Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH28

Tải về

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH28 - Kiểm tra, đánh giá môn học bằng điểm số

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH28 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH28 là bài thu hoạch về việc kiểm tra, đánh giá các môn học bằng điểm số, những yêu cầu và tiêu chí khi kiểm tra đánh giá. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH25

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH26

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH27

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module TH28: Kiểm tra, đánh giá các môn học bằng điểm số

Năm học: ..............

Họ và tên: ............................................................................................................

Đơn vị: ................................................................................................................

1. Đổi mới đánh giá kết quả học tập ở tiểu học thông qua đánh giá bằng điểm số kết hợp với đánh giá bằng nhận xét:

1.1. Đánh giá bằng điểm số là gì? Sử dụng những mức điểm khác nhau trong 1 thang điểm để chỉ ra mức độ về kiến thức, kỹ năng mà HS đã thể hiện được qua một hoạt động hoặc sản phẩm học tập. Trong thang điểm thì mỗi mức điểm đi kèm theo là những tiêu chí tương ứng (đáp án, hướng dẫn chấm điểm) và căn cứ vào đó GV giải thích ý nghĩa của các điểm số và cho những nhận xét cụ thể về bài làm của HS.

1.2. Giải thích ý nghĩa của điểm số: đây là một hoạt động phức tạp vì nó phản ánh trình độ học lực và phẩm chất của HS. Người quản lý xem đó là chứng cứ xác định trình độ học vấn của HS và khả năng giảng dạy của GV. Mặt khác giúp GV và nhà quản lý nắm được chất lượng dạy – học một cách cụ thể hơn, từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp điều chỉnh quá trình dạy học. Bên cạnh đó việc lý giải kiến thức, kỹ năng hay năng lực của HS thể hiện qua điểm số có tác dụng thúc đẩy các em học tốt hơn.

1.3. Người GV cần làm gì để có thể diễn giải được ý nghĩa của điểm số tốt hơn:

- Xác định mục tiêu của đánh giá: Kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực cần đánh giá.

- Để có một sản phẩm giá trị làm căn cứ cho điểm và qua đó đánh giá được trình độ của HS thì cần chuẩn bị thật kỹ bài kiểm tra cụ thể:

  • Trong nội dung của bài kiểm tra cần phải bao quát được nhiều mặt kiến thức, kỹ năng mà HS đã học.
  • Mục tiêu của kế hoạch đã nêu ra trong tháng, trong học kỳ phải được đề cập trong bài kiểm tra.
  • Xây dựng thang điểm. Có thể điều chỉnh trong quá trình chấm đối với những bài làm, câu trả lời ngoài dự kiến.
  • Điều chỉnh các câu hỏi, bài tập nếu phát hiện thấy có sự không rõ ràng trong đề kiểm tra.
  • Xác định ngưỡng đạt yêu cầu của bài kiểm tra.

Tập hợp nhiều kênh thông tin khác nhau từ việc học của HS để làm chứng cứ hỗ trợ cho việc giải thích điểm số của HS.

1.4. Đánh giá bằng động viên: là động viên và khuyến khích sự tiến bộ của HS khi kiểm tra đánh giá. Thông thường sử dụng bằng điểm số hay nhận xét để kích thích tinh thần, cảm xúc của HS từ đó thôi thúc các em thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo tốt hơn với sự phấn đấu cao hơn.

1.5. Đánh giá bằng xếp loại: là tiến trình phân loại trình độ hay phẩm chất năng lực của HS dựa trên cơ sở xem xét kết quả học tập đã thu thập được qua quá trình kiểm tra liên tục và hệ thống. Kết quả học tập được ghi nhận bằng điểm số hay bằng nhận xét. Kết quả xếp loại được dùng để đưa ra những quyết định nào đó cho HS như chứng nhận trình độ, xét lên lớp, khen thưởng...nên nó có ý nghĩa quan trọng về mặt quản lý.

1. Yêu cầu, tiêu chí xây dựng đề kiểm tra, quy trình ra đề kiểm tra học kỳ:

* Một số vấn đề về đánh giá, xếp loại: Mục đích, nguyên tắc của đánh giá, xếp loại, hình thức đánh giá.

Yêu cầu, tiêu chí đề kiểm tra, quy trình ra đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học:

a) Yêu cầu về đề kiểm tra học kì

  • Nội dung bao quát chương trình đã học.
  • Đảm bảo tính chính xác, khoa học.
  • Đảm bảo mục tiêu dạy học, bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở các mức độ được quy định trong chương trình cấp tiểu học.
  • Phù hợp với thời gian kiểm tra.
  • Góp phần đánh giá khách quan trình độ hs.

b) Tiêu chí để kiểm tra học kì.

- Nội dung không nằm ngoài chương trình học kì.

Có nhiều câu hỏi trong 1 đề, phân định tỉ lệ phù hợp giữa câu trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận.

Tỉ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức so với tổng số điểm phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của môn học: Nhận biết và thông hiểu khoảng 80%, vận dụng 20%.

Các câu hỏi của đề phải được diễn đạt rõ, đơn nghĩa, nêu đúng và đủ yêu cầu của đề.

- Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và với số điểm dành cho nó.

c) Quy trình ra đề kiểm tra học kì.

C1. Xác định mục tiêu mức độ, nội dung và hình thức, kiểm tra.

C2. Thiết lập bảng hai chiều.

C3. Thiết kế câu hỏi theo bảng 2 chiều.

C4. Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm.

* Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình.

Chương trình Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục và đào tạo) đã xác định Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình tiểu học là "các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức,kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà hs cần phải và có thể đạt được". Dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng là quá trình dạy đảm bảo mọi đối tượng học sinh đều đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản của môn học trong chương trình bằng sự nỗ lực đúng mức của bản thân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu phát triển năng lực riêng của từng học sinh trong từng môn học hoặc trong từng chủ đề của từng môn học.

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình được thực hiện theo các yêu cầu cơ bản dưới đây:

*/ Đối với các môn học đánh giá bằng điểm số:

- Khi xây dựng đề kiểm tra cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và tham khảo sách giáo viên 80-90% trong chuẩn KT–KN và 10-20% vận dụng KT-KN trong chuẩn để phát triển. Thời lương kiểm tra định kì khoảng 40 phút.

*/ Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét:

Giáo viên cần căn cứ vào tiêu chí đánh giá của từng môn học, từng học kì, từng lớp (bám sát chuẩn KT-KN của môn học để đánh giá xếp loại học sinh hoàn thành (A, A+) hoặc chưa hoàn thành (B). Việc đánh giá cần nhẹ nhàng không tạo áp lực cho cả GV và HS, cần khơi dậy tiềm năng học tập của học sinh.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
6 21.166
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm