Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh THPT module 5

Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh THPT module 5 là mẫu giáo viên phải lập và nộp lên hệ thống khi tham gia tập huấn module 5: Tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học. Dưới đây là một số mẫu dành cho các khối lớp mà chúng tôi sưu tầm được, mời các bạn tham khảo và tải về.

Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo và được chia sẻ miễn phí tới các thầy cô, các thầy cô chỉ nên lấy ý tưởng để hoàn thiện bài làm của mình sao cho đầy đủ nội dung, chứ không nên sao chép y nguyên.

Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học phổ thông trong hoạt động giáo dục và dạy học

1. Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh

Dưới đây là mẫu báo cáo ví dụ cho đề bài nộp báo cáo phân tích 01 trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học phổ thông trong hoạt động giáo dục và dạy học. Mẫu báo cáo cần phải mô tả lại tình huống của học sinh, qua đó nêu ra hướng tư vấn, hỗ trợ theo từng bước cụ thể. Mời các bạn tham khảo báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn khi học sinh bị bạn học tẩy chay, cô lập và đưa ra hướng giải quyết, hỗ trợ.

Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh lớp 10

Họ và tên học sinh: Đặng Thị C

Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ: ……

Lý do tư vấn, hỗ trợ: Học sinh gặp khó khăn trong quan hệ, giao tiếp với bạn

1. Mô tả

C là học sinh lớp 10, em bị các bạn trong lớp tẩy chay vì học kém lại hay bày những trò trêu chọc cô giáo trong lớp. C luôn làm cho các giáo viên giảng dạy bộ môn cũng như giáo viên chủ nhiệm phiền lòng vì em không những không chịu làm bài tập về nhà, quậy phá trong lớp mà còn nghĩ ra những trò để trêu giáo viên như em có lần đã vẩy nước rửa bát ra sàn để giáo viên đi trượt ngã….Chính vì những lý do đó nên các bạn trong lớp không ai muốn chơi với em, nhưng mọi người càng xa lánh thì C lại càng gây gổ và nghĩ ra những trò tinh quái hơn trước. Giáo viên chủ nhiệm đã phải mời bố mẹ lên làm việc và nói chuyện nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.

Với trường hợp của C để giúp em hòa nhập với các bạn trong lớp, giáo viên nên hỗ trợ học sinh thông qua các bước sau:

2. Hướng tư vấn, hỗ trợ

Bước 1. Thu thập thông tin của học sinh

Giáo viên quan tâm, chia sẻ và tìm hiểu thông tin có liên quan đến vấn đề của em C bằng nhiều con đường khác nhau như: qua trò chuyện trực tiếp với C, với giáo viên, phụ huynh và bạn bè trên lớp. Với hành vi trên của C giáo viên cũng có thể sử dụng thêm các trắc nghiệm đánh giá cảm xúc hoặc hành vi như: khả năng kiểm soát cảm xúc, đánh giá hành vi chống đối, khả năng học tập để xác định những khó khăn hoặc hạn chế trong các mặt cảm xúc, hành vi và khả năng học tập của C, những thông tin như:

Gia đình: hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, nghề nghiệp của bố mẹ, các anh/chị em trong gia đình và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình cũng như phong cách giáo dục của cha mẹ.

Khả năng học tập của C: Trước đây C học tập như thế nào? Em có thế mạnh hay học môn nào tốt nhất? môn nào kém nhất?

Tiền sử bệnh tật: C có mắc bệnh gì không? Trong thời thơ ấu em có trải qua những trải nghiệm hay biến cố nào đáng lưu tâm? Hiện tại sức khỏe thể chất của em thế nào?

Sở thích, điểm mạnh và thói quen của C: C có sở thích và điểm mạnh gì không? Em có thói quen gì trên lớp và ở nhà?

Quan điểm sống: C có quan điểm sống như thế nào?

Mối quan hệ: C có bạn thân không? quan hệ của C với các giáo viên thời trung học cơ sở như thế nào?

Cảm xúc và hành vi của C: khi em trêu chọc các bạn và cô giáo thì em cảm thấy như thế nào? Em thường làm gì khi có cảm xúc tiêu cực?

Những thông tin thu được cho thấy: C là con đầu sinh ra trong gia đình có bố mẹ là những người kinh doanh buôn bán, nên bố mẹ cũng có ít thời gian quan tâm đến C mà chỉ quan niệm cho con đầy đủ điều kiện là thương con. C có tuổi thơ khá êm đềm và lực học ở mức khá, nhưng lên cấp 2 năm lớp 7 do em không đi học thêm môn Toán của giáo viên nên em thường xuyên bị điểm kém. Từ đây em ghét học Toán và ghét luôn giáo viên Toán, có thái độ tiêu cực không chỉ với giáo viên Toán mà với các giáo viên khác. Khi càng bị giáo viên trách phạt thì em lại càng tỏ ra ngang tàng và bướng bỉnh, dần dần các bạn trong lớp không muốn chơi với em vì sợ bị liên lụy. Em có người bạn thân nhưng bạn này đã chuyển sang tỉnh khác học do gia đình chuyển nhà vì thế C có rất ít bạn chơi cùng. Đến lớp em thích nghịch và trêu chọc để các bạn cười, với em đó là lúc mà em cảm thấy mình được quan tâm và chú ý nhất. Lực học từ lớp 7 càng ngày càng kém cho đến khi lên lớp 10, nhưng C lại là người nhanh nhẹn và rất năng động, thích hoạt động bề nổi, phong trào như chơi đá cầu, đá bóng.

Bước 2. Liệt kê các vấn đề/khó khăn của học sinh

Qua thông tin thu thập được từ bước 1, giáo viên đưa ra những vấn đề mà C đang gặp phải gồm:

– Hành vi chống đối giáo viên.

– Khả năng kiểm soát cảm xúc kém: C dễ dàng nổi nóng và tức giận nếu không đạt được mục đích hoặc có ai đó không làm thỏa mãn nhu cầu của em. Đây là một trong những vấn đề chính của C

– Cô đơn vì không có bạn chơi. Đây cũng là một trong những vấn đề chính của C

Bước 3. Xác định vấn đề của học sinh

Qua phân tích thông tin từ trò chuyện cũng các phương pháp khác như quan sát, phân tích hồ sơ học sinh, giáo viên thảo luận với đồng nghiệp (và tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn) lý giải điều kiện duy trì và phát triển các vấn đề của C như sau: C bị hổng kiến thức từ hồi cấp 2 khi em vào lớp 7 do giáo viên dạy Toán có hành vi ứng xử không công bằng với em do em không đi học thêm lớp cô dạy. Từ đó C ghét môn toán và ghét luôn giáo viên dạy toán. C hình thành suy nghĩ trong đầu là chính các giáo viên là nguyên nhân dẫn đến việc em học kém do vậy em có hành vi chống đối giáo viên như một cách để trả thù lại việc giáo viên dạy Toán đã có hành vi không công bằng với em. Trong suốt thời gian ở trường trung học cơ sở C rất cần bạn bè để chia sẻ và tâm sự nhưng em lại bị các bạn xa lánh vì vừa học kém lại hay bị giáo viên trách phạt nên các bạn cũng không muốn liên lụy. Sự cô đơn vì bị bạn bè tẩy chay khiến C có hành vi chống đối để gây sự chú ý và lôi kéo mọi người về phía mình. Thêm vào đó, khả năng kiểm soát cảm xúc kém của C cũng là một trong những yếu tố làm cho em dễ nổi nóng và không làm chủ được bản thân. Bố mẹ C dù có quan tâm đến con nhưng lại nuông chiều không đúng cách làm cho vấn đề của em lại càng có điều kiện để duy trì.

Bước 4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh

Mục tiêu:

– Mong muốn lớn nhất của C là được các bạn trong lớp chấp nhận mình và chơi cùng vì thế mục tiêu ưu tiên là giúp C được các bạn trong lớp thừa nhận.

– Giúp C biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân.

– Cải thiện kết quả học tập các môn học, trong đó tập trung vào các môn như Toán và Văn.

Hướng tư vấn, hỗ trợ:

– Giáo viên chủ nhiệm xây dựng chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh trong lớp về chủ đề “Tình bạn tuổi học trò”.

– Giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động tập thể để C tham gia cùng với cả lớp, tổ chức các cuộc thi thể thao trong đó có trò chơi đá cầu để C khẳng định bản thân.

– Giáo viên chủ nhiệm chỉ định một số học sinh học khá giúp đỡ C học Toán.

– Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn C một số kỹ thuật để kiểm soát cảm xúc khi tức giận như hít thở sâu, sử dụng thời gian tạm lắng, đếm số từ 1-10…

– Giáo viên chủ nhiệm nói chuyện với bố mẹ C để có thể hỗ trợ em, động viên, quan tâm đến C khi ở nhà giúp em có thêm sự tự tin vào bản thân.

Việc xác định các hướng hỗ trợ/tư vấn trên dựa trên nguyên tắc tôn trọng học sinh (tin tưởng vào khả năng, sự thay đổi của học sinh; khẳng định giá trị của học sinh) và thể hiện trách nhiệm, mong muốn của giáo viên mang lại điều tốt đẹp cho học sinh.

Nguồn lực: Bên cạnh giáo viên chủ nhiệm, học sinh trong lớp cần có sự hỗ trợ của gia đình, nhất là bố mẹ C để em có thể rèn luyện thói quen kiểm soát cảm xúc ở nhà, ra ngoài cũng như ở trường.

Sử dụng kênh thông tin, phối hợp với gia đình trong hỗ trợ, tư vấn cho học sinh:: Trong trường hợp này, giáo viên có thể sử dụng kênh thông tin qua gọi điện thoại trực tiếp cha mẹ, với học sinh hay trao đổi qua email hoặc zalo để có thể có thông tin và sự hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.

Bước 5: Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh

Bước này giáo viên sẽ trực tiếp tiến hành các hỗ trợ cần thiết như: quan tâm, động viên, chia sẻ, tạo điều kiện tốt nhất, kết nối nguồn lực và tư vấn cung cấp thông tin cũng như tư vấn, hỗ trợ để giúp C nhận diện và đối diện với khó khăn, vướng mắc của bản thân và chủ động thay đổi để giải quyết vấn đề từ đó nâng cao kĩ năng ứng phó với tình huống trong tương lai.

Bước 6: Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh

Sau một học kỳ hỗ trợ và tư vấn cho C theo mục tiêu đề ra, C đã có thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn như: Em đã vui vẻ và không còn trêu bạn bè và giáo viên trong lớp, kết quả môn Toán có cải thiện đôi chút nhưng chưa nhiều, em đã có thể chơi với một số ít bạn trong lớp. Tuy nhiên, giáo viên chủ nhiệm vẫn chưa thể thay đổi thái độ của học sinh trong lớp với C vì em vẫn còn hay nổi cáu nên nhiều học sinh vẫn né tránh C. Giáo viên chủ nhiệm quyết định dừng tư vấn, hỗ trợ vì không còn chủ nhiệm lớp nữa và chuyển cho giáo viên chủ nhiệm lớp 11 tiếp tục hỗ trợ, tư vấn để C thực sự được các bạn trong lớp chấp nhận và có thể cải thiện kết quả học tập để thi vào đại học.

Nộp báo cáo phân tích 01 trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học phổ thông trong hoạt động giáo dục và dạy học (theo mẫu)
Nộp báo cáo phân tích 01 trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học phổ thông trong hoạt động giáo dục và dạy học (theo mẫu)

2. Báo cáo phân tích 01 trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học

BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN
TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC

Họ và tên học sinh: Nguyễn Thị T - học sinh lớp 11C.

Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ: ............. GV bộ môn.

Lý do tư vấn, hỗ trợ: Học sinh gặp khó khăn trong học tập - Học sinh không có hứng thú trong học tập môn Vật lí.

1. Thu thập thông tin của học sinh về:

Qua nhiều kênh thông tin khác nhau như: phụ huynh học sinh, các bạn trong và ngoài lớp của học sinh, giáo viên đã thu thập được những thông tin sau về học sinh:

- Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi:

+ Suy nghĩ, cảm xúc: Học sinh luôn muốn thể hiện năng lực của mình, muốn tập trung cho việc học nhưng lại gặp trở ngại là cảm giác không hiểu bài, chán học trong mỗi giờ học Vật lí

+ Hành vi:

Thường xuyên không ghi chép bài hoặc xin ra ngoài rất lâu mỗi khi đến giờ Vật lí.

Thường xuyên quên làm bài tập, học bài cũ môn Vật lí.

Trong giờ học thường có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, không tập trung học tập.

- Khả năng học tập:

+ Đối với môn Toán và môn Vật lí: Học sinh thường không hiểu bài, không ghi chép bài học.

+ Đối với những môn học khác: Học sinh vẫn có hứng thú trong giờ học.

+ Bản thân học sinh là người có tố chất thông minh.

- Sức khỏe thể chất: Học sinh có bệnh lí về dạ dày khi mới học Tiểu học.

- Quan hệ giao tiếp:

+ Với thầy cô: Học sinh vẫn luôn tôn trọng, lễ phép với giáo viên. Tuy nhiên, học sinh vẫn có sự e dè, nhút nhát khi nói chuyện, trao đổi với giao viên.

+ Với bạn bè: Học sinh luôn hòa đồng, gần gũi, cởi mở.

- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình:

+ Học sinh chỉ có thể chia sẻ, nói chuyện với mẹ. Rất ít giao tiếp nói chuyện với bố và các thành viên khác trong gia đình.

+ Cha mẹ áp đặt sẵn mục tiêu thi sau khi tốt nghiệp THPT là ở nhà phụ bố mẹ làm rẫy trong khi nguyện vọng của học sinh là trường Đại học Kinh tế TP HCM.

- Điểm mạnh: Học sinh thật thà, có tố chất thông minh, tư duy nhanh; dễ dàng chia sẻ với mẹ về mọi vấn đề trong học tập và cuộc sống.

- Hạn chế: Chưa tự tin, chủ động khi trao đổi với giáo viên.

- Sở thích: Chơi bóng chuyền.

- Đặc điểm tính cách: Cá tính, luôn coi trọng và đánh giá cao quan điểm, suy nghĩ, nhận định của cá nhân.

- Mong đợi/nguyện vọng của bản thân: Tìm lại được hứng thú và có phương pháp để học tốt môn Vật lí để có thể thực hiện được ước mơ thi đỗ trường Đại học Kinh tế TP HCM.

2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh:

- Không có hứng thú trong giờ học Vật lí.

- Không chủ động, tự tin trao đổi với giáo viên dạy Vật lí.

- Không tập trung học trong giờ Vật lí.

- Kết quả học tập của môn Vật lí không cao như mong đợi.

- Kĩ năng sắp xếp thời gian học tập chưa tốt.

- Áp lực vì mong đợi của cha mẹ.

3. Xác định vấn đề của học sinh:

Vấn đề chính mà học sinh Nguyễn Thị T gặp phải trong thời gian nửa đầu học kì I lớp 11 là không có hứng thú trong giờ học Vật lí. Điều kiện nảy sinh và duy trì vấn đề của Nguyễn Thị T là do học sinh bị áp lực về việc học; kĩ năng quản lí thời gian và sắp xếp thời gian cho việc tự học không tốt; không thích nghi được với phương pháp giảng dạy của giáo viên bộ môn; mong đợi và yêu cầu của cha mẹ khiến học sinh càng căng thẳng và lúng túng trong việc xác định phương pháp học tập ở môn Vật Lí.

4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh:

♦ Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ:

- Giúp học sinh có lại được hứng thú trong giờ học Vật Lí.

- Hướng dẫn học sinh cách kiểm soát cảm xúc và căng thẳng.

- Hướng dẫn, tư vấn học sinh cách phân bố thời gian và lựa chọn phương pháp học tập phù hợp, hiệu quả.

Hướng tư vấn, hỗ trợ:

- Nói chuyện với phụ huynh học sinh để phụ huynh hiểu và động viên, khích lệ, chia sẻ giúp đỡ học sinh trong việc tự học ở nhà.

- Hướng dẫn học sinh cách xây dựng thời gian biểu cho các hoạt động thường ngày hợp lí hơn.

- Tư vấn cho học sinh tham gia các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh để giải tỏa căng thẳng.

- Tổ chức các chuyên đề tư vấn cho lớp với các chủ đề như: “Học tập hiệu quả”; “Làm thế nào để quản lí thời gian tốt”; “ Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ”; “Kĩ năng ứng phó với căng thẳng trong học tập”

Việc xác định các hướng tư vấn, hỗ trợ dựa trên việc tôn trọng học sinh.

Nguồn lực:

Bên cạnh việc giáo viên chủ nhiệm tư vấn, hỗ trợ cho học sinh, cần có sự hỗ trợ của gia đình học sinh, bạn học trong lớp, các thầy, cô trong tổ tư vấn tâm lí học đường và các giáo viên bộ môn.

♦ Sử dụng kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh:

- Giáo viên trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh.

- Giáo viên trao đổi trực tiếp với giáo viên bộ môn dạy Vật lý.

TT

T. gian

Tư vấn, hỗ trợ học sinh

(Nội dung, Phương pháp, Kỹ năng)

Người tư vấn

Phương tiện

Tư vấn, hỗ trợ

1

Tuần 1

- Trao đổi thông tin về tình huống của em T với các bộ phận liên quan

- Nắm bắt thông tin, thiết lập mối quan hệ đặt biệt với học sinh

- Tư vấn độc lập

- GV tìm hiểu những khó khăn về học tập của HS để từ đó đưa ra biện pháp phù hợp (Trò chuyện, Nghiên cứu hồ sơ học sinh).

- Kết hợp với gia đình, bạn bè để giúp em T có kỹ năng học tập (Thuyết phục)

- Trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh.

GVCN, GVBM, Ban TVTL, GĐ học sinh

GVCN

GVCN

Trao đổi trực tiếp, sử dụng phiếu thu thập thông tin

Trắc nghiệm khảo sát

Hồ sơ học sinh

Sổ ghi chép /biên bản

2

Tuần 2

- Tư vấn độc lập

- GV tiếp tục tìm hiểu những khó khăn về học tập của HS để từ đó đưa ra biện pháp (Trò chuyện)

- Hỗ trợ việc ghi chép, hiểu bài, giải quyết bài tập, kiểm tra.

- Cân bằng trong cuộc sống.

- Giúp em tự tin trong học tập.

- Xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết trong học tập.

- Trao đổi với phụ huynh học sinh

GVCN, GVBM Vật lí

GVCN, GVBM Vật lí

Sổ ghi chép/biên bản

Các sp học tập của học sinh

3

Tuần 3

- Tiếp tục nội dung công việc như tuần 2

- Tổng kết kết quả, phản hồi với các bộ phận liên quan về xu hướng tiến bộ của học sinh.

GVCN, GVBM, Ban TVTL, GĐ học sinh

Số ghi chép

Kết quả học tập

Phản hồi của học sinh lớp 11C

5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh:

Giáo viên sẽ trực tiếp tiến hành các hỗ trợ cần thiết như: quan tâm, động viên, chia sẻ, tạo điều kiện tốt nhất, kết nối nguồn lực và tư vấn cung cấp thông tin cũng như tư vấn, hỗ trợ để giúp học sinh nhận diện và đối diện với khó khăn, vướng mắc của bản thân và chủ động thay đổi để giải quyết vấn đề từ đó nâng cao kĩ năng ứng phó với sự căng thẳng, biết tự cân bằng và giải quyết những mâu thuẫn tương tự trong tương lai.

6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh:

Sau thời gian hỗ trợ, tư vấn học sinh theo mục tiêu đề ra, giáo viên nên tổng kết lại những kết quả đạt được và những điều chưa làm được, lý giải nguyên nhân và hướng khắc phục cũng như đề xuất cho những người liên quan. Ngoài ra, sau khi tổng kết những thay đổi, sự tiến bộ của học sinh giáo viên sẽ đưa ra quyết định dừng lại không hỗ trợ, tư vấn nữa hay tiếp tục theo dõi học sinh gián tiếp trong thời gian tiếp theo.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 9.390
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm