Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS35

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS35 - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS35 - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS để thầy cô cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ khái niệm, phân loại kỹ năng sống, vai trò của việc giáo dục kỹ năng sống... Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module THCS35: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

Năm học: ..............

Họ và tên: .................................................................................................................

Đơn vị: ......................................................................................................................

1. Kỹ năng sống là gì?

- Kỹ năng sống (KNS): Là khả năng điều chỉnh và lựa chọn hành vi đúng đắn, có khả năng điều chỉnh nhu cầu của bản thân một cách hợp lý và ứng phó trước những thách thức trong cuộc sống.

- Theo tổ chức y tế thế giới (WTO): KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức cuộc sống hằng ngày

- Giáo dục KNS (GDKNS): Là trang bị những kiến thức, thái độ, hành động giúp cho người học hình thành được những KNS cần thiết, phù hợp với từng lứa tuổi, điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường sống,... GDKNS cho HS nói chung và cho HS THCS nói riêng là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho HS. GDKNS cần được tiến hành càng sớm càng tốt và có thể bắt đầu ngay từ bậc tiểu học, thậm chí còn có thể ở tuổi mầm non. Bởi vì lứa tuổi này những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách đang dần được hình thành.

- Theo UNICEF: KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng.

- UNESCO: KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đày đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày

- Tổ chức GDKNS: trong phạm vi chuyên đề này thì tổ chức GDKNS được hiểu là phương thức tiến hành hoạt động GDKNS, chủ yếu bao gồm các khâu xây dựng, thực hiện kế hoạch GD (như một bộ phận của kế hoạch GD chung). Phương thức này được xác định căn cứ vào mục tiêu, nội dung GDKNS, cách thức đưa nội dung đó vào kế hoạch hoạt động của nhà trường do các cơ quan quản lý hoặc các tổ chức xã hội hổ trợ tiến hành. Ðể tổ chức thực hiện GDKNS cần tiến hành nhiều hoạt động cụ thể và được đảm bảo bằng những điều kiện nhất định.

Tóm lại KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng sử phù hợp với những người khác, với xã hội với thiên nhiên, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

2. Phân loại kỹ năng sống

+ Kỹ năng tự nhận thức

+ Kỹ năng xác định giá trị

+ Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

+ Kỹ năng ứng phó với căng thẳng

+ Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ

+ Kỹ năng thể hiện sự tự tin

+ Kỹ năng Giao tiếp

+ Kỹ năng lắng nghe tích cực

+ Kỹ năng thể hiện sự cảm thông

+ Kỹ năng thương lượng

+ Kỹ năng giải quyết mâu thuẩn

+ Kỹ năng hợp tác

+ Kỹ năng Tư duy phê phán

+ Kỹ năng Tư duy sáng tạo

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề

+ Kỹ năng Kiên định

+ Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm

+ Kỹ năng đạt mục tiêu

+ Kỹ năng Quản lý thời gian

+ Kỹ năng Tìm kiếm và xử lý thông tin

+ …

Có nhiều loại KNS nhưng chủ yếu chỉ có 8 loại kỹ năng cơ bản như sau:

1. Kỹ năng Giao tiếp.

2. Kỹ năng Tự nhận thức.

3. Kỹ năng Xác định giá trị.

4. Kỹ năng Kiểm soát cảm xúc.

5. Kỹ năng Thương lượng.

6. Kỹ năng Từ chối.

7. Kỹ năng Ra quyết định & Giải quyết vấn đề.

8. Kỹ năng Giải quyết mâu thuẫn.

Một người thiếu KNS thường xuyên gặp phải những hậu quả xấu như:

Dễ bị lạm dụng.

Bị bỏ rơi và phân biệt đối xử.

Bị bóc lột.

Không thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội.

Thường xuyên gặp thất bại trong cuộc sống.

Gặp phải tai nạn, bệnh tật …thậm chí bị tàn tật. Đôi khi mất cả tính mạng.

Các cá nhân thiếu KNS là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như: nghiện rượu, nghiện ma túy, mại dâm, cờ bạc, vi phạm pháp luật ...

3. Giáo dục kỹ năng sống cho HS Trung học Cơ sở

Có thể khẳng định, việc giáo dục KNS cho HS trong các trường phổ thông là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt. Vì các lí do sau:

a)- Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội: Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng. Ví dụ: Nhiều người biết hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe, có thể dẫn đến ung thư vòm họng, ung thư phổi,... nhưng họ vẫn hút thuốc. Có những người là luật sư, công an, thẩm phán,... có hiểu biết rất rõ về pháp luật nhưng vẫn vi phạm pháp luật ... Đó chính là vì họ đã thiếu KNS.

Không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, KNS còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của XH, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người.

b)- Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ

Giáo dục KNS càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì:

- Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có KNS, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.

- Lứa tuổi HS là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về XH, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động … Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục KNS, nếu thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận HS phổ thông trong thời gian vừa qua như: nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe máy, ăn chơi sa đọa,... chính là do các em thiếu những KNS cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp,...

Vì vậy, việc giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
2 12.649
0 Bình luận
Sắp xếp theo