Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT7

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT7 - Tham vấn, tư vấn hướng dẫn cho học sinh THPT

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT7 - Tham vấn, tư vấn hướng dẫn cho học sinh THPT để thầy cô cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ các chức năng, vai trò của việc tham vấn, tư vấn hướng dẫn cho học sinh THPT. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module THPT7: Tham vấn, tư vấn hướng dẫn cho học sinh THPT

Năm học: ..............

Họ và tên: ...............................................................................................................

Đơn vị: ...................................................................................................................

Câu 1: Nêu khái niệm về tham vấn, tư vấn, hướng dẫn và xác định chức năng tham vấn, tư vấn, hướng dẫn của người giáo viên đối với học sinh THPT?

1. CÁC KHÁI NIỆM THAM VẤN, TƯ VẤN, HƯỚNG DẪN. THAM VẤN LÀ GÌ?

Tham vấn là quá trình trợ giúp con người có mục đích rõ ràng và mang tính chuyên nghiệp, đòi hỏi nhà tham vấn cần phải dành một thời gian nhất định và sử dụng các kỹ năng một cách thuần thục để giúp đỡ đối tượng tìm hiểu, xác định vấn đề và triển khai những giải pháp trong điều kiện cho phép.

Tham vấn là việc áp dụng các lí thuyết tâm lí và các kỹ năng giao tiếp để giải quyết các vấn đề, nỗi lo lắng hay nguyện vọng cá nhân của khách hàng.

Tham vấn là một tiến trình có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Nó diễn ra trong suốt khoảng thời gian để thân chủ cảm nhận được vấn đề của họ. Đó là một tiến trình hướng tới kiến thúc và hướng đến đạo lí làm người.

Tham vấn là một sự tương tác (chia sẻ - trợ giúp). Đó là quá trình trò chuyện, chia sẻ, làm việc tay đôi giữa nhà tham vấn và thân chủ một cách tích cực, có hợp tác, nghĩa là thân chủ phải nói sự thật vấn đề và bộc lộ bản chất của mình. Nhà tham vấn phải có sự kết hợp về bằng cấp và bản năng tự nhiên. Sự tương tác này phải dựa trên quan niệm tâm linh và các quan điểm nghề nghiệp, đòi hỏi sự tiến tới trung thục ở cả hai phía và kết quả là phải giúp cho thân chú hìểu rõ hơn về sự kiện, hoàn cảnh và chấp nhận bản thân mình.

Tham vấn là “tạo ra những triển vọng và khả năng mới cho thân chủ để họ thay đổi cuộc sống của mình" trong đó nhà tham vấn đóng vai trò chủ động thiết lập nên mối quan hệ hợp tác giữa nhà tham vấn và thân chủ, trợ giúp thân chủ “hiểu hoàn cảnh của mình một cách rõ ràng hơn; nhận diện vấn đề để cải thiện tình huống; lựa chọn những cách thức phù hợp với giá trị, tình cảm và nhu cầu của mình; tự quyết định và hành động theo những quyết định đó; có khả năng đương đầu tốt hơn với vấn đề".

TƯ VẤN LÀ GÌ?

Định nghĩa 1: Tư vấn là tiến trình tương tác giữa người tư vấn và người được tư vấn, trong đó người tư vấn sử dụng kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp của mình giúp người được tư vấn thấu hiểu hoàn cảnh của mình và tự giải quyết vấn đề của mình.

Có thể tóm tắt khái niệm tư vấn bằng 4 chữ T: Tiến trình, tương tác, thấu hiểu, tự giải quyết.

- Tiến trình: Tư vấn cần một khoảng thời gian, có thể không phải chỉ gặp gỡ 1 lần, mà có khi rất nhiều lần mới có kết quả rõ rệt. Tư vấn là tiến trình bởi nó là một hoạt động có mở đầu, có diễn biến và có kết thúc.

- Tương tác: Tư vấn không phải là người tư vấn khuyên bảo người được tư vấn phải làm gì, mà đó là cuộc trao đổi hai chiều.

- Thấu hiểu: Tư vấn giúp người được tư vấn nhận ra mình là ai, đang ở trong hoàn cảnh nào, có thế mạnh, điểm yếu nào, đã sử dụng những biện pháp nào cho tình huống của mình, tại sao chưa có kết quả, những cái được và cái mất khi sử dụng một biện pháp giải quyết nào đó.

- Tự giải quyết: Tư vấn không quyết định thay. Trên cơ sở thấu hiểu hoàn cảnh của mình, người được tư vấn phải cân nhắc, lựa chọn biện pháp nào phù hợp nhất cho bản thân mình.

Định nghĩa 2: Tư vấn là một quá trình tác động có định hướng của người tư vấn đến người được tư vấn nhằm đưa ra những gợi mở, định hướng, các phương án giải quyết khác nhau, trên cơ sở đó người được tư vấn có thể tự tin lựa chọn phương án, cách giải quyết tình huống phù hợp nhất với bản thân nhằm giải quyết những khó khăn của nhiệm vụ

Định nghĩa 3: Là một quá trình tăng cường việc học liên quan đến sự phát triển của công việc, sự nghiệp hoặc chuyên môn. Tư vấn thường thông qua kênh giao tiếp không chính thống giữa một người được cho là có kiến thức liên quan rộng hơn, hiểu biết hơn hoặc có kinh nghiệm hơn (người tư vấn) và một người được cho là ít kiến thức liên quan hơn, ít hiểu biết hơn hoặc có ít kinh nghiệm hơn (người được hướng dẫn/tư vấn)

HƯỚNG DẪN LÀ GÌ?

Định nghĩa 1: Chỉ bảo, dắt dẫn cho biết phương hướng, cách thức tiến hành một hoạt động nào đó.

Định nghĩa 2: Hướng dẫn là quá trình tác động có chủ định của chủ thể đến quá trình phát triển tự nhiên của đối tượng được hướng dẫn/giúp đỡ nhằm làm cho người đó hiểu, chấp nhận và sử dụng được những năng lực, khả năng và những mối quan tâm của mình trong việc đạt đến các mục tiêu.

2. XÁC ĐỊNH CHỨC NĂNG THAM VẤN, TƯ VẤN, HƯỚNG DẪN CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN ĐỐI VỚI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.

Sự nghiệp “trồng người" cao cả này được toàn xã hội tin cậy và giao phó cho người thầy giáo. Vì vậy, lao động sư phạm của người thầy giáo là một dạng lao động nghề nghiệp có những nét đặc thù do mục đích, đối tượng và công cụ lao động sư phạm quy định. Thầy cô giáo chính là lực lượng quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Thông qua lao động sư phạm, người thầy giáo trở thành đại diện của nền văn hoá xã hội trong quá trình tương tác với học sinh. Thầy giáo chính là những kĩ sư tâm hồn và đảm nhận rất nhiều chức năng trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình.

Chức năng đầu tiên phải kể đến trong nghề nghiệp của người thầy giáo chính là chức năng giảng dạy. Căn cứ vào mục tìêu, chương trình, nội dung môn học, thầy giáo bằng năng lực của mình xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí của học sinh và tổ chức cho các em lĩnh hội tri thức khoa học. Ngày nay có rất nhìều phương tiện kĩ thuật hiện đại có thể đưa thông tin đến cho mọi người thông qua rất nhìều hình thức như các chương trình dạy học, chương trình phổ biến kiến thức trên sóng truyền hình, sóng phát thanh, các sân chơi trên sóng truyền hình, các trang mạng... Tuy nhiên tất cả những cái đó đều không thay thế được vai trò của người thầy. Tất nhiên về sau này, khi đã trưởng thành mọi người sẽ làm giàu vốn tri thức của mình chủ yếu bằng con đường tự học, nhưng những kiến thức đầu tiên mà mọi người có được đều in đậm bóng dáng của người thầy và cũng chính thầy giáo là người đã làm cho học trò của minh thấy được ý nghĩa của việc học, hứng thú học hỏi và giúp cho mọi người có được cách học để tiếp tục tự học trong suốt cuộc đời.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
3 6.901
0 Bình luận
Sắp xếp theo