Bài tuyên truyền về bệnh dịch tả lợn Châu Phi
TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Đến nay bệnh không có thuốc điều trị và chưa có vắc xin phòng bệnh. Dưới đây là Bài tuyên truyền về bệnh dịch tả lợn Châu Phi giúp các bạn nắm bắt được thông tin về triệu chứng và cách phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Bệnh Dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn (cả lợn nhà và lợn hoang dã); bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Vi rút gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao với môi trường. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trở nếu để xảy ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
ĐẶC ĐIÊM CỦA VI RÚT DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
Vi rút dịch tả lợn Châu Phi có trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Vi rút dịch tả lợn Châu phi có sức đề kháng cao, có khả năng chịu được ở nhiệt độ thấp: ở trong thịt lợn sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao vi rút có thể tồn tại được 3-6 tháng; ở nhiệt độ 56c tồn tại được 70 phút; ở nhiệt độ 60% trong 20 phút; trong máu đã phân hủy được 5 tuần; trong máu khô được 70 ngày; trong phân ở nhiệt độ phòng được 11 ngày; trong máu ở nhiệt độ 4c được 18 tháng; trong thịt dính xương ở nhiệt độ 39c được 150 ngày, trong giăm bông được 140 ngày.
ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN BỆNH: Vi rút dịch tả lợn Châu Phi lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm vi rút như: Chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm vi rút và thức ăn thừa chứa thịt lợn nhiễm bệnh.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3-15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3-4 ngày.
1. Thể quá cấp tính: Lợn chết nhanh, không biểu hiện triệu chứng lâm sáng hoặc lợn sẽ nằm và sốt cao trước khi chết.
2. Thể cấp tính: Lợn sốt cao (40,5- 42°C). Trong 2-3 ngày đầu tiên lợn không ăn, lười vận động, ủ rũ , nằm chồng đống, lợi thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước. Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang mầu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuối, cẳng chân, đa phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có mầu sẫm xanh tím. Trong 1-2 ngày trước khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phấn có chất nhầy và máu. Lợn sẽ chết trong vòng 6-13 ngày hoặc 20 ngày. Lợn mang thai có thể sẩy thai ở mọi giai đoạn. Tỷ lệ chết cao lên 100%. Lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm vi rút thể mãn tính thường không có triệu chứng, nhưng chúng sẽ là vật chủ mang vi rút dịch tả lợn châu Phi trong suốt cuộc đời.
3. Thể á cấp tính: Lợn biểu hiện triệu chứng sốt nhẹ; hoặc sốt lúc tăng lúc giảm, giảm ăn, sụt cân, ủ rũ, ho khó thở, viêm khớp, đi lại khó khăn, lợn mang thai sẽ sẩy thai, lợn chết trong vòng 15-45 ngày, tỷ lệ chết khoảng 30-70 %. Lợi có thể khỏi hoặc bị bệnh mãn tính.
BỆNH TÍCH CỦA BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
(Chủ yếu ở thể cấp tính)
Xuất huyết nhiều ở các hạch lympho ở dạ dày, gan và thận. Thận có xuất huyết điểm, lá lách to có nhồi huyết. Da có màu tối và phù nề, da vùng bụng và chân có xuất huyết. Có nhiều nước xung quanh tim và trọng xoang ngực hoặc xoang bụng, có các điểm xuất huyết trên nắp thanh quản, bàng quang và bề mặt các cơ quan bên trong, túi mật sưng.
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI.
Hiện nay chưa có vắc xin phòng và thuốc điều trị được bệnh Dịch tả châu Phi, vì vậy để ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:
a) Khi chưa có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện
- Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn.
- Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam.
- Tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh.
- Tuân thủ các quy định về quản lý, vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển buôn bán lợn và các sản phẩm của lợn.
- Đối với cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn phải thực hiện lợn đưa vào giết mổ phải có nguồn gốc rõ ràng, nghiêm cấm không được giết mổ lợn khi nghi ngờ lợn có biểu hiện bị bệnh phải dừng ngay việc giết mổ thông tin cho cơ quan chuyên môn biết để kiểm tra xác minh và có biện pháp xử lý kịp thời.
b) Khi có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện
- Thông tin kịp thời cho nhân viên thú y xã phường, chính quyền và cơ quan thú y nơi gần nhất bất khi khi nào phát hiện lợn, các sản phẩm lợn nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lậu.
- Tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan Thú y .
- Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể và phù hợp cho từng vùng.
- Không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
- Chính quyền và các cơ quan chuyên môn cần tổ chức thực hiện ngay các biện pháp xử lý ổ dịch, các biện pháp phòng, chống theo đúng quy định của Luật thú y và các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật; đặc biệt phải dừng việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn, kể cả sản phẩm đã qua chế biến chín từ nơi đã có lợn, sản phẩm lợn được xác định dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
- Chia sẻ:Thái Nguyễn
- Ngày:
Bài tuyên truyền về bệnh dịch tả lợn Châu Phi
250,2 KB 06/06/2019 7:47:00 SATải file định dạng .DOC
62,5 KB 06/06/2019 5:13:56 CH
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Báo cáo ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 mới nhất
-
Biên bản họp đề nghị công nhận Gia đình văn hóa 2024
-
Mẫu thư mời dự lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12/2024
-
Bài phát biểu ngày hội Đại Đoàn Kết toàn dân tộc 18/11 2024 mới nhất
-
Biên bản họp đề nghị tặng giấy khen khu dân cư văn hóa 2024 mới nhất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến