Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH10
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH10 - Giáo dục hòa nhập
hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH10 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH10 là bài viết thu hoạch về công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ em có khó khăn về nghe, nhìn, nói. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết bài thu hoạch tại đây.
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH28
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ......... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------- |
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module TH10: Giáo dục hòa nhập cho trẻ em có khó khăn về nghe, nhìn, nói
Năm học: ..............
Họ và tên: ..................................................................................................................
Đơn vị: .......................................................................................................................
I. Khái niệm về trẻ khuyết tật theo phân loại tật
a. Trẻ có khó khăn về nghe (khiếm thính): Là những trẻ mắc vấn đề về thính giác.
- Nặng (điếc): Không nghe được tiếng động to như tiếng sấm, tiếng trống (cách tai khoảng 30-50cm), không nghe được tiếng thét ngay gần sát tai, không nói được (câm).
- Nhẹ (nghễnh ngãng): Điếc 1 tai, nặng (lãng) tai, không nghe được tiếng nói bình thường. Nếu gọi to có thể nghe được trong khoảng cách 30cm.
b. Trẻ có khó khăn về nhìn (khiếm thị): Là những trẻ mắc vấn đề về thị lực.
- Nặng: Mù cả 2 mắt, không phân biệt được sáng tối, màu sắc, không nhận được hình dạng các vật, không nhìn và đếm được các ngón tay ở khoảng cách 3m; đi lại dò dẫm, phải dùng tay quơ phía trước, không đọc được chữ viết thông thường.
- Nhẹ: Mắt lác, lé, có vết mờ phía trước, mi mắt sụp, phải nghiêng đầu, cúi sát mặt chữ mới đọc, viết được; quáng gà, không nhìn rõ dòng kẻ, mắt lờ đờ; nhầm lẫn màu (mù màu); một mắt mù hoàn toàn, mắt còn lại còn nhìn thấy được các vật, còn đọc được.
* Ghi chú: Cận, viễn thị có sự hỗ trợ của kính vẫn đọc, viết được xem như không bị tật thị giác.
c. Trẻ có khó khăn về nói (tật ngôn ngữ):
- Nặng: Không nói được (câm nhưng không điếc), nói khó, mất ngôn ngữ (có thể mất hoàn toàn hoặc mất một phần).
- Nhẹ: Nói ngọng, nói lắp, nói giọng mũi, nói nghe không rõ.
II. Nội dung và phương pháp giáo dục cho các nhóm trẻ khuyết tật
a. Giáo dục hoà nhập cho trẻ có khó khăn về nghe:
- Luyện tập với các âm thanh ngoài tiếng nói: Luyện tập với âm thanh ngoài tiếng nói là cơ sở để luyện tập với âm thanh tiếng nói. Nội dung luyện tập này cần được thực hiện ngay cả trong điều kiện trẻ chưa đeo máy trợ thính.
- Phát hiện âm thanh: Mặc dù trẻ khiếm thính còn sức nghe nhưng trẻ chưa thể "nghe" được. Do đó, nội dung đầu tiên và đơn giản là huấn luyện cho trẻ khiếm thính nhận thấy trẻ còn có khả năng nghe được, còn phát hiện được âm thanh. Đây là cơ sở để hình thành những âm thanh.
- Đếm số lượng âm thanh: Sau khi đã có phản ứng với âm thanh, trẻ khiếm thính cần phân biệt số lượng âm thanh. Nội dung luyện tập này nhằm tạo cho trẻ khả năng phân biệt âm thanh tinh tế hơn.
- Phân biệt tính chất âm thanh: Trẻ khiếm thính cần được luyện tập để phân biệt được các tính chất của âm thanh (cường độ: to - nhỏ, trường độ: dài - ngắn và tính chất: liên tục - ngắt quãng)
- Phân biệt khu trú nguồn âm thanh: Đây là nội dung khó, đòi hỏi trẻ phải phân biệt được các hướng của nguồn âm: bên phải - bên trái; phía trước - phía sau.
- Phân biệt âm sắc: Là một nội dung khó đối với trẻ khiếm thính, đặc biệt là trẻ điếc ở mức độ nặng và sâu. Khả năng này phụ thuộc vào độ mất thính lực, khả năng phân tích, tổng hợp âm thanh khi tiếp nhận chất lượng và độ khuyếch đại của máy trợ thính mà trẻ đang đeo. Trong chương trình luyện nghe, GV giúp trẻ khiếm thính luyện tập để phân biệt âm sắc của 4 loại âm thanh sau:
- Âm thanh do vật phát ra: còi tàu hoả, còi ô tô, còi cảnh sát, tiếng trống,...
- Âm thanh thiên nhiên: tiếng sấm, tiếng sóng biển, tiếng gió gào thét,...
- Tiếng kêu của động vật: tiếng chó sủa, gà gáy, chim hót, bò kêu,...
- Âm nhạc: hợp xướng, đơn ca, nhịp điệu,...
- Luyện tập với âm thanh tiếng nói: Luyện tập với tiếng nói bao gồm những bài tập nhằm trang bị kiến thức cho trẻ khiếm thính biết cách sử dụng máy trợ thính như một phương tiện cùng đọc hình miệng để tiếp nhận tiếng nói, hình thành và sửa tật phát âm.
Ngoài việc thường xuyên sử dụng máy trong học tập và sinh hoạt, trẻ còn được luyện tập các nội dung sau:
- Xác định tính chất tiếng nói: tiếng nói to - nhỏ, nhanh - chậm, liên tục - ngắt quãng, dài - ngắn,...
- Xác định số lượng tiếng trong câu, số lượng câu trong đoạn, bài,...
- Phân biệt ngữ điệu và tốc độ nói...
b. Giáo dục hoà nhập cho trẻ có khó khăn về nhìn:
- Luôn luôn chia sẻ trong các hoạt động với trẻ. Dạy cho trẻ biết những gì ta đang làm và để cho trẻ làm theo vì điều đó sẽ trở thành những hoạt động gây hứng thú cho trẻ. Hãy luôn nhớ rằng đôi tay của trẻ mù thay thế cho đôi mắt của chúng. Nếu chúng ta giữ chặt đôi tay của trẻ, điều đó có nghĩa là chúng ta đang không cho trẻ "nhìn" thế giới xung quanh.
- Cho phép trẻ đưa ra những lựa chọn. Cho phép trẻ đưa ra chọn lựa là điều rất quan trọng trong sự phát triển về lòng tự trọng và sự giao tiếp của trẻ. Điều này sẽ hình thành ý thức cá nhân của trẻ, cũng như giúp trẻ mong nuốn bắt chuyện và có những giao tiếp với người khác.
- Dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ. Hầu hết mọi người thích nói chuyện với các thành viên trong gia đình và bạn bè về những đề tài mà họ thấy thú vị. Tương tự, chúng ta cũng cho phép trẻ khiếm thị tham gia vào các cuộc đàm thoại với người khác về những đề tài làm trẻ thích thú. Cuộc nói chuyện đó có thể không dùng từ ngữ nhưng trẻ được luân phiên tham gia vào cuộc trao đổi thú vị với người khác. Có thể đơn giản như chơi gõ nhịp - lặp lại nhịp điệu về tiếng gõ của trẻ trên bàn hay nhìn gần vào một vật đang chiếu sáng mà trẻ thích thú.
- Hãy cùng chơi và vui vẻ với trẻ. Luôn luôn dành thời gian vui chơi cùng với trẻ dưới bất kì hình thức nào.
Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến