Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT3
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT3 - Giáo dục học sinh THPT cá biệt
hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT3 - Giáo dục học sinh THPT cá biệt để thầy cô cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ phân loại học sinh các biệt, phương pháp giáo dục học sinh cá biệt. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ......... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THPT3: Giáo dục học sinh THPT cá biệt
Năm học: ..............
Họ và tên: ..................................................................................................................
Đơn vị: .......................................................................................................................
1. Phân loại học sinh cá biệt:
a. Phương pháp phân loại:
- Nghiên cứu hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh sống của học sinh cá biệt (60% học sinh chưa ngoan, cá biệt là do ảnh hưởng từ gia đình).
- Nghiên cứu hồ sơ học sinh, vào đầu năm học chúng tôi tiến hành phát cho mỗi học sinh 01 tờ hồ sơ học sinh. Trong đó, học sinh sẽ khai đầy đủ các thông tin lý lịch về bản thân, sở thích, ước mơ, nguyện vọng … Qua hồ sơ này, chúng tôi dễ dàng nắm bắt được những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.
- Nghiên cứu qua học bạ về kết quả học tập rèn luyện của học sinh qua những năm học trước đó.
- Nghiên cứu qua những nhận xét, đánh giá của bạn bè đặc biệt là người thân của các em qua cha mẹ học sinh, qua chính quyền địa phương, qua các tổ chức đoàn, đội …
- Nghiên cứu hoạt động giao tiếp giữa giáo viên với học sinh. Quá trình quan sát, tiếp xúc của giáo viên và học sinh sẽ giúp cho giáo viên có thêm những hiểu biết về tâm lý, tính cách, nhận thức của học sinh.
- Đối với những giáo viên dạy môn Ngữ văn có thể phân loại được học sinh bằng chính những đề văn kiểm tra trên lớp. Giáo viên có thể ra một số đề bài như; Em hãy tâm sự với thầy? Em hãy viết bài văn tự sự kể về bản thân mình?... Qua những đề văn này, học sinh cá biệt có cơ hội để tâm sự, chia sẻ với thầy cô rất nhiều. Giáo viên không chỉ hiểu được học sinh mà còn tạo được tình cảm, sự tin cậy của học sinh đối với mình.
b. Kết quả phân loại:
- Nhóm 1: Cá biệt là do vi phạm nội quy của Nhà trường, của lớp, mất trật tự trong giờ học, lười học bài, đi học muộn …
- Nhóm 2: Cá biệt là do ham chơi điện tử, sẵn sàng bỏ học, lừa dối bố mẹ, thầy cô.
- Nhóm 3: Cá biệt là do vi phạm những chuẩn mực đạo đức, hỗn láo với thầy cô giáo, cha mẹ, hay nói tục chửi bậy.
- Nhóm 4: Cá biệt là do vi phạm pháp luật, đánh bạn, trộm cắp, chấn lột, cờ bạc …
- Nhóm 5: Cá biệt là do tự ti, trầm cảm, ngại tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, hoang mang, sợ hãi, tiêu cực trong suy nghĩ (nhóm học sinh cá biệt này đang có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện nay).
c. Nguyên nhân dẫn đến hành vi của học sinh cá biệt:
- Trong gia đình: Bố mẹ sống không hạnh phúc, sống ly thân, ly hôn (có rất nhiều học sinh cá biệt đều có hoàn cảnh này). Có gia đình phương pháp dạy con không đúng hoặc quá chủ quan, tin con mình đã ngoan, đã tốt …
- Học sinh bị bạn bè lôi kéo, mải chơi sớm có những mối quan hệ tình yêu không lành mạnh thích đua đòi, ăn diện.
- Tư chất của học sinh chậm trong nhận thức, hổng kiến thức từ lớp dưới nên chán học, thường hay nghịch phá, mất trật tự.
- Sức ép trong thi cử, sức ép của gia đình nhà trường và xã hội đã khiến cho học sinh căng thẳng rơi vào lối sống trầm cảm, tự ti về bản thân mình.
2. Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt:
a. Đối với bản thân học sinh cá biệt:
- Gặp riêng học sinh cá biệt bằng tình cảm chân thành của mình, Giáo viên chủ nhiệm bình tĩnh, nhẹ nhàng, tế nhị, phân tích có lý, cố tình, mức độ nguy hại của khuyết điểm. Giáo viên thức tỉnh học sinh bằng những câu chuyện đạo đức để cảm phục học sinh.
Chúng tôi ý thức được rằng, giáo dục đạo đức là nền tảng để giáo dục tri thức, tài năng cho học sinh, nhất là những học sinh cá biệt.
- Tin tưởng giao công việc tập thể phù hợp với khả năng của học sinh cá biệt. Đây là việc làm mang tính 2 mặt, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên giám sát, kiểm tra và động viên kịp thời khi học sinh đạt được thành tích dù là nhỏ nhất.
- Tổ chức hoạt động tập thể, hoạt động nhân đạo để tạo điều kiện cho học sinh cá biệt, tham gia, xây dựng môi trường lành mạnh, tích cực, để các em có cơ hội tự thể hiện mình. Công tác này thực sự đặc biệt có ý nghĩa đối với học sinh trầm cảm, tự ti. Các em sẽ mạnh bạo, tích cực hơn trong học tập và rèn luyện. Cho các em tham gia và thực hiện tốt các chuyên đề ngoại khoá, rèn luyện kỹ năng sống để các em tiến bộ.
- Tổ chức cho tập thể lớp quan tâm tận tình giúp đỡ dưới mọi hình thức như: thăm hỏi, đôi bạn, nhóm bạn cùng tiến. Giáo viên chủ nhiệm có thể lấy tấm gương tốt trong tập thể, hoặc chính một học sinh cá biệt đă tiến bộ để cảm hoá học sinh cá biệt.
- Áp dụng quy định thưởng, phạt “phân minh, nghiêm túc, công bằng” để học sinh cá biệt có động lực mục tiêu phấn đấu.
- Thầy cô luôn là tấm gương về đạo đức, về lối sống, về trình độ chuyên môn. Đồng thời thầy cô chủ nhiệm phải luôn có tình cảm yêu thương, niềm tin động viên học sinh bởi “Chỉ có tấm lòng mới đánh thức được tấm lòng”. Giáo viên cần phải khéo léo, linh hoạt, trong mỗi trường hợp cụ thể, biết tập hợp và sử dụng sức mạnh của các yếu tố giáo dục nhằm rèn luyện cho học sinh cá biệt. Giáo viên chủ nhiệm cần tuyệt đối tránh tư tưởng định kiến cách cư xử thiếu sư phạm đối với học sinh.
b. Kết hợp với gia đình cha mẹ học sinh cá biệt và khu dân cư:
- Trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, chúng tôi phát cho cha mẹ học sinh nghiên cứu trước một tuần một số tài liệu tư vấn trong đó có cuốn “Dạy con nên người” của nhà trường. Chúng tôi không chỉ chia sẻ với cha mẹ học sinh những kiến thức giáo dục con cái mà còn tạo được sự thống nhất những quan điểm giáo dục với cha mẹ học sinh.
- Trao đổi thẳng thắn, chân thành đối với cha mẹ học sinh để hiểu được hoàn cảnh gia đình, tính cách của học sinh cá biệt. Đây là hoạt động rất quan trọng bởi hầu hết những học sinh cá biệt đều do ảnh hưởng từ nền tảng giáo dục của gia đình.
- Tổ chức thăm gia đình học sinh nhằm tạo thiện cảm tốt đối với học sinh cá biệt và với cha mẹ học sinh. Giáo viên thường xuyên trao đổi, gọi điện liên hệ với gia đình học sinh để từ đó hiểu rõ hơn về học sinh.
- Kết hợp với địa phương, Khu dân cư để theo dõi giáo dục, ngăn chặn kịp thời những học sinh vi phạm, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa Gia đình – Nhà trường – xã hội.
c. Kết hợp với giáo viên bộ môn và nhà trường:
- Kết hợp chặt chẽ đối với giáo viên bộ môn vừa để hiểu hơn về học sinh vừa giúp học sinh có những cố gắng ở từng môn học.Đồng thời, kết hợp chặt chẽ với ban QLHS, ĐTN để thống nhất biện pháp giáo dục học sinh cá biệt.
- Công tác quản lý của Nhà trường nên thường xuyên quan tâm, chú ý đến công tác giáo dục học sinh cá biệt và ghi nhận kết quả giáo dục học sinh cá biệt của Giáo viên chủ nhiệm. Sự quan tâm của nhà trường sẽ động viên Giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt được nhiệm vụ này.
Các biện pháp trên có liên quan chặt chẽ với nhau đã và đang được chúng tôi thực hiện. Chúng tôi cũng hiểu rằng: Thực tiễn giáo dục học sinh cá biệt là rất khó khăn và không phải học sinh cá biệt nào cũng giáo dục thành công. Dù vậy, chúng tôi vẫn đang hàng ngày nỗ lực, cố gắng, học hỏi để thực hiện tốt công việc này.
............., ngày...tháng...năm.... | |
Người viết |
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Mẫu quyết định thành lập hội đồng trường
Bài thu hoạch Nghị quyết Trung ương 7 khoá 12 dành cho cán bộ chủ chốt
Tranh tuyên truyền tác hại của thuốc lá
Câu hỏi trắc nghiệm thi công chức viên chức môn tin học
Kế hoạch cá nhân bồi dưỡng thường xuyên của hiệu trưởng tiểu học
Kế hoạch sơ kết học kì 1 năm học 2020 - 2021
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến