Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS38

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS38 - Giáo dục hòa nhập trong giáo dục THCS

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS38 - Giáo dục hòa nhập trong giáo dục THCS để thầy cô cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ khái niệm và mục đích giáo dục hòa nhập, ý nghĩa của việc giáo dục hòa nhập cho học sinh THCS. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module THCS38: Giáo dục hòa nhập trong giáo dục THCS

Năm học: ..............

Họ và tên: ............................................................................................................

Đơn vị: .................................................................................................................

NỘI DUNG 1: HỌC SINH KHUYẾT TẬT

1.1. Các dạng khuyết tật của học sinh THCS

- Khuyết tật trí tuệ

- Khuyết tật thị giác (khiếm thị)

- Khuyết tật thính giác (khiếm thính)

- Khuyết tật vận động.

- Khuyết tật khác (Tim bẩm sinh, tự kỉ, mất cảm giác, Dow)

- Đa tật (có từ 2 khuyết tật trở lên)

1.2.Khái niệm về học sinh kuyết tât.(HSKT).

- Khái niệm: HSKT cấp THCS là HS đang học THCS với độ tuổi từ 11 – 20, có khiếm khuyết về cấu tạo thể chất, phát triển sai lệch các chức năng của cơ thể làm ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt, học tập bình thường của HS để có thể hoàn thành chương trình trung học cơ sở.

1.3.Tính quy luật trong sự phát triển sinh lí của con người và ảnh hưởng của các dạng khuyết tật khác nhau đến sự phát triển sinh lí của HSKT THCS.

-Mọi người đều phát triển sinh lí theo quy luật chung. Dù có KT các giai đoạn phát triển sinh học của con người vẫn không thay đổi.

- Các dạng KT ở các mức độ khác nhau, có ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển sinh lí của con người, trong đó có HSKTTHCS.

- HSKT được học tập, sinh hoạt trong môi trường thân thiện với phương pháp giáo dục, dạy học phù hợp sẽ khắc phục được những hạn chế do hậu quả của KT để phát triển năng lực cá nhân, sống tự lập, hòa nhập cộng đồng.

1.4 Năng lực và nhu cầu của HSKT

- Mỗi cá nhân đều có những năng lực ở những mức độ khác nhau. Theo các nhà tâm lí học trong bản thân mỗi người có 8 năng lực:

Tất cả HS có các dạng và mức độ KT khác nhau vẫn có những năng lực và tài năng riêng: Tư duy lôgic (Toán học), ngôn ngữ, âm nhạc, hội họa, tìm hiểu thiên nhiên, hướng ngoại, nội tâm

- Những năng lực này có một số đã được bộc lộ, nhưng rất nhiều năng lực còn tiềm ẩn và cần phải tìm hiểu để tạo điều kiện hỗ trợ thúc đẩy chúng phát triển.

Nhu cầu là những thứ cần cho sự tồn tại và phát triển, theo Abraham Maslow, các nhu cầu của con người trong đó có HSKT có tính thang bâc. Bao gồm 5 cấp độ sau đây:

- Nhu cầu được phát triển

- Lòng tự trọng:Thành tựu, sự kiểm soát, nhận thức. sự ngưỡng mội

- Sự phụ thuộc:Bạn bè, gia đình, người thương yêu

- Sự an toàn: được bảo vệ, sự tự do, không sợ hãi

- Sinh lí tồn tại: Thức ăn, nước uống, sự ấm áp, nơi ở.

1.5. Xác định năng lực và nhu cầu của học sinh khuyết tật.

- HSKT tùy thuộc vào dạng và mức độ KT, luôn có những năng lực tiềm ẩn

- Việc tìm kiếm năng lực của HS không nên dựa vào hình dạng bên ngoài mà cần thông qua quá trình quan sát, đặc biệt trong các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của HS.

- Mọi HSKT đều có nhu cầu cá nhân cần được đáp ứng để có thể tham gia các hoạt động chung của xã hội, phát triển và hòa nhập cộng đồng.

- Nhu cầu của HS rất đa dạng.

- Tại các địa phương khác nhau, HS có cùng dạng và mức độ KT chưa hẳn đã có cùng nhu cầu giống nhau.

1.6. Những khó khăn do môi trường gây ra cho HS có một dạng tật nhất định.

- Điều kiện thiên nhiên.

- Sản phẩm xã hội

- Điều kiện kinh tế - xã hội lạc hậu và nhận thức còn thấp …

- Các dịch vụ hỗ trợ còn yếu chưa đáp ứng được nhu cầu của HSKT.

Mức độ ảnh hưởng của KT dù nhiều hay ít nhưng nếu được đảm bảo trong môi trường giáo dục thân thiện và được hỗ trợ đáp ứng các nhu cầu phù hợp thì HSKT vẫn có thể lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng và đạo đức để phát triển, sống tự lập, hòa nhập cộng đồng.

NỘI DUNG 2:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP

2.1.Khái niệm về giáo dục chuyên biệt, giáo dục hội nhập, giáo dục hòa nhập:

- Giáo dục chuyên biệt là HSKT học riêng hoặc học cùng với các bạn có chung dạng khuyết tật tại cơ sở giáo dục riêng theo chương trình được soạn riêng.

- Giáo dục hội nhập là HSKT có thời gian và nội dung học riêng hoặc với cùng các bạn có chung dạng khuyết tật, thời gian và một số hoạt động khác được tham gia trong lớp phổ thông với các bạn không có khuyết tật.

- Giáo dục hòa nhập là giáo dục cho mọi đối tượng học sinh. HSKT học trong lớp phổ thông tại nơi sinh sống với các bạn cùng độ tuổi do cùng giáo viên dạy theo chương trình chuẩn quốc gia nhưng có sự hỗ trợ phù hợp để tham gia sinh hoạt , hoạt động chung.

2.2 Mục tiêu của giáo dục

Học để biết, học để cùng chung sống, học để làm việc, học để làm người.

Mục tiêu của giáo dục hòa nhập hướng tới cả 4 mục tiêu trên một cách nhanh nhất.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
1 4.764
0 Bình luận
Sắp xếp theo