức của chi bộ để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên hoặc để được bầu vào cấp uỷ cấp mình.

Điều 12. Thủ tục đề cử

1- Ở Đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức của tổ chức đảng cấp mình bằng hình thức đề cử trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đoàn chủ tịch đại hội.

Điều 13. Việc ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư

1- Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy.

Điều 14. Ứng cử, đề cử làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp

1- Ở đại hội đảng viên, chỉ đảng viên chính thức mới được ứng cử ở đại hội cấp mình để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị có quyền đề cử đảng viên chính thức để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội cấp trên.

3- Đoàn chủ tịch đại hội đề cử nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

Điều 15. Quyền bầu cử

1- Chỉ đảng viên chính thức của đại hội mới có quyền bầu cấp uỷ cấp mình và bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

2- Ở đại hội đảng viên, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị không có quyền bầu cử.

Điều 16. Quy định về số dư và danh sách bầu cử

1- Số lượng ứng cử viên trong danh sách bầu cử cấp ủy phải nhiều hơn số lượng cần bầu; số dư tối đa do đại hội quyết định nhưng không quá 30% số lượng cần bầu, trong đó cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị số lượng nhân sự cấp ủy có số dư từ 10% - 15%.

2- Danh sách ứng cử viên do cấp ủy cấp triệu tập đại hội chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức với đại hội.

3- Đại hội thảo luận và biểu quyết lập danh sách như sau:

- Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội đề cử, do đại biểu đại hội đề cử và người ứng cử chưa đủ số dư 30% so với số lượng cần bầu thì đại hội quyết định (có thể lấy danh sách đó làm danh sách bầu cử).

- Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy triệu tập đề cử, do đại biểu đại hội đề cử và người ứng cử nhiều hơn 30% so với số lượng cần bầu thì xin ý kiến đại hội về những người được đại biểu đại hội đề cử và người ứng cử. Căn cứ kết quả xin ý kiến, lựa chọn theo số phiếu đồng ý từ cao đến thấp để lập danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 30% so với số lượng cần bầu.

Trường hợp danh sách bầu cử đã đủ số dư 30% mà ở cuối danh sách có nhiều người có số phiếu bằng nhau thì đại hội xem xét, quyết định lựa chọn theo cơ cấu, tuổi đảng, hoặc có thể để số dư cao hơn 30% so với số lượng cần bầu.

4- Danh sách bầu cử xếp thứ tự tên người theo vần A,B,C...; nếu có nhiều người trùng tên thì xếp theo họ; nếu trùng cả họ thì xếp theo tên đệm; nếu cả 3 dữ kiện này đều trùng thì người có tuổi đảng cao hơn được xếp tên trên.

5- Trường hợp cần bầu lấy số lượng 1 người thì danh sách bầu cử là 2 người; bầu lấy số lượng 2 người thì danh sách bầu cử là 3 người; bầu lấy số lượng từ 3 người trở lên thì danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 1/3 số lượng cần bầu.

6- Nếu bầu một lần chưa đủ số lượng quy định, có bầu tiếp hay không do đại hội quyết định. Danh sách bầu cử lần sau phải có số dư lấy theo kết quả bầu cử lần trước từ cao đến thấp của những người chưa trúng cử.

Điều 17. Phiếu bầu cử

1- Phiếu bầu in họ và tên những người trong danh sách bầu cử; đóng dấu của cấp uỷ triệu tập đại hội ở góc trái phía trên của phiếu bầu.

Người bầu cử nếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử thì gạch giữa cả chữ họ và tên của người mà mình không bầu.

Trường hợp danh sách bầu không có số dư, phiếu bầu được chia làm 4 cột là: số thứ tự; họ và tên; đồng ý; không đồng ý. Người bầu cử đánh dấu X vào ô đồng ý hoặc ô không đồng ý tương ứng với họ và tên người trong danh sách bầu cử.

2- Phiếu hợp lệ và không hợp lệ:

- Phiếu hợp lệ là phiếu do ban kiểm phiếu phát ra, phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng cần bầu; phiếu bầu mà danh sách bầu cử chỉ có một người, người bầu cử đánh dấu X vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý; phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) của một người hoặc một số người trong danh sách bầu cử.

- Phiếu không hợp lệ là phiếu không do ban kiểm phiếu phát ra; phiếu bầu nhiều hơn số lượng quy định; phiếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử nhiều người; phiếu đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý trong danh sách bầu cử chỉ có một người; phiếu bầu người ngoài danh sách bầu cử; phiếu có đánh dấu hoặc dùng nhiều loại mực; phiếu ký tên hoặc viết thêm.

Điều 18. Danh sách trích ngang của các ứng cử viên

Chương IV. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BẦU CỬ

Điều 19. Bầu cấp uỷ

1- Đoàn chủ tịch đại hội báo cáo với đại hội về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng của cấp uỷ khoá mới do cấp uỷ cấp triệu tập đại hội chuẩn bị; đại hội thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu cấp ủy khóa mới, biểu quyết về số lượng cấp uỷ viên (theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên về khung số lượng cấp uỷ viên ở mỗi chi bộ).

2- Đoàn chủ tịch đại hội đề cử danh sách nhân sự do cấp uỷ cấp triệu tập đại hội chuẩn bị.

3- Tiến hành ứng cử, đề cử.

4- Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử, đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định.

Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với các trường hợp ứng cử, được đề cử (nếu cần).

5- Lập danh sách bầu cử; lấy biểu quyết của đại hội thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

6- Đoàn chủ tịch giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu gồm một trưởng ban và một số uỷ viên là những đại biểu không có tên trong danh sách bầu cử. Đại hội biểu quyết thông qua danh sách ban kiểm phiếu.

7- Ban kiểm phiếu hướng dẫn cách thức bỏ phiếu; kiểm tra và niêm phong thùng phiếu trước khi bỏ phiếu; phát phiếu bầu cử cho đại biểu. Đại hội tiến hành bầu cử; ban kiểm phiếu tiến hành kiểm tổng số phiếu phát ra, thu về báo cáo đại hội; kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử cấp uỷ khoá mới.

8- Bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng cấp uỷ khoá mới, có bầu tiếp hoặc không bầu tiếp do đại hội xem xét, quyết định.

9- Đại hội chi bộ trực tiếp bầu chi uỷ, sau đó bầu bí thư, phó bí thư trong số chi uỷ viên; nơi không bầu chi uỷ thì chi bộ bầu bí thư, nếu cần thì bầu phó bí thư chi bộ.

Điều 20. Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên

1- Khi bầu đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ cấp trên, danh sách bầu đại biểu chính thức và dự khuyết được lập chung một danh sách; bầu đại biểu chính thức trước, số còn lại bầu đại biểu dự khuyết. Trường hợp bầu đại biểu chính thức đã đủ số lượng mà vẫn còn một số đại biểu có số phiếu được bầu nhiều hơn một nửa so với số đảng viên được triệu tập hoặc nhiều hơn một nửa so với số đại biểu được triệu tập, thì đại biểu dự khuyết được lấy trong số các đại biểu đó theo kết quả được bầu từ cao xuống thấp. Nếu còn thiếu đại biểu dự khuyết theo quy định, có bầu tiếp hay không bầu tiếp do đại hội quyết định.

2- Danh sách bầu cử lần sau có giới thiệu bổ sung đại biểu ngoài danh sách bầu cử lần trước hay không do đại hội quyết định.

Sau khi được bầu, bí thư điều hành ngay công việc của cấp uỷ khoá mới, được ký văn bản với chức danh bí thư; bí thư khóa trước bàn giao công việc cho bí thư mới trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi có bí thư mới. Trường hợp chưa bầu được chức danh bí thư thì một đồng chí phó bí thư được cấp ủy ủy nhiệm ký các văn bản với chức danh phó bí thư.

Điều 21. Bầu đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị ở phiên họp đầu tiên của cấp uỷ khoá mới

1- Đồng chí bí thư hoặc phó bí thư khoá trước được tái cử hoặc đồng chí được cấp uỷ cấp trên uỷ nhiệm (nếu bí thư, phó bí thư khóa trước không tái cử) làm triệu tập viên, khai mạc và chủ trì phiên họp cho đến khi bầu xong đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị. Riêng ở Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương thì thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 25 Quy chế này.

2- Bầu đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị với số lượng từ 1 đến 3 đồng chí; Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương là 5 đồng chí.

3- Đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị (sau đây gọi chung là đoàn chủ tịch) báo cáo để cấp uỷ thông qua chương trình làm việc và tiến hành các thủ tục bầu cử.

Điều 22. Bầu ban thường vụ

Số lượng uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ được bầu thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị và hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên, nhiều nhất không quá 1/3 số lượng cấp uỷ viên do đại hội đã bầu.

1- Đoàn chủ tịch hội nghị báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu và đề nghị số lượng uỷ viên ban thường vụ cần bầu.

2- Hội nghị cấp uỷ thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu ban thường vụ, biểu quyết số lượng uỷ viên ban thường vụ.

3- Đoàn chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được cấp ủy khóa trước giới thiệu vào ban thường vụ khóa mới.

4- Tiến hành ứng cử, đề cử.

5- Họp tổ để thảo luận (nếu cần).

6- Đoàn chủ tịch báo cáo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.

Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).

7- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử ban thường vụ.

8- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

Điều 23. Bầu bí thư, phó bí thư cấp uỷ

Những đồng chí ứng cử hoặc được đề cử vào danh sách để bầu giữ chức vụ bí thư, phó bí thư phải là những đồng chí đã trúng cử uỷ viên ban thường vụ; nơi không có ban thường vụ thì những đồng chí ứng cử, được để cử giữ chức vụ bí thư, phó bí thư phải là những đồng chí đã trúng cử cấp ủy viên.

Số lượng phó bí thư được bầu ở mỗi cấp uỷ thực hiện theo quy định của Trung ương và hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên.

1- Đoàn chủ tịch hội nghị báo cáo về yêu cầu bầu bí thư, phó bí thư.

2- Đoàn chủ tịch báo cáo với hội nghị những đồng chí được cấp ủy khóa trước và cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu để được bầu giữ chức bí thư, phó bí thư; báo cáo kết quả phiếu giới thiệu của đại hội đối với chức danh bí thư (nếu có).

3- Tiến hành ứng cử, đề cử.

4- Đoàn chủ tịch báo cáo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.

Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).

5- Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết danh sách bầu cử bí thư, phó bí thư.

6- Bầu cử (bầu bí thư trước, bầu phó bí thư sau).

7- Kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

Sau khi được bầu, bí thư điều hành ngay công việc của cấp uỷ khoá mới, được ký văn bản với chức danh bí thư; bí thư khóa trước bàn giao công việc cho bí thư mới trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi có bí thư mới. Trường hợp chưa bầu được chức danh bí thư thì một đồng chí phó bí thư được cấp ủy ủy nhiệm ký các văn bản với chức danh phó bí thư.

Điều 24. Bầu uỷ ban kiểm tra

Uỷ ban kiểm tra các cấp được lập từ đảng uỷ cơ sở trở lên, do hội nghị cấp uỷ cùng cấp bầu; thành viên ủy ban kiểm tra gồm một số đồng chí trong cấp ủy và một số đồng chí ngoài cấp ủy. Đại hội chi bộ (đảng ủy bộ phận) không bầu ủy ban kiểm tra mà phân công chi ủy viên hoặc đảng viên làm công tác kiểm tra.

1- Đoàn chủ tịch hội nghị báo cáo với hội nghị về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng uỷ viên uỷ ban kiểm tra theo quy định, hướng dẫn của Trung ương và cấp uỷ cấp trên trực tiếp để hội nghị xem xét, quyết định.

2- Hội nghị thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, biểu quyết số lượng uỷ viên ủy ban kiểm tra.

3- Đoàn chủ tịch báo cáo với hội nghị danh sách những đồng chí được cấp ủy khóa trước giới thiệu để bầu ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra và ý kiến của ban thường vụ khóa mới.

4- Tiến hành ứng cử, đề cử.

5- Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.

Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).

6- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

7- Bầu uỷ viên uỷ ban kiểm tra trước, sau đó bầu chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trong số uỷ viên uỷ ban kiểm tra.

8- Kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

9- Uỷ ban kiểm tra bầu phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trong số uỷ viên uỷ ban kiểm tra đã được bầu.

Sau khi được bầu, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra điều hành ngay công việc của uỷ ban kiểm tra khoá mới, được ký các văn bản với chức danh chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

Điều 25. Bầu Bộ Chính trị

1- Phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Tổng Bí thư khóa trước (tái cử hoặc không tái cử) làm triệu tập viên khai mạc và chủ trì cho đến khi bầu xong Đoàn Chủ tịch hội nghị.

Trường hợp đồng chí Tổng Bí thư khóa trước không thể làm triệu tập viên thì Đoàn Chủ tịch Đại hội cử triệu tập viên.

2- Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương báo cáo về đề án và đề nghị số lượng Ủy viên Bộ Chính trị cần bầu.

3- Hội nghị thảo luận, biểu quyết về số lượng Ủy viên Bộ Chính trị.

4- Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước đề cử vào Bộ Chính trị.

5- Tiến hành ứng cử, đề cử.

6- Họp tổ để thảo luận.

7- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người từ ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.

Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).

8- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử Bộ Chính trị.

9- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

Điều 26. Bầu Tổng Bí thư

1- Đoàn chủ tịch báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn Tổng Bí thư và dự kiến nhân sự Tổng Bí thư được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước giới thiệu, ý kiến giới thiệu của Bộ Chính trị khóa mới, kết quả giới thiệu nhân sự Tổng Bí thư của Đại hội để hội nghị tham khảo.

2- Họp tổ để thảo luận và tiến hành ứng cử, đề cử.

3- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.

Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).

4- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

5- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

Điều 27. Bầu Ban Bí thư

1- Đồng chí Tổng Bí thư thay mặt Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương báo cáo về đề án và đề nghị số lượng Ủy viên Ban Bí thư cần bầu.

2- Hội nghị thảo luận, biểu quyết về số lượng Ủy viên Ban Bí thư.

3- Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước đề cử vào Ban Bí thư.

4- Tiến hành ứng cử, đề cử.

5- Họp tổ để thảo luận.

6- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.

Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).

7- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử Ban Bí thư.

8- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

Điều 28. Bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương

1- Đoàn Chủ tịch báo cáo về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương để hội nghị xem xét, quyết định.

2- Hội nghị tiến hành biểu quyết về số lượng Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

3- Đoàn Chủ tịch đề cử danh sách do Bộ Chính trị khóa trước giới thiệu bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương và ý kiến của Bộ Chính trị khóa mới.

4- Tiến hành ứng cử, đề cử.

5- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bàu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.

Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).

6- Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

7- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

Điều 29. Bầu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

1- Đoàn Chủ tịch báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; nhân sự được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước dự kiến giới thiệu (nếu có) và ý kiến giới thiệu của Bộ Chính trị khóa mới.

2- Tiến hành ứng cử, đề cử.

3- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.

Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với các trường hợp tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).

4- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

5- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

Điều 30. Bầu bổ sung uỷ viên ban thường vụ; bí thư, phó bí thư, uỷ viên uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra

1- Đoàn chủ tịch báo cáo về yêu cầu bầu bổ sung ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; uỷ viên uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ.

2- Đoàn chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu để được bầu bổ sung vào ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; ủy viên ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

3- Tiến hành ứng cử, đề cử.

4- Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.

Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với các trường hợp tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).

5- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

6- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

Điều 31. Bầu Tổng Bí thư (khi có yêu cầu); bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

1- Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương báo cáo về yêu cầu bầu Tổng Bí thư; bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương chính thức (chuyển từ dự khuyết lên chính thức), Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

2- Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Bộ Chính trị giới thiệu để được bầu làm Tổng Bí thư; bầu bổ sung làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

3- Tiến hành ứng cử, đề cử.

4- Họp tổ để thảo luận (nếu cần).

5- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.

Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).

6- Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

7- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

Chương V. TÍNH KẾT QUẢ VÀ CHUẨN Y KẾT QUẢ BẦU CỬ

Điều 32. Tính kết quả bầu cử

1- Kết quả bầu cử được tính trên số phiếu bầu hợp lệ. Trường hợp phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô đồng ý, không đồng ý đối với người nào thì không tính vào kết quả bầu cử của người đó (phiếu đó vẫn được tính là phiếu hợp lệ).

2- Đối với đại hội đảng viên: người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đảng viên chính thức của chi bộ được triệu tập trừ số đảng viên đã được giới thiệu sinh hoạt tạm thời ở đảng bộ khác, đảng viên đã được miễn công tác và sinh hoạt đảng không có mặt ở đại hội (nếu đảng viên đó có mặt ở đại hội, hội nghị đảng viên, tham gia bầu cử, biểu quyết thì vẫn tính), số đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, bị khởi tố, truy tố, tạm giam, đảng viên chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội có lý do chính đáng được cấp ủy triệu tập đại hội đồng ý.

5- Trường hợp số người đạt số phiếu bầu quá một nửa nhiều hơn số lượng cần bầu thì những người trúng cử là những người có số phiếu cao hơn.

6- Nếu cuối danh sách trúng cử có nhiều người bằng phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần bầu, thì chủ tịch hoặc đoàn chủ tịch đại hội lập danh sách những người ngang phiếu nhau đó để đại hội bầu lại và lấy người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa. Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn bằng nhau, có bầu tiếp hay không do đại hội quyết định.

Điều 33. Biên bản bầu cử

1- Biên bản bầu cử lập thành 03 bản có chữ ký của đồng chí thay mặt đoàn chủ tịch và trưởng ban kiểm phiếu. Ban kiểm phiếu niêm phong phiếu bầu để đoàn chủ tịch giao cho cấp uỷ khoá mới lưu trữ.

Đoàn chủ tịch giao lại biên bản bầu cử và phiếu bầu cho cấp uỷ khoá mới để báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét, chuẩn y.

2- Nội dung biên bản:

- Tổng số đảng viên được triệu tập.

- Tổng số đảng viên dự đại hội.

- Số đảng viên bị bác tư cách dự đại hội.

- Số cấp uỷ viên cấp triệu tập đại hội vắng mặt suốt thời gian đại hội.

- Tổng số đảng viên dự đại hội có mặt khi bầu.

- Số phiếu phát ra.

- Số phiếu thu về.

- Số phiếu hợp lệ.

- Số phiếu không hợp lệ.

- Số phiếu bầu đủ số lượng.

- Số phiếu bầu thiếu so với số lượng cần bầu (trong đó thiếu l, thiếu 2...).

- Số phiếu được bầu từ cao xuống thấp của từng người trong danh sách bầu cử (tính theo tỷ lệ số đại biểu trong đại hội được triệu tập).

- Danh sách những người trúng cử.

Điều 34. Chuẩn y kết quả bầu cử cấp uỷ, bí thư, phó bí thư

Chậm nhất là 7 ngày làm việc sau đại hội, cấp uỷ khoá mới phải báo cáo lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp biên bản bầu cử cấp uỷ, bí thư, phó bí thư, danh sách trích ngang, sơ yếu lý lịch của từng thành viên.

Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của cấp uỷ cấp dưới về kết quả bầu cử, ban thường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp chuẩn y danh sách cấp uỷ, các chức vụ đã được bầu.

Sau khi có quyết định chuẩn y của cấp có thẩm quyền, thì các đồng chí phó bí thư mới được ký các văn bản.

Chương VI. XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 35. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, vi phạm Quy chế bầu cử

1- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày bế mạc đại hội, nếu có đơn, thư khiếu nại về bầu cử, thì uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xác minh, kiểm tra lại và báo cáo cấp uỷ cùng cấp xem xét, quyết định.

2- Nếu phát hiện thấy sự vi phạm nguyên tắc, thủ tục bầu cử thì cấp uỷ cấp trên có quyền bãi bỏ kết quả bầu cử của đại hội cấp dưới, chỉ đạo đại hội tiến hành bầu cử lại; trường hợp cá nhân đã được bầu vào cấp uỷ cấp dưới nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định cấp uỷ cấp trên có quyền không chuẩn y công nhận cấp uỷ viên cấp đó.

Điều 36. Xử lý vi phạm quy chế bầu cử

Người cố tình gây cản trở cho việc bầu cử, vi phạm quy chế bầu cử, thì cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định về kỷ luật trong Đảng.

Điều 37. Thời hạn lưu trữ phiếu bầu cử

Phiếu bầu cử được ban kiểm phiếu niêm phong và chuyển cho đoàn chủ tịch để bàn giao cho cấp ủy lưu trữ trong thời hạn 6 tháng. Trong thời gian này, nếu không có quyết định của cấp có thẩm quyền, không ai được tự ý mở niêm phong. Quá 6 tháng, nếu không có khiếu nại, tố cáo về kết quả bầu cử thì cấp ủy cùng cấp quyết định cho hủy số phiếu đó.

Chương VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 38. Điều khoản thi hành

1- Quy chế này thay thế Quy chế bầu cử trong Đảng được ban hành kèm theo Quyết định số 220-QĐ/TW, ngày 17-4-2009 của Bộ Chính trị khoá X; được phổ biến đến chi bộ và thực hiện thống nhất trong Đảng.

2- Những quy định về bầu cử trong Đảng trước đây trái với Quy chế này đều bị bãi bỏ.

3- Ban Bí thư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Quy chế này./.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Quy chế bầu cử tại Đại hội các chi bộ trực thuộc
Chọn file tải về :
Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành:Người ký:
Số hiệu:Lĩnh vực:Đang cập nhật
Ngày ban hành:Ngày hiệu lực:Đang cập nhật
Loại văn bản:Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đánh giá bài viết
2 1.143
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm