Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT6
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT6 - Xây dựng môi trường học tập cho học sinh THPT
hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT6 - Xây dựng môi trường học tập cho học sinh THPT để thầy cô cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ những cách thức để xây dựng môi trường, tạo động cơ học tập cho học sinh... Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ......... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THPT6: Xây dựng môi trường học tập cho học sinh THPT
Năm học: ..............
Họ và tên: ...................................................................................................................
Đơn vị: ........................................................................................................................
Câu 1: Nêu các cách thức để tạo dựng động cơ học tập cho học sinh?
1. Những gì mình muốn học là có lợi cho mình
Lựa chọn các nội dung dạy học mà học sinh quan tâm và thấy có lợi ích trực tiếp đối với học sinh, cũng giống như việc dạy khối gạch cho người đang muốn xây tường quanh vườn hay dạy thiên vận cho người đang “xin chết" để được sử dụng chiếc kính viễn vọng mới.
2. Trình độ chuyên môn mà mình đang học để đạt được sẽ có lợi cho mình
Bản thân giáo viên có thể hiểu rất rõ những lợi ích truớc mắt cũng như những lợi ích lâu dài của học sinh khi học tập môn học của mình. Nhưng không phải tất cả học sinh đều biết được điều đó. Vì vậy, giáo viên cần giúp học sinh thấy được ý nghĩa trước mắt cũng như lâu dài của những mục tiêu học tập cần đạt đuợc khi học tập môn học. Giáo viên cần “chào bán" những gì muốn dạy cho học sinh. Nghĩa là giáo viên phải chỉ ra cho học sinh thấy những lợi ích trong hiện tại cũng như trong tương lai của việc học tập môn học mà mình đang giảng dạy. Trên cơ sở giáo viên tìm hiểu, nắm bắt được mục tiêu trước mất và mục tiêu lâu dài sau này của học sinh, gắn kết nội dung dạy học của mình với quá trình hoàn thành mục tiêu của học sinh.
Bằng những kinh nghiệm thực tế, giáo viên chỉ cho học sinh thấy tầm quan trọng của môn học, không chỉ học sinh của mình mà mọi người đều cần biết đuợc tri thức của môn học mình đang giảng dạy. Có những học sinh sẽ chăm học hơn khi giáo viên đặt vấn đề điểm số hoặc đánh giá kết quả học tập cuối kì đối với từng nội dung cụ thể cho học sinh biết.
Hãy cho học sinh thường xuyên được kiểm nghiệm những nội dung bài học bằng chính cuộc sống thường ngày của các em, thông qua các buổi thực hành, thí nghiệm, tham quan, du lịch, các bài tập thực tiễn, các cuộc nói chuyện, giao lưu... và có những môn học, giáo viên hãy chỉ cho học sinh thấy sự quan trọng của môn học đối với những nghề nghiệp trong tương lai mà học sinh sẽ chọn...
3. Mình thấy mình thường thành đạt nhờ chuyện học hành, và sự thành đạt đó làm tăng sự tự trọng cùa mình
Động cơ này giữ vai trò chủ đạo, được coi là đầu tàu học tập, lôi kéo, thúc đẩy quá trình đạt mục tiêu học tập của học sinh ngay cả những khi những động cơ khác cùng tồn tại.
Trong cuộc sống, chứng ta nhận thấy một điều, người ta thường thích làm những gì mà họ cho là mình giỏi và không thích làm những gì mà người ta kém. Nếu nấu ăn vài lần đầu và được thừa nhận là ngon thì họ sẽ tin vào khả năng của mình, thấy việc nấu nướng thật lí thú và từ đó họ liên tục thử thách bản thân theo những bài nấu ăn khó hơn. Sự kiên trì, nỗ lực, quyết tâm không ở lại với họ và làm cho họ dễ dàng bị đánh bại bởi những khó khăn nho nhỏ. Và cuối cùng là “tôi không thể nấu ăn được".
Học sinh cũng vậy. Trong quá trình học tập, nếu hoàn thành được những nhiệm vụ học tập đặt ra và nhận đuợc sự biểu dương, ghi nhận những kết quả đó từ người khác, như những gia vị làm món ăn thêm ngon, thì học sinh sẽ tự tin trong quá trình hoàn thành những nhiệm vụ học tập tiếp theo. Niềm tin vào khả năng thành công trong học tập của bản thân học sinh được nuôi dưỡng, nâng cao và là động lực thúc đẩy học sinh học tập tích cực, tạo ra sự quyết tâm, nỗ lực và ham thích đạt được mục tiêu học tập của bản thân.
Giáo viên cần giúp cho học sinh thấy đuợc sự thành công của việc học tập. Chú ý sự vận hành của chiếc đầu tàu học tập này.
Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT6
284 KB 18/08/2017 2:19:00 CHBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT6 (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Bảng thông báo kết quả thi đua và xếp loại lớp theo tháng
Mẫu đơn đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 2 môn Mỹ thuật
Mẫu báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại nhà giáo về chuyên môn nghiệp vụ
Mẫu báo cáo thực tập sư phạm Mầm non
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Công Nghệ 2024
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến