Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT8

Tải về

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT8 - Kỹ năng tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh THPT

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT8 - Kỹ năng tham vấn, tư vấn, hướng dẫn và một số phương pháp tiếp cận cơ bản trong hướng dẫn cho học sinh THPT để thầy cô cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ kỹ năng tham vấn, tư vấn cho học sinh THPT. Mời thầy cô cùng tham khảo và tải về bài thu hoạch tại đây.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module THPT8: Kỹ năng tham vấn, tư vấn, hướng dẫn và một số phương pháp tiếp cận cơ bản trong hướng dẫn cho học sinh THPT

Năm học: ..............

Họ và tên: .................................................................................................................

Đơn vị: ......................................................................................................................

Câu 1: Nêu các ý chính về kỹ năng giao tiếp không lời và kỹ năng giao tiếp bằng lời trong hoạt động tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh THPT?

1. CÁC KĨ NĂNG GIAO TIẾP KHÔNG LỜI.

Kĩ năng giao tiếp không lời là khả năng sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ trong giao tiếp. Theo Mehrabian, 1971, ảnh hưởng của thông điệp được đưa ra bởi phương tiện phi ngôn ngữ trong giao tiếp là rất lớn: 55% là do biểu đạt khuôn mặt và cơ thể; 30 % là giọng nói (cách nói) và chỉ có 15% là do ngôn từ.

Các kĩ năng này có tầm quan trong rất lớn trong công tác tham vấn, tư vấn, hướng dẫn. Nếu giáo viên sử dụng các hành vi không lời một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện cho việc giao tiếp được thuận lợi và giúp giáo viên xây dụng mối quan hệ tin cậy với học sinh, giúp các em cởi mở hơn trong việc chia sẻ những vấn đề của mình.

Các kĩ năng giao tiếp không lời thường được sử dụng trong tham vấn, tư vấn, hướng dẫn học sinh THPT là:

- Duy trì tiếp xúc mắt

Là khả năng sử dụng ánh mắt trong giao tiếp, tức là luôn duy trì được việc giao tiếp bằng mắt với cái nhìn cởi mở, thân thiện.

Trong giao tiếp, giáo viên nên nhìn thẳng vào mắt học sinh khi nói chuyện, khi lắng nghe, tránh nhìn với ánh mắt soi mói.

- Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ

Nét mặt là phuơng tiện giao tiếp rất quan trọng. Giáo viên cần giữ nét mặt vui vẻ, có thể mỉm cười khi gặp học sinh. Khi học sinh có chuyện buồn, giáo viên có thể dùng nét mặt để bày tỏ chia sẻ. Khi giao tiếp, giáo viên nên ngồi đối diện, hướng về phía học sinh, không nên cúi người gần quá khiến các em bất an. Giáo viên cũng không nên ngồi khoanh tay, bắt chéo chân, như vậy sẽ làm giảm sự thoải mái của học sinh. Đồng thời khi cần có thể nắm tay, vỗ vai an ủi các em nhưng cần tránh thường xuyên vì dễ gây hiểu lầm.

- Giọng nói và tốc độ nói

Cảm xúc và tình cảm của người nói thường thể hiện rõ rệt nhất qua giọng nói và tốc độ nói của họ. Nói chung mỗi người có giọng nói khác nhau phù hợp với cảm xúc mà họ đang trải qua. Trong tham vấn, tư vấn, giáo viên nên nói với giọng bình tĩnh, trầm, nhẹ nhàng và tốc độ đều thể hiện sự cởi mở, chân thành, quan tâm và trìu mến.

- Sử dụng không gian và thời gian trong giao tiếp

Không gian và thời gian giao tiếp cỏ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình tham vấn, tư vấn và hướng dẫn. Giáo viên nên chọn phòng tham vấn ở nơi yên tĩnh, bày trí trong phòng phải nhẹ nhàng, thoải mái. Ngoài ra, ánh sáng trong phòng cần nhẹ nhàng, tránh gay gắt gây khó chịu. Khoảng cách ngồi hợp lí giữa giáo viên và học sinh khi tham vấn là 60-80 cm. Khi tham vấn, giáo viên cần để cho học sinh có thời gian trình bày, không thúc giục. Tránh các hành động như xem giờ liên tục hay ngắt buổi nói chuyện đột ngột. Khi đặt câu hỏi, nên dành cho thân chủ thời gian trả lời, không liên tục hỏi làm học sinh hoang mang. Cần chú ý các khoảng lặng vì học sinh rất thường đưa ra các thông tin, nội dung quan trọng để phá vỡ im lặng. Khi cần có thể chủ động chuyển đề tài một cách nhẹ nhàng.

2. CÁC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CÓ LỜI.

Kĩ năng giao tiếp có lời là kĩ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong giao tiếp, giúp giáo viên khuyến khích học sinh bộc bạch và chia sẻ suy nghĩ của ho. Khi đã dựng được lòng tin với học sinh, việc sử dụng các kĩ năng giao tiếp bằng lời sẽ giúp giáo viên khai thác những thông tin quan trọng để cùng với học sinh làm rõ vấn đề và xác định các kế hoạch khác nhau nhằm cải thiện tình huống của học sinh.

2.1 Kĩ năng đặt câu hỏi

Các câu hối rất cần thiết để bất đầu cuộc thảo luận với một người hoặc một nhóm. Trong công tác tham vấn /tư vấn /hướng dẫn, việc đặt ra các câu hối để học sinh trả lời một cách tự nhiên, thoải mái và chia sẻ thông tin với giáo viên là rất quan trọng, sử dụng câu hỏi đúng giúp giáo viên tránh được việc hỏi quá nhiều câu hỏi và khai thác được nhiều thông tin trong thời gian cho phép.

Có 2 loại câu hỏi:

a. Câu hỏi mở: Thường bắt đầu bằng các từ “Cái gì “, “Thế nào”, “Ở đâu”/ “Tại sao” “Có thể “ … Đây là những câu hỏi mà học sinh tự biểu đạt câu trả lời, có thể cung cấp thông tin đầy đủ cho giáo viên để tiếp cận với hoàn cảnh của học sinh. Đây là các câu hỏi mà học sinh không thể trả lời có hoặc không.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
3 6.812
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm