12 mẫu Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học module 5 (Mới cập nhật)

Tải về

Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học là mẫu giáo viên phải lập và nộp lên hệ thống khi tham gia tập huấn module 5: Tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học. Dưới đây là một số mẫu dành cho các khối lớp mà chúng tôi sưu tầm được, mời các bạn tham khảo và tải về.

Top 12 Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học (lớp 1, 2, 3, 4, 5); THCS; THPT cập nhật mới nhất năm 2024, sẽ giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng xây dựng kế hoạch hỗ trợ học sinh của mình và nộp lên hệ thống khi tham gia tập huấn Module 5. Nội dung bao gồm: nộp kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học mẫu. Xác định khó khăn của học sinh/nhóm học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ gồm mục tiêu; nội dung và cách thức tư vấn, hỗ trợ; thời gian; người thực hiện; phương tiện, điều kiện thực hiện; đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ sau khi thực hiện kế hoạch... Chi tiết mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

1. Khó khăn của học sinh trong việc phát triển bản thân

Ở giai đoạn tuổi tiểu học, học sinh đã hình thành và phát triển tự ý thức ở mức độ nhất định nhưng còn chưa hoàn toàn tự lập, tự giác trong sinh hoạt cá nhân; khả năng tự nhận thức, điều chỉnh mình trong các mối quan hệ cũng chưa tốt nên học sinh vẫn gặp khó khăn trong quá trình rèn luyện, phát triển bản thân và cần được tư vấn, hỗ trợ. Hoatieu xin chia sẻ một số minh chứng nhận diện khó khăn của học sinh trong việc phát triển bản thân:

  • Chưa hình thành được thói quen và nề nếp học tập cần thiết (còn đi học muộn; quên hoặc làm rơi/ mất, sách, vở, đồ dùng học tập; chưa tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập…);
  • Kĩ năng tự phục vụ chưa tốt (chưa biết tự chuẩn bị quần áo, sách vở trước khi đến trường; giữ vệ sinh cá nhân chưa tốt; trang phục chưa đúng với quy định của nhà trường; chưa tự bảo quản đồ dùng, tài sản của cá nhân…);
  • Trong sinh hoạt tập thể, còn ỷ lại, dựa dẫm vào giáo viên và các bạn; hoặc chưa biết cách tham gia một cách phù hợp (chưa phối hợp, hợp tác với các bạn để cùng hoàn thành nhiệm vụ nào đó; hoặc đã được phân công nhưng lại chưa hoàn thành tốt phần việc của mình…);
  • Chưa biết cách đánh giá được điểm mạnh và hạn chế của bản thân; còn rụt rè, e ngại hoặc thể hiện mình thái quá trong giao tiếp với giáo viên và các bạn.

2. Một số biện pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục

Sau khi đã tìm ra được khó khăn của học sinh, cần đưa ra những biện pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh tương ứng. Những biện pháp này đóng vai trò rất quan trọng trong một bản kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh đúng chuẩn. Hoatieu xin chia sẻ một số định hướng tư vấn, hỗ trợ cho những học sinh gặp khó khăn trên như sau:

  • Tìm hiểu sở thích và sở trường của học sinh để thiết kế các bài học và hoạt động trong lớp nhằm truyền cảm hứng học tập và giúp học sinh tự tin tham gia vào tập thể lớp hơn.
  • Tạo một môi trường học tập thân thiện, thú vị và đầy động lực nhằm phát triển toàn diện cho học sinh.
  • Thường xuyên chia sẻ các câu chuyện về tình bạn và hướng dẫn các em học sinh trong việc làm quen và giao tiếp với những học sinh khác còn e dè. Đôi khi, việc thúc đẩy sự giao tiếp giữa các học sinh sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn việc giáo viên giao tiếp với học sinh.
  • Cung cấp cho học sinh các dịch vụ hỗ trợ tâm lý như mời cố vấn tư vấn tâm lý, giải quyết các vấn đề tâm lý để giúp họ có thể vượt qua những khó khăn trong hoạt động giáo dục.
  • Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao để giúp các em học sinh có một môi trường phát triển toàn diện và giúp các em có thể phát triển các kỹ năng khác nhau, tìm ra được khả năng của mình.
  • Quan tâm, trò chuyện với học sinh và cha mẹ học sinh để hiểu hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống, sinh hoạt và học tập, nắm được những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, học tập…của học sinh.
  • Từng bước một, đưa ra những yêu cầu cụ thể, giới hạn thời gian và điều kiện cho học sinh thực hiện; kiểm tra, giám sát việc thực hiện của học sinh; dần dần nâng cao yêu cầu và để học sinh tự kiểm soát việc thực hiện của chính mình.
  • Rèn những kĩ năng và thói quen tốt cho học sinh bằng chính những việc trên lớp học (phân công và yêu cầu học sinh phải tự phối hợp với nhau để kê bàn ghế, trực nhật, trang trí lớp, ăn, nghỉ bán trú; tự bảo quản đồ dùng học tập, tư trang cá nhân gọn gàng…);
  • Tổ chức các hoạt động cá nhân hoặc tập thể học sinh để các em thực hiện, qua đó, học sinh hiểu được điểm mạnh, hạn chế của mình, tìm những cách thức khác nhau thay đổi, điều chỉnh mình theo hướng tích cực hơn.
  • Tổ chức các phong trào thi đua giữ vở sạch - chữ đẹp, thói quen ngăn nắp gọn gàng, đi học đúng giờ, chăm ngoan học giỏi…và có những hình thức khen thưởng phù hợp để khích lệ học sinh, tạo ra không khí thi đua, cố gắng sôi nổi trong tập thể lớp.
  • Tổ chức hoạt động trải nghiệm, nâng cao giá trị và kĩ năng sống cho học sinh như: kĩ năng tự nhận thức bản thân, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng kiểm soát cảm xúc, giá trị trách nhiệm, giá trị yêu thương… * * * Những phân tích trên cho thấy, học sinh tiểu học có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống học đường do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau. Giáo viên, cha mẹ và các lực lượng giáo dục nên tăng cường sự phối hợp, tạo điều kiện, động viên học sinh học tập, xây dựng bầu không khí tâm lí thoải mái, giúp nâng cao năng lực thích ứng cho học sinh trong giai đoạn học tiểu học.
  • Hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong việc học tập, bao gồm cung cấp cho họ các chương trình học bổng, hỗ trợ tài chính, cung cấp cho họ các tài liệu học tập miễn phí để giúp họ có thể tiếp cận với giáo dục một cách tốt nhất.
Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học module 5
Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học module 5

3. Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh với chủ đề an toàn giao thông trong hoạt động giáo dục và dạy học

Hoatieu xin chia sẻ thêm một bài viết về kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh về vấn đề an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường. Bên cạnh việc giúp đỡ học sinh trong việc tự phát triển bản thân, thì nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề an toàn giao thông cũng là một chủ đề hay và cấp bách hiện tại. Mời các bạn tham khảo dưới đây.

KẾ HOẠCH TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH VỚI CHỦ ĐỀ “AN TOÀN GIAO
THÔNG CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG”

1. Xác định khó khăn của học sinh

Hiện nay, tai nạn giao thông là vấn đề mang tính toàn cầu, là thách thức lớn đối với Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới. Theo thông kê của UB An toàn giao thông quốc gia trong 9 tháng năm 20....., trên địa bàn cả nước xảy ra 8.135 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 5.237 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 2.898 vụ va chạm giao thông làm 4.146 người chết, 2.695 người bị thương và 2.932 người bị thương nhẹ. Đặc biệt tai nạn giao
thông xảy ra đối với trẻ em ở lứa tuổi học sinh đang được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng, là mối lo chung của toàn xã hội. Theo thống kê, trung bình mỗi năm có tới 2.000 trẻ em thiệt mạng vì tai nạn giao thông trên cả nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về tai nạn giao thông ở lứa tuổi học sinh một trong số đó phải kể đến là nhận thức của các em còn chưa được nâng cao, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ…) và các quy định về an toàn giao thông (chiếm dụng lòng đường…)

2. Xây dựng kế hoạch tư vấn hỗ trợ

2.1. Mục tiêu

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh trong nhà
trường

- Tăng cường công tác quản lí nhằm đảm bảo khắc phục tình trạng vi phạm an
toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường

- Nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh

- Tăng cường ý thức trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần với nhà
trường đảm bảo công tác an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường

2.2. Kế hoạch tư vấn hỗ trợ cụ thể.

2.2.1. Nội dung tư vấn

- Kiến thức pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường

- Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông

- Tác hại, hậu quả của tình trạng vi phạm an toàn giao thông

- Kĩ năng, tình huống xử lí khi tham gia giao thông.

2.2.2. Cách thức tư vấn

- Tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt lớp (GVCN), trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt đoàn.

- Mời các đồng chí cảnh sát giao thông về nói chuyện tuyên truyền về an toàn giao thông với các em trong các buổi sinh hoạt dưới cờ.

- Giáo dục tích hợp trong quá trình dạy học các môn như (GDCD…)

- Ban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh học sinh, BCH Đoàn tổ chức tuyên truyền toàn trường với chủ đề: “Tuổi trẻ học đường nói không với vi phạm an toàn giao thông”

- Tổ chức cho HS xem các video, tranh ảnh… trong các tiết chủ nhiệm hoặc các hoạt động ngoại khóa

- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về an toàn giao thông

- Tổ chức các hội diễn tiểu phẩm, hội thi rung chuông vàng về ATGT.

2.2.3. Hình thức tư vấn hỗ trợ học sinh

Tư vấn trực tiếp và gián tiếp

Giáo viên hoặc người phụ trách sử dụng nhiều phương pháp để tư vấn hỗ trợ học sinh (tuyên truyền toàn trường, tổ chứ các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông, hoặc tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt đoàn, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp cũng như các giáo viên có thể tích hợp trong quá trình dạy các môn học)

Thành lập nhóm zalo, facebook để học sinh có thể mạnh dạn trao đổi những nội dung, kiến thức về an toàn giao thông.

2.2.4. Thời gian

- Các hoạt động, hình thức tư vấn sẽ được tổ chức xen kẽ tùy theo thời điểm, nhu cầu của học sinh.

- Hòm thư những điều em muốn nói sẽ được mở vào giữa tiết 2 thứ sáu hàng tuần.

2.2.5. Người thực hiện: Ban giám hiệu, Ban chấp hành Đoàn, GVCN, GV bộ môn, Công an giao thông trên địa bàn huyện

2.2.6. Phương tiện, điều kiện thực hiện: Máy chiếu, ti vi, tranh ảnh, pa nô, áp phích, loa đài, bản kế hoạch tuyên truyền, tài liệu phục vụ.

2.2.7. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ sau khi thực hiện kế hoạch

Trên đây là kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh Trường  ……. năm học 2022 – 2023, đề nghị các cá nhân nghiêm túc thực hiện.

4. Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học module 5

Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học module 5
Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học module 5

KẾ HOẠCH TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC

1.Khó khăn của học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học

*Khó khăn trong phát triển bản thân

- Kĩ năng tự phục vụ: Một số em chưa biết tự phục vụ cho bản thân.

- Khó khăn để tự phát triển bản thân.

2. Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ

2.1. Mục tiêu

- Rèn luyện các kĩ năng tự phục vụ cho bản thân

- Tự tin, tự lập và chủ động trong cuộc sống.

- HS hình thành được thói quen chuẩn bị và bảo quản đồ dùng học tập cá nhân.

2.2. Thời gian: Học kì I

2.3. Hình thức tổ chức: Cá nhân, lớp, nhóm

2.4. Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ cụ thể:

Xác định khó khăn của HS trong

hoạt động giáo dục

Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục

Hoạt động giáo dục/ Môn học

Khó khăn của học sinh

Mục tiêu

Nội dung hình thức tư vấn, hỗ trợ/Cách thức tiến hành

Thời gian

Người thực hiện

Phương tiện và điều kiện thực hiện

Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ

Công tác chủ nhiệm

Các kĩ năng tự phục vụ chưa tốt:

- Chưa biết tự chuẩn bị quần áo, sách vở trước khi đến trường

- Giữ vệ sinh cá nhân chưa tốt

- Trang phục chưa đúng với quy định của nhà trường

- Chưa tự bảo quản đồ dùng, tài sản của cá nhân.

100% HS thực hiện được thói quen tự phục vụ cho bản thân.

100% học sinh phát triển kĩ năng tự phục vụ.

100% học sinh chấp hành đúng nội quy

100% học sinh biết giữ gìn, bảo quản tốt đồ dùng cá nhân.

- Trao đổi trò chuyện với phụ huynh, học sinh để hiểu về hoàn cảnh gia đình; việc tự học ở nhà của các em

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện của học sinh; dần dần nâng cao yêu cầu và để học sinh tự kiểm soát việc thực hiện của chính mình.

- Thực hiện một hoạt động “ Em tự phục vụ bản thân” lồng ghép vào Hoạt động trải nghiệm.

- Phối hợp với Tổng phụ trách Đội, CLB kĩ năng sống tổ chức Chuyên đề về “ Giáo dục kỹ năng thói quen tự phục vụ bản thân”.

- Lồng ghép vào hoạt động trải nghiệm; tiết sinh hoạt theo chủ đề “Em tự chăm sóc và phục vụ bản thân”

- Lồng ghép một hoạt động “thói quen tự phụ vụ bản thân” vào môn Đạo đức với chủ đề:

+ Tự giác làm việc của mình.

+ Sinh hoạt nề nếp trong tuần.

- Sưu tầm những mẫu chuyện, tấm gương điển hình về thói quen tốt trong việc tự phục vụ cho bản thân để các em bắt chước và biết cách điều chỉnh bản thân.

- Phối hợp với các giáo viên bộ môn để trao đổi,

nắm bắt về những biểu hiện, thói quen tự phục vụ của các em một cách thường xuyên.

- Phối hợp với phụ huynh ghi hình, quay video học sinh có những cải thiện biết tự trang bị, sắp xếp đồ dùng học tập, tự trang phục… để điều chỉnh và khen ngợi kịp thời.

- GV nhắc nhở HS thu dọn và sắp xếp đồ dùng ,dụng cụ học tập sau mỗi tiết học và cuối buổi học.

- Hằng tuần (từ tuần 1 đến tuần 18)

- Đầu giờ vào lớp,Cuối tuần

- Tùy thời lượng của hoạt động(1 buổi/cả ngày)

35 phút

15 phút

- 10 phút

Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn, Giáo viên Tổng phụ trách đội; Y tế học đường; cha mẹ,bạn bè và các lực lượng ngoài xã hội…

- Điên thoại, máy tính, máy trình chiếu

- Tư liệu trang bị chuyên đề, các mẫu chuyện, video, tranh ảnh

- Các đồ dùng, dụng cụ học tập

- Quà khen, thư khen,..

- Quan sát; Phân tích sản phẩm; phỏng vấn.

- HS đạt được niềm mong đợi của bản thân.

- Kết quả thực hiện

+ 2 tháng đầu: 60% thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra. biết tự chuẩn bị quần áo, sách vở trước khi đến trường; giữ vệ sinh cá nhân tốt; trang phục đúng với quy định của nhà trường;

+ 2 tháng tiếp theo: 100% thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra.

5. Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học lớp 1

Kế hoạch tư vấn và hỗ trợ học sinh tiểu học
Kế hoạch tư vấn và hỗ trợ học sinh tiểu học

KẾ HOẠCH TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH

TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC LỚP 1

(Dành cho một nhóm học sinh)

Xác định khó khăn của HS trong hoạt động giáo dục

Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục

Hoạt động giáo dục/ Môn học

Khó khăn của học sinh

(Xác định rõ tên của khó khăn đó/ hoặc tên nhóm khó khăn đó trong hoạt động giáo dục/môn học)

Mục tiêu

(Xác định rõ kết quả kỳ vọng sau khi kết thúc chủ đề/ nội dung/hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho học sinh)

Nội dung tư vấn, hỗ trợ

(Cách thức tư vấn, hỗ trợ là thực hiện chủ đề độc lập hoặc 1 nội dung

được lồng ghép vào 1 hoạt động trong HDGD/môn học)

Thời gian

(Xác định thời gian bắt đầu và kết thúc)

Người thực hiện (Giáo viên bộ môn, Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn học đường hoặc chuyên gia ...)

Phương tiện và điều kiện thực hiện

Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ (dự kiến cách thu thập thông tin để đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu)

- Môn Tiếng Việt.

- Biểu hiện khó khăn:

+ Đọc chưa đúng hết các âm, vần; tiếng, từ.

+ Viết chưa đúng mẫu chữ, cỡ chữ. (5/ 26 HS)

- Nhóm khó khăn trong học tập.

- 100% HS đọc đúng các âm, vần, tiếng, từ.

- HS cải thiện kỹ năng viết đúng mẫu chữ.

- Tổ chức phụ đạo cho các em đọc, viết trong 20 phút sau khi kết thúc buổi học chính khóa.

- Vào các tiết rèn luyện Tiếng việt (buổi học 2), phân hóa đối tượng học sinh để rèn luyện:

+ Giao những bài tập nâng cao cho các em học tốt thực hiện.

+ Phân các bài tập vừa sức với những đối tượng học sinh còn lại.

+ GV sẽ tổ chức rèn luyện riêng cho các em đọc, viết chưa đạt yêu cầu.

- Lập các nhóm học tập “đôi bạn cùng tiến” để những em học tốt giúp đỡ các em gặp khó khăn về đọc và viết trong các giờ học Tiếng Việt.

- Hằng tuần tổ chức đánh giá phong trào thi đua Vở sạch chữ đẹp để cải thiện chữ viết.

- Sưu tầm những bài viết đẹp, chữ viết sáng tạo cho các em tham khảo, học hỏi theo chu kì hàng tuần.

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để kết nối với phụ huynh học sinh cùng giúp đỡ các em việc rèn luyện đọc, viết ở nhà:

+ Chia sẻ với phụ huynh các clip, video về hướng dẫn đọc và kỹ thuật viết để phụ huynh có cơ sở hỗ trợ các em.

+ Nhờ phụ huynh theo dõi việc ôn tập, rèn chữ viết vào trong vở luyện viết thêm của giáo viên cung cấp.

+ Nhờ phụ huynh ghi lại hình ảnh, quay video khi các em thực hiện nhiệm học tập để kịp thời điều chỉnh cũng như khen ngợi các em đúng lúc.

- Từ tuần 5 đến tuần 20

- Từ tuần 5 đến tuần 20

- Từ tuần 5 đến tuần 20

- Từ tuần 5 đến tuần 20

- Từ tuần 5 đến tuần 20

- Hằng tuần, từ tuần 5 đến tuần 20

Giáo viên dạy Tiếng Việt, Giáo Gv môn Tiếng Việt, Gv chủ nhiệm

- Tài liệu môn Tiếng Việt; bảng chữ cái, bộ chữ thực hành, SGK Tiếng việt, vở luyện viết

- Các clip, video minh họa đọc mẫu, viết mẫu

- Các bài viết đẹp, sáng tạo

- Quà khen, tặng

- Nghiên cứu hồ sơ HS tiến bộ rõ rệt qua từng thời điểm: Hàng tháng; Cuối HKI

- ...% HS đọc, viết đúng theo yêu cầu

- Công tác chủ nhiệm

- Biểu hiện khó khăn về thói quen tự phục vụ:

+ Chưa biết chuẩn bị đồ dùng học tập của bản thân;

+ Trang phục chưa phù hợp với nội quy của trường (đầu tóc, quần áo …);

- Nhóm khó khăn phát triển bản thân

- 100% học sinh thực hiện được thói quen tự phục vụ cho bản thân.

- 100% học sinh cải thiện được kỹ năng tự phục vụ bản thân.

- Trò chuyện thường xuyên với phụ huynh và các em học sinh này để hiểu về hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống, sinh hoạt, thói quen học tập của các em.

- Thực hiện một hoạt động “ Em tự phục vụ bản thân” lồng ghép vào giờ sinh hoạt lớp hằng tuần.

- Tổ chức cho các em có thói quen tự: Kê bàn ghế ngay ngắn, sắp xếp Bộ thực hành ngăn nắp, phối hợp với nhau sắp xếp khai đựng phấn, bông lau bảng trên mỗi bàn …

- Phối hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức Chuyên đề về “ Giáo dục kỹ năng thói quen tự phục vụ bản thân” trong tuần 13.

- Lồng ghép vào hoạt động trải nghiệm (chủ đề 4/ tuần 14) tiết sinh hoạt theo chủ đề “Em tự chăm sóc và phục vụ bản thân”

- Lồng ghép một hoạt động “thói quen tự phụ vụ bản thân” vào môn Đạo đức với chủ đề:

+ Tự giác làm việc của mình trong tuần 9 và 10.

+ Sinh hoạt nề nếp trong tuần 17.

- Sưu tầm những mẫu chuyện, tấm gương điển hình về thói quen tốt trong việc tự phục vụ cho bản thân để các em bắt chước và biết cách điều chỉnh bản thân.

- Phối hợp với các giáo viên bộ môn để trao đổi, nắm bắt về những biểu hiện, thói quen tự phục vụ của các em một cách thường xuyên.

- Phối hợp với phụ huynh ghi hình, quay video học sinh có những cải thiện biết tự trang bị, sắp xếp đồ dùng học tậ, tự trang phục… để điều chỉnh và khen ngợi kịp thời.

- Hàng tuần, từ tuần 2 đến tuần 15

- Trong 7 phút từ tuần 2 đến tuần 15

- Hằng ngày, từ tuần 2 đến tuần 15

- 35 phút

- 15 phút

- 10 phút/ 1 hoạt động

- Hàng tuần, từ tuần 2 đến tuần 15

- Hàng tuần, từ tuần 2 đến tuần 15

- Hàng tuần, từ tuần 2 đến tuần 15

Gv chủ nhiệm Tổng phụ trách đội, Gv bộ môn, phụ huynh HS.

- Điên thoại, máy tính, máy trình chiếu

- Tư liệu trang bị chuyên đề, các mẫu chuyện,

- Các đồ dùng, dụng cụ học tập

- Quà khen, tặng

- Quan sát; Phân tích sản phẩm; phỏng vấn.

- HS đạt được niềm mong đợi của bản thân.

- ...% HS biết tự phục vụ bản thân.

6. Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học lớp 2 (3 mẫu)

Tham khảo chi tiết 3 mẫu kế hoạch tại bài viết:

1. Xác định khó khăn của HS trong hoạt động giáo dục và dạy học

- Khó khăn về giao tiếp

- Khó khăn về vận động

- Khó khăn về viết chữ

- Khó khăn về hòa nhập

- Khó khăn về tập trung học tập

2. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ (TV, HT) khó khăn về giao tiếp.

2.1. Mục tiêu

- Giúp HS tự tin khi giao tiếp, hợp tác với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh.

- Có cách thức hỗ trợ cụ thể giúp học sinh tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp.

- HS nhận ra được những khó khăn của bản thân trong hoạt động giao tiếp, hợp tác; Xác định những nguyên nhân dẫn đến khó khăn của HS trong giao tiếp, hợp tác.

- Các em tích cực, chủ động, hăng hái học tập, lựa chọn được phương pháp học tập và cải thiện kết quả học tập.

2.2. Người thực hiện

- GVCN, Tổng phụ trách, GV bộ môn, bạn bè.

2.3. Thời gian Từ tháng 9/2021 đến tháng 1/2022

- Từ tháng 9 - > 10: Rèn cho HS kỹ năng chào hỏi, làm quen

- Từ tháng 11- > 12: Rèn kỹ năng giao tiếp: Biết thưa gửi, bày tỏ ý kiến cá nhân.

- Từ tháng 12 - > tháng 1/2022: Rèn cho HS mạnh dạn, tự tin chia sẻ trước đám đông

2.4. Nội dung và cách thức tư vấn, hỗ trợ

* Nội dung hỗ trợ: Tư vấn, hỗ trợ, đưa ra các biện pháp giúp HS mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Nâng cao khả năng giao tiếp cho HS.

* Cách thức tư vấn, hỗ trợ:

STT

Thời gian

Nội dung

Cách thức tư vấn, hỗ trợ

Dự kiến kết quả đạt được

1

Tháng

9 - > 10

Rèn cho HS kỹ năng chào hỏi, làm quen

- GV hỗ trợ trực tiếp cho HS.

- GV tìm hiểu những khó khăn về giao tiếp của HS để từ đó đưa ra biện pháp phù hợp.

- Tổ chức vào các giờ học nhóm, giờ sinh hoạt lớp... để HS có thời gian chào hỏi, làm quen với bạn bè ( qua việc xử lí tình huống, đóng vai)

- Xây dựng đôi bạn cùng tiến để hs hỗ trợ nhau.

- Kết hợp với gia đình, bạn bè để giúp các em có kỹ năng chào hỏi.

- HS có kỹ năng chào hỏi khi gặp mọi người

- HS dám làm quen khi gặp bạn mới, thầy cô mới.

2

Tháng 11 - > 12

Rèn kỹ năng giao tiếp: Biết thưa gửi, bày tỏ ý kiến cá nhân.

- GV hỗ trợ trực tiếp cho HS.

- GV tạo nhiều câu hỏi tình huống gần gũi với HS để HS có thể bày tỏ ý kiến cá nhân của mình.

- GV thường xuyên khuyến khích, động viên để HS viết thư bày tỏ ý kiến, chia sẻ những điều mình thắc mắc hoặc chưa biết.

- Kết hợp với gia đình và bạn bè để HS có thể bày tỏ ý kiến cá nhân của mình.

- HS biết trình bày ý kiến cá nhân của mình.

- HS chủ động chia

Sẻ với GV những điều mình còn thắc mắc hoặc chưa biết.

3

Tháng

12- >1 /2022

HS mạnh dạn, tự tin chia sẻ trước đám đông

- GV hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho HS.

- GV thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập để HS có thể trình bày trước đám đông như: Các cuộc thi đua trong nhóm, lớp về kể chuyện, âm nhạc, dẫn chương trình rung chuông vàng, tổng kết thi đua tháng...

- Gv thường xuyên động viên, khuyến khích HS để khơi gợi ở các em sự mạnh dạn, tự tin.

- Giúp HS biết tôn trọng kỉ luật, tập thể; Tuân thủ nội quy chung của trường, lớp; Kính thầy mến bạn; Đoàn kết, hỗ trợ; Thân thiện, học hỏi bạn bè…

- Phối hợp với HS: Các bạn động viên, khuyến khích nhau để có thể mạnh dạn, tự tin trình bày trước lớp.

- HS có khả năng trình bày trước nhóm, lớp.

2.5. Phương tiện, điều kiện thực hiện TV, HT

- Cơ sở vật chất: Phòng học, sân trường (máy chiếu, tivi, … )

- Tổ chức các sân khấu trong lớp để HS có thể giao lưu, tự tin trình bày trong các giờ học.

- Cho các em xem các video về giao tiếp để các em học tập và cảm thấy có hứng thú hơn.

2.6. Đánh giá kết quả TV, HT sau khi thực hiện kế hoạch

* Cách đánh giá kết quả:

- Quan sát những thay đổi của học sinh hằng ngày qua giao tiếp với bạn bè, thầy cô.

- Tổ chức các trò chơi học tập để HS tham gia qua đó GV sẽ đánh giá được sự tiến bộ của Hs ở mức nào.

- HS đạt được những kết quả học tập nhất định, thông qua sự ghi nhận, động viên khích lệ kịp thời của thầy cô, cha mẹ.

* Dự kiến kết quả đạt được:

- HS có hứng thú học tập, kết quả học tập tiến bộ.

- HS chủ động thưa gửi, bày tỏ ý kiến cá nhân.

- HS tự tin, mạnh dạn chia sẻ ý kiến trước đám đông.

7. Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học lớp 3

Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học lớp 3
Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học lớp 3

KẾ HOẠCH TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH

TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC (LỚP 3).

TÊN CHUYÊN ĐỀ:

EM VUI VỚI TIẾT SINH HOẠT LỚP

BƯỚC 1: KHẢO SÁT NHU CẦU VÀ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ.

Từ tình hình học sinh lớp mình chủ nhiệm, đầu năm học tôi thấy nổi cộm một số vấn đề:

- Năng lực, phẩm chất học sinh trong các tiết học chưa đạt.

- Thái độ của học sinh trong giờ học chưa tốt.

- Phản ánh của những giáo viên bộ môn về nề nếp học sinh.

- Tâm trạng của học sinh không vui khi tới tiết sinh hoạt lớp.

Tôi tiến hành khảo sát một số nội dung và thu được kết quả như sau:

Kết quả khảo sát học sinh: Tổng số HS được khảo sát 30 em.

1. Đánh dấu x vào việc mà em thường mắc phải trong các giờ học.

SL

TL%

Thường nói chuyện hoặc làm việc riêng, trêu ghẹo bạn.

28

93,3

Chưa tự giác hoặc tinh thần hợp tác và chia sẻ chưa cao.

27

90

Hay nói leo, thiếu tự tin khi trình bày ý kiến cá nhân.

25

83,3

Chưa hoàn thành bài đầy đủ hoặc hoàn thành bài chưa đúng tiến độ.

23

76,7

2. Đánh dấu x vào 1 ô mà em chọn. (chỉ được đánh x vào 1 ô)

Thích tiết sinh hoạt lớp.

5

16,7

Không thích tiết sinh hoạt lớp.

25

83,3

  • Kết quả tham khảo ý kiến giáo viên dạy trong lớp.

STT

Nội dung lấy ý kiến khảo sát

Tổng số giáo viên được khảo sát

Số giáo viên

đồng tình

Số giáo viên

không đồng tình

Số lượng

Tỉ lệ%

Số lượng

Tỉ lệ %

1

Học sinh nói chuyện và làm việc riêng, hay trêu ghẹo bạn và thưa kiện trong giờ học.

6

6

100

0

2

Học sinh học thiếu tích cực, chưa tự giác phát biểu, tinh thần hợp tác, chia sẻ chưa cao.

6

5

83,3

1

16,7

3

Học sinh hay nói leo, thiếu tự tin khi trình bày ý kiến cá nhân.

6

5

83,3

1

16,7

4

Trong tiết học còn nhiều học sinh chưa hoàn thành bài đầy đủ, chưa đúng tiến độ theo yêu cầu giáo viên.

6

6

100

0

0

BƯỚC 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Từ kết quả khảo sát, bản thân GV thấy tất cả vấn đề đều hết sức cần thiết nên quyết định thực hiện chuyên đề sau:

EM VUI VỚI TIẾT SINH HOẠT LỚP

I. Mục tiêu:Qua thực hiện chuyên đề này, học sinh lớp 3A có thể:

- Nhận ra những tích cực và hạn chế của bản thân qua tiết sinh hoạt lớp.

- Nâng cao ý thức tự giác, có trách nhiệm hơn trong mọi hoạt động.

- Tự tin thể hiện năng lực sở trường của bản thân qua các hoạt động sinh hoạt theo chủ điểm.

II. Thời lượng: 2 tiết

III. Hình thức tổ chức: Thông qua tiết Sinh hoạt lớp

IV. Chủ thể thực hiện: GV chủ nhiệm

V. Nội dung trọng tâm:

Phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thông qua các hoạt động sinh hoạt: hát, múa, làm bưu thiếp ... chúc mừng thầy cô nhân ngày 20/11.

Tự giác điều chỉnh hành vi thông qua tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau.

Yêu thích tiết Sinh hoạt lớp.

VI. Kế hoạch và hoạt động cụ thể:

BƯỚC 3: THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH

A. TIẾT 1: SINH HOẠT LỚP (TUẦN 1 THÁNG 11).

I. Ổn định

- Thời gian: 5 phút

- Mục đích: Tạo không khí hứng khởi cho học sinh

- Phương tiện: Sắp xếp bàn ghế phù hợp không gian cho học sinh hát, múa; chuẩn bị loa máy có cài sẵn những bài hát về thầy cô.

- Cách tiến hành: GV mở nhạc, học sinh hát, nhún nhảy tập thể theo nhạc những bài hát về thầy cô.

2. Nhận xét, đánh giá lại bản thân.

- Thời gian: 15 phút

- Mục đích: HS thấy ưu điểm trong tuần để tiếp tục phất đấu vươn lên, nhận ra những khuyết điểm và tự hứa khắc phục thay đổi bản thân.

- Phương tiện: Sổ ghi chép theo dõi các hoạt động của cán sự lớp, của GVCN, bông hoa niềm vui.

- Cách tiến hành:

Bước 1: Học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau (bước này ưu tiên học sinh tự nhận xét mình, tự giác nhận ra lỗi của mình trong tuần trước tập thể, sau đó cán sự lớp dựa vào sổ theo dõi để báo cáo).

Bước 2: HS ý kiến hoặc giải trình ý kiến nếu cảm thấy bạn báo cáo chưa đúng về mình.

Bước 3: Giáo viên nhận xét, giáo dục học sinh theo các mục

Nội dung 1: Năng lực,phẩm chất

Nội dung 2: Học tập

Nội dung 3: Hoạt động khác

Bước 4: Biểu dương thành tích những học sinh tích cực trong tuần: GV tổchức cho lớp bình chọn, GV cho HS được bình chọn lên đính tên mình lên bảng (giống cắm cờ vinh dự).

* Thông điệp: HS ý thức tự phấn đấu vươn lên ở tuần tiếp theo.

3. Khám phá năng khiếu của bản thân:

- Thời gian: (15 phút)

- Mục đích: Học sinh mạnh dạn thể hiện được năng khiếu bản thân, hiểu biết thêm nhiều hoạt động ý nghĩa vào các ngày chủ điểm trong tuần (tháng, năm).

- Phương tiện: Giấy vẽ, chì, màu tô, lời chúc…

- Cách tiến hành:

Bước 1: Giáo viên đưa ra chủ điểm tháng 11: Biết ơn thầy cô giáo

Bước 2: Định hướng sinh hoạt: Các em sẽ tự tay mình làm những tấm thiếp gửi chúc mừng thầy cô giáo cũ hoặc viết lên suy nghĩ, tâm tư của mình với thầy cô đã và đang dạy mình.

Bước 3: Học sinh thực hiện vẽ, ghi lời nhắn, lời chúc mừng, trang trí thiếp.

Bước 4: Thảo luận, bình chọn thiếp đẹp, lời nhắn nhủ hay, ý nghĩa nhất để tuyên dương.

* Thông điệp: Cần mạnh dạn thể hiện khả năng của mình để thể hiện bản thân.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

B. TIẾT 2: SINH HOẠT LỚP LỚP (TUẦN 3 THÁNG 11)

I. Tự tin thể hiện khả năng và ý thức thay đổi bản thân

- Thời gian: 20 phút

- Mục đích: Học sinh thể hiện khả năng của mình qua kể chuyện, đọc thơ, tặng hoa cho thầy cô giáo.

- Phương tiện: Mời thầy cô đã dạy lớp trong trường đến tham dự tiết học, sắp xếp bàn ghế phù hợp, chuẩn bị sẵn hoa, thiếp chúc mừng ở tiết 1 đã làm.

- Cách tiến hành:

Bước 1: Lớp đón chào quý thầy cô đến dự.

Bước 2: Lớp trưởng nêu lý do buổi sinh hoạt.

Bước 3: Học sinh xung phong thể hiện hát, múa, đọc thơ…về thầy cô, nói lời chúc và tặng hoa.

Bước 4: - Thảo luận: Theo các em, món quà gì làm thầy cô vui thích nhất?

- HS trao đổi, trả lời.

- Mời quý thầy cô phát biểu.

* Thông điệp: Học sinh chăm ngoan, sống có ích là món quà ý nghĩa nhất.

2. Tổng kết:

- Thời gian: 15 phút

- Mục đích: Tổng kết lại chương trình, nhìn nhận lại khả năng, ý thức rèn luyện về năng lực, phẩm chất của bản thân trong các hoạt động.

- Phương tiện: Phiếu khảo sát, phần thưởng

- Cách tiến hành:

Bước 1: GV nhắc lại nội dung chuyên đề

Bước 2: Sử dụng phiếu khảo sát lấy ý kiến học sinh khi tham gia chuyên đề.

Bước 3: Tổng kết, khen thưởng cho HS hợp tác, tích cực trong các hoạt động.

C. MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN, ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ THỰC HIỆN:

1) Một số bài hát sử dụng cài sẵn trong máy:

  • Những bông hoa, những bài ca
  • Bông hồng tặng cô
  • Bụi phấn

2) Nội dung sổ theo dõi học sinh sử dụng báo cáo mục 2.2.2 (tiết 1) :

STT

Tên HS

Năng lực chưa đạt

Phẩm chất chưa đạt

Ghi chú

Tự phục vụ, tự quản

Hợp tác

Tự học và giải quyết vấn đề

Chăm học, chăm làm

Tự tin, trách nhiệm

Trung thực, kỉ luật

Đoàn kết, yêu thương

1

2

Sổ này GV hướng dẫn học sinh theo dõi các bạn chưa đạt trong tuần và đánh dấu / vào ô tương ứng nội dung chưa đạt.

3) Trước 3 ngày cần mời thầy cô đến dự

VII. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ sau khi thực hiện kế hoạch

Kết quả phiếu khảo sát sau khi thực hiện chuyên đề:Tổng số HS được khảo sát 30 em.

1. Đánh dấu x vào việc mà em thường mắc phải trong các giờ học.

SL

TL%

Thường nói chuyện hoặc làm việc riêng, trêu ghẹo bạn.

2

7

Chưa tự giác hoặc tinh thần hợp tác và chia sẻ chưa cao.

3

10

Hay nói leo, thiếu tự tin khi trình bày ý kiến cá nhân.

4

13

Chưa hoàn thành bài đầy đủ hoặc hoàn thành bài chưa đúng tiến độ.

2

7

2. Đánh dấu x vào 1 ô mà em chọn.

Thích tiết sinh hoạt lớp.

30

100

Không thích tiết sinh hoạt lớp.

0

0

Kết quả tham khảo ý kiến giáo viên dạy trong lớp.

STT

Nội dung

lấy ý kiến giáo viên dạy trong lớp.

Tổng số giáo viên

Số giáo viên

đồng tình

Số giáo viên

không đồng tình

Đầu năm

Cuối học kì 1

Đầu năm

Cuối học kì 1

Số lượng

Tỉ lệ %

11

Học sinh nói chuyện và làm việc riêng, hay trêu ghẹo bạn và thưa kiện trong giờ học.

6

6

0

0

6

100

22

Học sinh học thiếu tích cực, chưa tự giác phát biểu, tinh thần hợp tác, chia sẻ chưa cao.

6

5

0

1

6

100

33

Học sinh hay nói leo, thiếu tự tin khi trình bày ý kiến cá nhân.

6

5

0

1

6

100

44

Trong tiết học còn nhiều học sinh chưa hoàn thành bài đầy đủ theo yêu cầu giáo viên.

6

6

0

0

6

100

BƯỚC 4: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:

Chuyên đề thực hiện hiệu quả, GV thấy rõ sự tiến bộ của học sinh như sau:

  • Tự giác thay đổi hành vi, thái độ theo hướng tích cực
  • Đoàn kết, yêu thương
  • Biết dùng lời hay ý đẹp để góp ý bạn, chúc mừng thầy cô
  • Chăm ngoan, hợp tác
  • Yêu thích trường lớp, kính trọng thầy cô
  • Bộc lộ năng khiếu qua sinh hoạt chủ điểm
  • Thích, mong chờ tiết Sinh hoạt lớp

ĐỀ XUẤT: Tiếp tục triển khai chuyên đề này trong trường để GVCN học hỏi kinh nghiệm tổ chức tiết sinh hoạt lớp và có biện pháp phát huy năng lực, phẩm chất học sinh.

Người xây dựng và thực hiện kế hoạch

8. Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học lớp 4

KẾ HOẠCH TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC LỚP 4

(dành cho một nhóm học sinh có cùng vấn đề)

Xác định khó khăn của HS trong

hoạt động giáo dục

Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục

Hoạt động giáo dục/ Môn học

Khó khăn của học sinh

(Xác định rõ tên của khó khăn đó/ hoặc tên nhóm khó khăn đó trong hoạt động giáo dục/môn học)

Mục tiêu

(Xác định rõ kết quả kỳ vọng sau khi kết thúc chủ đề/ nội dung/hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho học sinh)

Nội dung tư vấn, hỗ trợ

(Cách thức tư vấn, hỗ trợ là thực hiện chủ đề độc lập hoặc 1 nội dung

được lồng ghép vào 1 hoạt động trong HDGD/môn học)

Thời gian

(Xác định thời gian bắt đầu và kết thúc)

Người thực hiện (Giáo viên bộ môn, Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn học đường hoặc chuyên gia ...)

Phương tiện và điều kiện thực hiện

Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ (dự kiến cách thu thập thông tin để đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu)

Toán lớp 4

- Biểu hiện khó khăn: Không nắm vững 1 số dạng toán có lời văn, các quy tắc tìm thành phần chưa biết trong phép tính.

- Nhóm khó khăn trong học tập

100% HS thực hiện được các dạng toán có lời văn đã học, nắm vững thành phần và thuộc các quy tắc tìm thành phần chưa biết trong phép tính, xác định và làm đúng các dạng toán có lời văn đã học và các bài tìm thành phần chưa biết trong phép tính.

- Trong quá trình giảng dạy, GV nhắc lại tên dạng toán, hướng dẫn HS các bước giải dạng toán.

- Hướng dẫn HS nêu tên gọi thành phần và kết quả trong phép tính. Cho HS thuộc các quy tắc tìm thành phần chưa biết trong phép tính, nhắc lại quy tắc.

- Cho HS thực hiện nhiều lần các dạng toán tương tự để ghi nhớ, thực hiện thành thạo.

- Cho HS thực hiện phong trào “Đôi bạn cùng tiến” trong học tập.

- Sơ đồ hóa để học sinh dễ nắm nội dung bài.

- Áp dụng vốn sống vào giải toán có lời văn.

- Tuyên dương, khen ngợi khi HS làm bài đúng.

Từ tuần 5 đến tuần 13

Ngoài việc hỗ trợ trong các tiết học thì lồng ghép thường xuyên trong 5ph đầu giờ, chuyển tiết, sinh hoạt chủ nhiệm, SH chủ đề,…

GVCN: Vũ Văn Thêm

- Giấy, bút dạ, bảng

- Các bước giải dạng toán có lời văn cơ bản ( Viết ra bảng phụ )

Máy chiếu,

Quà. Đồ dùng học tập…

- Quan sát biểu hiện của HS trong giờ học, bài làm của học sinh.

- Kết quả thu được so với ban đầu :

+ 2 tháng đầu : 3 HS ghi nhớ và vận dụng nội dung kiến thức

+ 2 tháng tiếp theo: 2 HS ghi nhớ và vận dụng nội dung kiến thức

Sau 2 giai đoạn này sẽ đánh giá và điều chỉnh sau.

9. Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học lớp 5

KẾ HOẠCH TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC LỚP 5

(dành cho một nhóm học sinh có cùng vấn đề)

Xác định khó khăn của HS trong

hoạt động dạy học/giáo dục

Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học/giáo dục

Hoạt động giáo dục/ Môn học

Khó khăn của học sinh

(Xác định rõ tên của khó khăn đó/ hoặc tên nhóm khó khăn đó trong hoạt động giáo dục/môn học)

Mục tiêu

(Xác định rõ kết quả kỳ vọng sau khi kết thúc chủ đề/ nội dung/hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho học sinh)

Nội dung tư vấn, hỗ trợ

(Cách thức tư vấn, hỗ trợ là thực hiện chủ đề độc lập hoặc 1 nội dung

được lồng ghép vào 1 hoạt động trong HDGD/môn học)

Thời gian

(Xác định thời gian bắt đầu và kết thúc)

Người thực hiện (Giáo viên bộ môn, Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn học sinh hoặc chuyên gia ...)

Phương tiện và điều kiện thực hiện

Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ (dự kiến cách thu thập thông tin để đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu)

Môn Toán - lớp 5

- Biểu hiện của khó khăn: HS thường xuyên không thực hiện được các bài tập cô giao.

- Nhóm khó khăn trong hoạt động học tập.

- 100 % học sinh thực hiện được các bài tập được giao.

- GV sẽ hỏi HS về lí do không thực hiện được các bài tập (do không hiểu bài, không biết làm, không muốn làm…). Đồng thời, GV cũng trao đổi với phụ huynh để biết được chính xác lí do mà HS không thực hiện được các bài tập. Liên hệ giáo viên ở lớp trước để tìm hiểu về năng lực học tập của em, tìm hiểu xem các em có thường xuyên không thực hiện bài tập đc giao hay không và đồng thời bổ sung những mảng kiến thức mà em bị hỏng.

- Nếu do HS không hiểu bài, không biết làm thì GV sẽ hướng dẫn lại cho HS đó; hoặc nếu do HS không muốn làm thì GV sẽ hỏi rõ về nguyên nhân để có biện pháp hỗ trợ HS kịp thời. Đồng thời giao bài tập vừa sức với học sinh; vừa dạy kiến thức mới, vừa ôn lại kiến thức cũ.

- Tuần 4 đến tuần 10.

- Giáo viên chủ nhiệm.

- Giáo viên bộ môn.

- Phụ huynh học sinh.

- Máy tính, máy chiếu.

- Bảng con.

- Phần thưởng (kẹo, bánh, đồ dùng học tập.

- Phiếu ôn tập cuối tuần.

- Nghiên cứu hồ sơ của học sinh khi học môn Toán/ quan sát biểu hiện của HS trong giờ học môn Toán/ Phân tích sản phẩm - bài làm môn Toán của HS.

- Kết quả thu được 100% học sinh cải thiện điểm số môn Toán sau tuần thứ 10.

Công tác chủ nhiệm lớp

- Bắt nạt kinh tế (bắt cống nạp vật chất; ngang nhiên lấy hoặc sử dụng đồ mà không được sự đồng ý của bạn.)

- Nhóm khó khăn trong giao tiếp.

- Học sinh nhận ra hành vi sai trái của mình.

- Nếu HS mới vi phạm lần đầu thì Gv có thế tìm hiểu nguyên nhân, gặp gỡ HS giúp HS nhận ra hành vi sai và khắc phục. Nếu HS vi phạm nhiều lần thì GV trao đổi với phụ huynh (đúng nội dung, đúng mức độ) để tìm hướng khắc phục.

- GV có thể sử dụng phương pháp kể chuyện:thông qua nội dung câu chuyện và cách thức kể chuyện của GV sẽ hình thành và phát triển được những cảm xúc tích cực và niềm tin đúng đắn ở HS. Giúp HS học được cách thức giải quyết tích cực, phân tích, đánh giá, liên hệ và rút ra bài học bổ ích cho HS

- Sau khi HS sửa sai, GV biểu dương.

- 2 tuần đến 1 tháng

- Thời gian tuỳ theo mức độ vi phạm của HS

- GVCN

- PHHS

- Tổng phụ trách

- Phần thưởng (kẹo, bánh, đồ dùng học tập.

- Đánh giá sự thay đổi của Hs qua giao tiếp với bạn bè sau mỗi tuần.

- Kết quả thu được học sinh nhận ra hành vi sai trái của mình.

Hoạt động trải nghiệm

- Chưa biết cách đánh giá được điểm mạnh và hạn chế của bản thân; còn rụt rè, e ngại hoặc thể hiện mình thái quá trong giao tiếp với giáo viên và các bạn.

- Nhóm khó khăn trong phát triển bản thân.

- 100% Học sinh mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến, suy nghĩ riêng của mình.

- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, nâng cao giá trị và kĩ năng sống cho học sinh: kĩ năng nhận thức bản thân, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng kiểm soát cảm xúc; giá trị trách nhiệm, giá trị yêu thương.

- Khuyến khích động viên các em tham gia các câu lạc bộ, nhóm năng khiếu,…

- 1 học kì

- GVCN

- GVBM

- TPT

- PHHS

- Bạn bè

- Hoạt động của các CLB, các đội nhóm

- CSVC (dụng cụ TDTT, cọ, giấy, màu, đàn,..)

- Phần thưởng (kẹo, bánh, đồ dùng học tập).

- Thu thập thông qua quan sát; căn cứ vào kết quả đánh giá của các lực lượng hỗ trợ.

- Kết quả thu được 100% Học sinh mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến, suy nghĩ riêng của mình.

10. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh THCS (3 mẫu)

Tham khảo mẫu kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh THCS hay, đúng chuẩn tại bài viết sau:

11. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh THPT

Tham khảo chi tiết mẫu kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh THPT hay, cập nhật mới liên tục tại bài viết sau:

Trên đây là các mẫu Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học module 5 theo các cấp học rất cụ thể và chi tiết. Mẫu kế hoạch module 5 được HoaTieu.vn cập nhật liên tục bám sát chương trình tập huấn module mới nhất. Thầy cô nhớ theo dõi để nhận tài liệu mới nhất nhé!

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
34 258.915
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm