PowerPoint Tin học 9 Bài 6: Thực hành: Khai thác phần mềm mô phỏng
Giáo án PowerPoint Tin học 9 Bài 6: Thực hành: Khai thác phần mềm mô phỏng đầy đủ file WORD và PPTX cho các thầy cô, mời các thầy cô tham khảo.
Kế hoạch bài dạy Tin học 9 Kết nối tri thức Bài 6
Bài giảng PowerPoint Tin học 9 Kết nối tri thức Bài 6
Giáo án Bài 6 Tin học 9 KNTT
BÀI 6: THỰC HÀNH: KHAI THÁC PHẦN MỀM MÔ PHỎNG
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được những kiến thức đã thu nhận từ việc khai thác một vài phần mềm mô phỏng.
- Nhận biết được sự mô phỏng thế giới thực nhờ máy tính có thể giúp con người khám phá tri thức và giải quyết vấn đề.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
Năng lực riêng:
- Thông qua việc khai thác phần mềm mô phỏng, HS được bổ sung kiến thức về lợi ích của máy tính trong việc hỗ trợ học tập và nghiên cứu.
3. Phẩm chất
- Từ chỗ làm chủ được các phần mềm mô phỏng, HS không chỉ thành thạo kĩ năng tin học mà còn yêu thích các môn học khác, chăm chỉ trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SBT, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu.
- Phòng máy tính có kết nối Internet, các máy tính đều truy cập được trang web thí nghiệm ảo, mô phỏng thí nghiệm khoa học như https://phet.colorado.edu/
- Phần mềm hình học Geometer’s Sketchpad và tệp TyLeVang.gsp đã dựng sẵn ngôi sao năm cánh đều tải về từ thư mục: https://www.keycurriculum.com/,
https://drive.google.com/drive/u/0/folders/1PBmwMDl68hIQAagsi7Gufh4sVFjgSLym
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT, vở ghi,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Giới thiệu nội dung nhiệm vụ thực hành và kết nối với Bài 5.
b) Nội dung: HS sẵn sàng thực hành một số thí nghiệm ảo trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên và Toán học nhằm giải quyết một số vấn đề đặt ra trong khoa học, công nghệ và phát hiện được những điều mới mẻ.
c) Sản phẩm: HS chuẩn bị tâm thế cho buổi thực hành.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS xem một mô phỏng về Hiệu ứng nhà kính https://phet.colorado.edu/vi/simulations/greenhouse-effect và mời 1 HS đọc đoạn văn bản trong mục Khởi động tr.23 SGK:
Phần mềm mô phỏng trình bày các hiện tượng khoa học bằng cách sử dụng hình ảnh động hay ba chiều, giúp em cảm nhận được sự vận động của các đối tượng. Bằng cách tương tác, khám phá nhiều chức năng của phần mềm mô phỏng dạng thí nghiệm ảo, em không chỉ bổ sung kiến thức về khoa học, toán học, học cách giải quyết một số vấn đề đặt ra trong công nghệ mà còn có thể phát hiện được những điều mới mẻ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS chú ý lắng nghe đoạn hội thoại.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Ở bài học trước, các em đã được làm quen với một số phần mềm mô phỏng và hiểu được những lợi ích của chúng. Để giúp các em biết cách khai thác phần mềm mô phỏng, từ đó thu nhận được những kiến thức mới, chúng ta sẽ cùng nhau đến với Bài 6: Thực hành: Khai thác phần mềm mô phỏng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhiệm vụ 1: Chuyển hóa năng lượng
a. Mục tiêu: Nêu được kiến thức thu nhận được được từ việc khai thác phần mềm mô phỏng.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành nhiệm vụ.
c. Sản phẩm học tập: Nêu ví dụ về một hiện tượng và quá trình chuyển hóa giữa các dạng năng lượng trong hiện tượng đó.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm đôi để thực hành trên máy tính. - GV nêu yêu cầu thực hành Nhiệm vụ 1. Chuyển hóa năng lượng. - GV hướng dẫn HS sử dụng phần mềm mô phỏng quá trình chuyển hóa năng lượng https://phet.colorado.edu/ hoặc truy cập trực tiếp qua đường liên kết: https://phet.colorado.edu/vi/simulations/energy-forms-and-changes. - GV hướng dẫn HS các thao tác tương tác với phần mềm. - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thực hành nhiệm vụ 1. - Dựa trên sản phẩm thực hành của các nhóm HS, GV nêu yêu cầu kiến thức thu nhận được: + Em quan sát được những dạng năng lượng nào? + Nêu một tình huống năng lượng được chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc nội dung nhiệm vụ 1, kết hợp quan sát hướng dẫn của GV, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành nhiệm vụ. - GV quan sát quá trình thực hành nhiệm vụ của các nhóm và hướng dẫn (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm báo cáo kết quả thực hành. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét sản phẩm của các nhóm, đánh giá thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV kết luận, chuẩn hóa kiến thức. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | NHIỆM VỤ 1. CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Yêu cầu - Sử dụng phần mềm mô phỏng quá trình năng lượng được chuyển hoá từ dạng này qua dạng khác. - Kể tên một số dạng năng lượng và nêu ví dụ về quá trình chuyển hoá giữa những dạng năng lượng đó. Hướng dẫn a) Mở cửa sổ mô phỏng một số dạng năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng - Khởi động trình duyệt web. - Chọn ngôn ngữ hiển thị: Tiếng Việt. - Chọn mục CÁC MÔ PHỎNG. Chọn Hóa học. - Nháy chuột vào biểu tượng Các dạng và sự chuyển hóa năng lượng để chọn nội dung mô phỏng. Nháy chuột vào nút play để mở cửa sổ tương tác. b) Tương tác với phần mềm c) Nêu kiến thức thu nhận được - Các dạng năng lượng: cơ, điện, nhiệt, quang, hóa. - Một số tình huống năng lượng được chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, ví dụ như: Người đạp xe: hóa năng → cơ năng → điện năng → nhiệt năng. |
- Chia sẻ:Phạm Huyền Trang
- Ngày:
PowerPoint Tin học 9 Bài 6: Thực hành: Khai thác phần mềm mô phỏng
4,7 MB 16/12/2024 3:38:00 CHTải giáo án Tin học 9 Bài 6: Thực hành: Khai thác phần mềm mô phỏng
13,1 MB 16/12/2024 3:51:55 CH
Tham khảo thêm
PowerPoint Tin học 9 Bài 5: Tìm hiểu phần mềm mô phỏng
PowerPoint Ngữ văn 9 Bài 5: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
PowerPoint Tin học 9 Bài 4: Một số vấn đề pháp lí về sử dụng dịch vụ internet
PowerPoint Tin học 9 Bài 8: Thực hành: Sử dụng công cụ trực quan trình bày thông tin trong trao đổi và hợp tác
PowerPoint Tin học 9 Bài 3: Thực hành đánh giá chất lượng thông tin
PowerPoint Tin học 9 Bài 7: Trình bày thông tin trong trao đổi và hợp tác
- Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng
- Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
- Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số
- Chủ đề 4: Ứng dụng tin học
- Bài 5: Tìm hiểu phần mềm mô phỏng
- Bài 6: Thực hành: Khai thác phần mềm mô phỏng
- Bài 7: Trình bày thông tin trong trao đổi và hợp tác
- Bài 8: Thực hành: Sử dụng công cụ trực quan trình bày thông tin trong trao đổi và hợp tác
- Bài 9a: Sử dụng công cụ xác thực dữ liệu
- Bài 9b: Các chức năng chính của phần mềm làm video
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 9
PowerPoint Địa lí 9: Ôn tập cuối học kì 1
(35 tuần) Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo file Word
PowerPoint Tiếng Anh 9 Unit 1 lesson 5: Skills 1
PowerPoint Tin học 9 Bài 9a: Sử dụng công cụ xác thực dữ liệu
PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 9: Xác định con đường cho bản thân sau Trung học cơ sở
PowerPoint Lịch sử 9 Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991