Thủ tục chuyển giáo viên từ tỉnh này sang tỉnh khác năm 2024

Thủ tục chuyển giáo viên từ tỉnh này sang tỉnh khác năm 2024 hiện nay là thắc mắc của rất nhiều thầy cô giáo tại các đơn vị giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý. Mỗi địa bàn sẽ cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục khác nhau. Hoatieu.vn mời các bạn cùng tham khảo tại đây để nắm rõ trình tự thủ tục này nhé!

Quy định của Bộ giáo dục về luân chuyển giáo viên 2024

1. Giáo viên có được chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác không?

Tại Khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục năm 2019 quy định như sau: Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp...

Bên cạnh đó, theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể thấy, viên chức là người làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Đơn vị sự nghiệp công lập có thể hiểu là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục… trực thuộc các bộ, cơ quan Chính phủ.

Do đó, các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ GD&ĐT chính là đơn vị sự nghiệp công lập và giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc tại đây là viên chức.

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 28 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi bởi Khoản 3 và điểm b Khoản 13 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc như sau:

Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hiện pháp luật hiện hành không đề cập trực tiếp đến việc chuyển đơn vị công tác từ tỉnh này sang tỉnh khác của giáo viên các cấp. Nhưng theo như quy định trên, khi viên chức muốn chuyển công tác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc tại nơi mình đang công tác, tức giáo viên hoàn toàn có được chuyển từ tỉnh này sang địa bàn tỉnh khác để làm việc, chỉ cần đáp ứng về điều kiện chấm dứt hợp đồng với đơn vị cũ và sẽ được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

2. Hồ sơ thuyên chuyển giáo viên ngoài tỉnh 2024

2.1. Hồ sơ thuyên chuyển giáo viên ngoài tỉnh

Hiện nay không có quy định cụ thể về hồ sơ thuyên chuyển giáo viên ngoài tỉnh. Tuy nhiên, Hoatieu.vn đã tổng hợp cho các bạn thông tin về thành phần hồ sơ cơ bản tại đây. Thông thường hồ sơ (Số lượng 01 bộ) để thuyên chuyển giáo viên ngoài tỉnh như sau:

  • Đơn xin thuyên chuyển.
  • Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của Hiệu trưởng).
  • Các văn bằng, chứng chỉ Công chứng).
  • Giấy khám sức khoẻ (cấp huyện trở lên).
  • Bản tự cá nhân về quá trình công tác (có xác nhận của Hiệu trưởng).
  • Quyết định tuyển dụng biên chế.
  • Quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch.
  • Quyết định lương đang hương.
  • Giấy tờ ưu tiên (nếu có).
  • Giấy thôi trả lương của đơn vị cũ.
  • Giấy tờ liên quan chứng minh cho lý do thuyên chuyển.
  • Sổ BHXH được cập nhật, ký và đóng dấu của BHXH tỉnh đến ngày thuyên chuyển.
  • Bản ký hợp đồng.

2.2. Hồ sơ thuyên chuyển giáo viên TP. Hồ Chí Minh

Ngoài ra, theo Công văn 911 về thuyên chuyển viên chức đang công tác trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Sở GĐ&ĐT tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh, có quy định về thành phần hồ sơ cụ thể như sau:

Lưu ý: Thành phần hồ sơ này được quy định tại công văn cũ, hiện nay có thể đã có sự thay đổi về giấy tờ kèm theo. Các bạn chỉ nên xem mang tính chất tham khảo.

1. Đối với các trường hợp chuyển công tác giữa các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Sở GĐ&ĐT TP. Hồ Chí Minh.

  • Công văn của cơ quan, đơn vị đồng ý tiếp nhận;
  • Đơn đăng ký điều chuyển công tác có ý kiến đồng ý của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi đang công tác (theo mẫu);
  • Bản chính Sơ yếu lý lịch có dán ảnh, đóng dấu giáp lai trên hình và trên các trang, có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị không quá thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
  • Bản sao văn bằng, chứng chỉ phù hợp với yêu cầu công việc;
  • Bản sao quyết định công nhận hết thời gian tập sự, thử việc hoặc quyết định bổ nhiệm ngạch công chức, viên chức;
  • Bản sao quyết định lương hiện hưởng;
  • Bản sao hộ khẩu;
  • Giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng do cơ quan y tế đủ
    điều kiện được khám sức khỏe chứng nhận;
  • Phiếu đánh giá công chức, viên chức hai năm liền kề.

2. Đối với các trường hợp chuyển công tác ra khỏi các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Sở GĐ&ĐT TP. Hồ Chí Minh.

  • Thành phần hồ sơ chuyển công tác viên chức thực hiện theo quy định của các cơ quan, đơn vị nơi chuyển đến.

3. Đối với các trường hợp viên chức đang công tác tại các đơn vị không thuộc thẩm quyền quản lý của Sở GĐ&ĐT TP. Hồ Chí Minh có nhu cầu chuyển công tác đến các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Sở GĐ&ĐT TP. Hồ Chí Minh.

  • Tham dự xét tuyển theo thông báo tuyển dụng hàng năm của Sở GĐ&ĐT TP. Hồ Chí Minh.

3. Thủ tục thuyên chuyển giáo viên khác tỉnh 2024

Hiện nay, thủ tục thuyên chuyển giáo viên khác tỉnh không có quy định cụ thể. Tuy nhiên các bạn có thể tham khảo trình tự, thủ tục tại đây do Hoatieu.vn tổng hợp.

Thủ tục này sẽ có sự khác nhau giữa các địa bàn tỉnh, thành phố trên cả nước, các bạn chỉ nên xem mang tính chất tham khảo.

1. Trình tự thực hiện

- Bước 1: Giáo viên làm 02 bộ hồ sơ nộp cho trường đang công tác.

- Bước 2: Trường thành lập hội đồng xét duyệt, trường gởi hồ sơ của những người được xét về sở GDĐT đang quản lý.

- Bước 3: Sở Giáo dục và Đào tạo chuyển hồ sơ và giấy cho đi liên hệ chuyển công tác đến Sở mà giáo viên đó muốn chuyển đến.

-Bước 4: Sở GDĐT nơi đến căn cứ chi tiêu và nhu cầu về bộ môn còn thiếu để tiếp nhận.

- Bước 5: Nếu tiếp nhận thì có văn bản đồng ý tiếp nhận gởi cho Sở GDĐT nơi đi.

- Bước 6: Sở GDĐT nơi đang công tác ra quyết định thuyên chuyển.

- Bước 7: giáo viên trình quyết định thuyên chuyển đến trường đang công tác để bàn giao công việc,

- Bước 8: Sau khi hoàn thành các công việc bàn giao, Hiệu trưởng làm các thủ tục: cắt lương, hoàn thành sổ BHXH, niêm phong hồ sơ gốc và ký giấy báo rời nhiệm sở.

- Bước 9: Giáo viên trình quyết định và hồ sơ gốc đã được niêm phong đến sở GDĐT nơi đến.

- Bước 10: Sở GDĐT nơi đến ra quyết định phân công đến trường nhận công tác.

2. Cách thức thực hiện

- Cá nhân nộp hồ sơ thuyên chuyển cho trường đang công tác,

- Trường chuyển đến Sở GDĐT nơi đi,

- Sở GDĐT nơi đi chuyển cho Sở GDĐT nơi đến,

- Nếu Sở GDĐT nơi đến tiếp nhận thì có văn bản đồng ý tiến nhận và gởi cho Sở GDĐT nơi đi,

- Sở GDĐT nơi đi ra quyết định và gởi cho trường mà giáo viên đang công tác,

- Khi nhận được quyết định thuyên chuyển thì bàn giao và đến nhận công tác ở nơi mới.

3. Thành phần hồ sơ

Như quy định tại Mục 2

4. Thời hạn giải quyết

Giải quyết thuyên chuyển theo đợt, 01 năm 01 lần từ tháng 6 đến tháng 9

5. Đối tượng thực hiện

Cá nhân

6. Cơ quan thực hiện thủ tục

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện:

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT

- Cơ quan phối hợp (nếu có) : Sở Nội vụ

7. Kết quả thực hiện thủ tục

Quyết định hành chính

8. Lệ phí

Không

9. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Theo vợ hoặc chồng (đoàn tụ gia đình).

- Nơi chuyển đến có nhu cầu

- Hoàn thành thời gian thử việc.

- Không đang trong thời gian bị kỷ luật hoặc xem xét kỷ luật.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
9 16.742
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm