Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên 2020 của giáo viên phổ thông

Tải về

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên 2020 dành cho giáo viên phổ thông là mẫu tổng kết, báo cáo kết quả học tập BDTX của giáo viên, đây cũng là căn cứ xếp loại giáo viên trong khóa học. Sau đây là Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên 2020 của giáo viên phổ thông đầy đủ 15 module theo Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT.

1. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên các cấp

Theo quy định trong thông tư 17 và tài liệu ban hành kèm theo, giáo viên cơ sở giáo dục thường xuyên được nhắc đến bao gồm các giáo viên đang giảng dạy ở trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú.

Theo đó, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra tất cả 15 mẫu bài thu hoạch tương ứng với 15 module trong chương trình bồi dưỡng. Giáo viên các cấp tham gia chương trình bồi dưỡng này đều có thể sử dụng các mẫu bài thu hoạch chúng tôi đưa ra ở cuối bài viết để tham khảo.

2. Nội dung bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên phổ thông

Thông tư chia ra 3 chương trình bồi dưỡng chính cho các giáo viên, cụ thể nội dung và thời lượng tối thiểu yêu cầu như sau:

Nội dung chương trình 1: Cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với cấp học của giáo dục phổ thông. Mỗi giáo viên cần đáp ứng thời lượng khoảng 01 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học)

Nội dung chương trình 2: Cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng thời kỳ của mỗi địa phương. Mỗi giáo viên cần đáp ứng thời lượng khoảng 01 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học).

Nội dung Chương trình 3: Phát triển năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm. Mỗi giáo viên cần đáp ứng thời lượng khoảng 01 tuần/năm học (40 tiết/năm học).

Thông tư cũng quy định rõ, đối với chương trình số 1 và số 2 có thể cắt giảm nhưng chương trình số 3 không thể cắt giảm thời lượng bồi dưỡng. Chương trình bồi dưỡng 03 là chương trình bồi dưỡng chứa 15 module chính, mỗi giáo viên sẽ lựa chọn một hoặc một số module phù hợp đảm bảo bồi dưỡng đúng nhu cầu thực tế của từng cá nhân, cơ sở giáo dục mà vẫn đảm bảo thời lượng bồi dưỡng theo quy định.

Dưới đây, hoatieu.vn xin giới thiệu bài thu hoạch BDTX năm 2020 của giáo viên phổ thông theo thông tư 17 đầy đủ 15 modun.

3. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên 2020 Module 01 GVPT

Modun 01 trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên thuộc nhóm chương trình bồi dưỡng phẩm chất nhà giáo. Nội dung của mô đun 1 này là “nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay”. Đúng như tên gọi, module này tập trung vào những kiến thức bồi dưỡng nhắm vào khía cạnh đạo đức của nhà giáo trong thời đại mới. Tình hình thế giới và toàn xã hội Việt Nam không ngừng thay đổi, đi kèm với nó là những thử thách không nhỏ cho lĩnh vực giáo dục. Người giáo viên bắt buộc phải đứng vững giữa những thay đổi phức tạp của đời sống xã hội. Phải làm sao để vừa theo kịp xã hội, vừa giữ vững một đạo đức nghề nghiệp trong sạch, mãi mãi xứng đáng với kỳ vọng của Bác Hồ lúc sinh thời, là tấm gương để tất cả các học sinh noi theo.

4. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên 2020 Module 02 GVPT

Nội dung của module 2 trong chương trình bồi dưỡng phẩm chất nhà giáo là “Xây dựng phong cách của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay”. Modun 2 chú trọng đến các phương pháp hình thành tác phong, phong cách của một nhà giáo trong thời kỳ hội nhập phát triển. Hoàn thành xong module này, mỗi giáo viên sẽ có những gợi ý để định hình phong cách của bản thân mình trong cả đời sống hàng ngày và trên bục giảng để hướng tới một chuẩn mực giáo viên đa năng, hiện đại và giàu đạo đức. Trong mẫu bài thu hoạch, chúng tôi sẽ đưa ra một vài gợi ý mẫu để bạn tham khảo. Kéo xuống phần dưới cùng của bài viết để tải về bài thu hoạch module 2 GVPT.

5. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên 2020 Module 03 GVPT

Bài thu hoạch modun 3 của chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên phổ thông có nội dung “Phát triển chuyên môn của bản thân” thuộc chương trình bồi dưỡng phẩm chất nhà giáo, theo thông tư 17. Bài thu hoạch BDTX GVPT modun 3 xoay quanh những đề xuất nhằm phát triển chuyên môn, nâng cao năng lực bản thân. Mỗi giáo viên tự căn cứ vào năng lực cá nhân và tình hình thực tế của cơ sở nơi mình công tác để có những giải pháp, kiến nghị cụ thể. Trong mẫu bài thu hoạch, chúng tôi sẽ đưa ra một vài gợi ý mẫu để bạn tham khảo. Kéo xuống phần dưới cùng của bài viết để tải về bài thu hoạch module 3 GVPT.

6. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên 2020 Module 04 GVPT

Module 04 của kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm 2020 nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ choh các giáo viên công tác tại các cơ sở giáo dục phổ thông. Nội dung modun 4 là “Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh”. Đây là một hướng phát triển quan trọng với phương chấm lấy năng lực của học sinh làm gốc để xây dựng các kế hoạch dạy và học xung quanh.

7. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên 2020 Module 05 GVPT

Thuộc chương trình nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên phổ thông, modun 5 là một modun quan trọng với nội dung “sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh”. Module này chú trọng vào các phương pháp thực tế được ban hành và dùng chung cho các cơ sở giáo dục phổ thông trên cơ sở phát triển phẩm chất, năng lực của các học sinh. Bài thu hoạch modun này sẽ xoay quanh việc ứng dụng các phương pháp được học vào ứng dụng thực tế tại trường học của mình.

Trong mẫu bài thu hoạch, chúng tôi sẽ đưa ra một vài gợi ý mẫu để bạn tham khảo. Kéo xuống phần dưới cùng của bài viết để tải về bài thu hoạch module 5 GVPT.

8. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên 2020 Module 06 GVPT

Bài thu hoạch BDTX modun 6 thuộc có nội dung chính xoay quanh vấn đề kiểm tra, đánh giá học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Kiểm tra đánh giá học sinh là một việc làm thường xuyên trong công tác dạy học. Tuy nhiên, làm thế nào để đánh giá đúng năng lực và kích thích phát triển các phẩm chất vốn có của từng học sinh là điều không hề đơn giản. Sau khi hoàn thành module này, giáo viên sẽ có nhiều gợi ý sát thực giúp ích trong quá trình đánh giá, kiểm tra năng lực học sinh.

Trong mẫu bài thu hoạch, chúng tôi sẽ đưa ra một vài gợi ý mẫu để bạn tham khảo. Kéo xuống phần dưới cùng của bài viết để tải về bài thu hoạch module 6 GVPT.

9. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên 2020 Module 07 GVPT

Là module cuối trong chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giáo viên, module 7 chú trọng tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục. Tư vấn và hỗ trợ học sinh theo cách nào, ở khía cạnh nào, bằng những công cụ hỗ trợ nào… là những vấn đề được quan tâm trong module.

Trong mẫu bài thu hoạch, chúng tôi sẽ đưa ra một vài gợi ý mẫu để bạn tham khảo. Kéo xuống phần dưới cùng của bài viết để tải về bài thu hoạch module 7 GVPT.

10. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên 2020 Module 08 GVPT

Xây dựng môi trường giáo dục là một vấn đề quan trọng đối với mỗi trường học. Môi trường như thế nào sẽ hình thành nên tính cách, năng lực, hành vi ứng xử của học sinh theo hướng đó. Một trường học có văn hóa học tập và xây dựng tốt, khuyến khích học sinh phát huy và tự phát huy năng lực của mình là một ngôi trường mà phụ huynh nào cũng muốn gửi gắm con cái mình vào. Vậy, làm thế nào để xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông? Nội dung bồi dưỡng của module này sẽ nhắc đến điều đó.

Trong mẫu bài thu hoạch, chúng tôi sẽ đưa ra một vài gợi ý mẫu để bạn tham khảo. Kéo xuống phần dưới cùng của bài viết để tải về bài thu hoạch module 8 GVPT.

11. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên 2020 Module 09 GVPT

Nội dung của module 9 là thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Quyền dân chủ là quyền đương nhiên có của mỗi một công dân Việt Nam. Trường học là nơi giáo dục, đào tạo con người thì càng cần phải tuân thủ nguyên tắc dân chủ. Bài thu hoạch modun này sẽ tập trung nói về vấn đề này và những giải pháp nhằm xây dựng một trường học văn minh, dân chủ.

12. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên 2020 Module 10 GVPT

Modun 10 với nội dung “thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông” là một phần quan trọng trong chủ trương xây dựng môi trường giáo dục tối ưu tại các cơ sở giáo dục phổ thông. Bạo lực học đường là một vấn nạn xã hội khiến các bậc phụ huynh không ngừng lo lắng. Trường học cần tích cực thực hiện các phương pháp đào tạo, tác động tư tưởng hoặc thậm chí răn đe nghiêm khắc, kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau để tạo dựng một trường học an toàn, nói không với bạo lực học đường. Bài thu hoạch của giáo viên 2020 ở module này cần đưa ra được các giải pháp nhằm phòng chống bạo lực học đường hiệu quả, tạo môi trường an toàn cho học sinh chuyên tâm học hành.

13. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên 2020 Module 11 GVPT

“Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh và các bên liên quan trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông” là nội dung bồi dưỡng của module 13. Mối liên kết cha mẹ học sinh và nhà trường là rất quan trọng nhằm giáo dục tốt học sinh từ nhà đến trường học. Chính vì thế mà nó đã được đưa vào thành một nội dung chính thức trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên năm 2020 cho các giáo viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông.

14. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên 2020 Module 12 GVPT

Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh trong các trường học là một yêu cầu cấp thiết. Muốn giáo dục một học sinh toàn diện thì phải thống nhất phương pháp dạy học trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh xã hội, yêu cầu thực tế của chương trình giáo dục và gia cảnh của học sinh. Việc phối hợp với nhà trường, xã hội, gia đình trong công tác giáo dục là một vấn đề không hề đơn giản, nó đòi hỏi sự kiên trì, tính nhạy bén, sự khéo léo của các cán bộ quản lý và giáo viên của từng cơ sở giáo dục.

15. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên 2020 Module 13 GVPT

Đạo đức, lối sống của học sinh là một khía cạnh luôn được nhà trường và phụ huynh quan tâm. Lúc sinh thời, Bác Hồ cũng đã nói người có tài mà không có đức thì cũng chỉ là kẻ bỏ đi, không cống hiến gì cho xã hội. Vậy nên, đi đôi với dạy học, bồi dưỡng kiến thức thì việc giáo dục đạo đức, định hướng để học sinh có một lối sống lành mạnh là việc cực kỳ quan trọng. Vì vậy, bài thu hoạch modun 13 với nội dung “phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông” được đánh giá khá quan trọng.

Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

16. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên 2020 Module 14 GVPT

“Nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông” là một yêu cầu mang tính cấp thiết trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Muốn sánh vai với các cường quốc năm châu, trước hết chúng ta phải giao tiếp được với bạn bè quốc tế, chính vì vậy việc tăng cường và nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cả giáo viên và học sinh là yêu cầu bắt buộc.

Đối với các trường nội trú, cơ sở giáo dục có người dân tộc thiểu số thì việc nâng cao năng lực dùng tiếng dân tộc cho giáo viên là điều cần thiết để giao tiếp và dạy học được dễ dàng hơn.

17. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên 2020 Module 15 GVPT

Làm thế nào để có thể ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh là điều nhiều cơ sở giáo dục và giáo viên đang loay hoay tìm kiếm giải pháp. Đây cũng là nội dung được đề cập trong chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu như là:

Đánh giá bài viết
4 6.002
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên 2020 của giáo viên phổ thông
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm