Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô 2024 đề 3

Đại sứ văn hóa đọc 2022 đề 3

Cuộc thi đại sứ văn hóa đọc thủ đô 2022 nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với các em học sinh từ Tiểu học đến Trung học phổ thông, từ đó khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong thế hệ, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho học sinh. Dưới đây là câu hỏi dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2022 đề 3 và gợi ý làm bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2022 đề 3, mời các em học sinh cùng tham khảo.

Mời các bạn tham khảo thêm:

Đáp án Đại sứ văn hóa đọc 2022 đề 3

Đang cập nhật...

Câu hỏi dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2021 đề 3

Câu 1: Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc, khuyến khích thí sinh vẽ tranh minh họa hoặc có lời song ngữ tiếng Anh.

Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn.

Lưu ý: Đề thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2021 vẫn giữ nguyên so với năm 2020.

Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2021 đề 3

Câu 1: Viết tiếp lời cho một câu chuyện em đã đọc

Câu chuyện cô bé bán diêm

Thế là vào đêm giao thừa, cô bé bán diêm đã cùng bà “bay lên trời với Thượng đế”. Từ đây, em sẽ có một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, không phải lo lắng gì nữa. Nhưng, có thật là em sẽ vui vẻ suốt cả ngày không, có thật là em sẽ hoàn toàn vô tư sống trên thiên đường?

Bà dắt tay cô bé bán diêm về trời. Em đã gặp được biết bao là thiên thần bé xíu, xinh xinh, mỗi thiên thần có một đôi cánh trắng toát, mượt mà đằng sau lưng. Trên tay họ là những chiếc kèn để thổi chào mừng em. Cô bé rất háo hức. Vừa đi, em vừa nhảy chân sáo. Có lẽ lâu lắm rồi, em mới được thực sự là một đứa trẻ như bây giờ. Cổng thiên đường rộng lớn, sáng lên một màu vàng lấp lánh. Nó mở ra một vùng đất rộng mênh mông, tươi đẹp, có biết bao nhiêu là hoa. Cô bé đứng sững lại. Chưa bao giờ em thấy nơi nào tràn ngập màu sắc như thế này. Nước mắt chảy dài trên khuôn mặt em, vì quá hạnh phúc, vì xúc động. Em tiến vào trong thiên đường. Ở đây có rất nhiều người, họ vui vẻ, thân thiện. Bỗng, em thấy một bóng hình quen thuộc, rất quen thuộc, gần gũi với em. Em reo lên thật to:

– Mẹ! Mẹ! Mẹ ơi!

Rồi em chạy đến ôm chầm lấy mẹ. Hai mẹ con cùng khóc nức nở. Hôm nay là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời em. Vừa có bà, vừa có mẹ, em sẽ mãi được chở che, bao bọc. Niềm vui ấy đã theo cô bé bán diêm suốt cả ngày. Cô bé cứ luôn nghĩ “mình đã có một mái ấm gia đình ấm áp, đầy đủ, tràn ngập yêu thương”. Đầy đủ? Có thật sự là đầy đủ không? Cô bé chợt nhớ đến bố: “Không biết khi không thấy mình, bố có lo lắng không, có đau khổ không, rồi bố sẽ sống thế nào trong những ngày còn lại”. Những ý nghĩ ấy cứ quanh quẩn trong đầu óc cô bé cả đêm. Sáng hôm sau, em xin bà cho em đến gặp Thượng đế để xin bề trên cho em được nhìn thấy bố. Một tia sáng lấp lánh chiếu rọi xuống những đám mây. Em thấy thế giới mà trước kia em đã sống.

Bố em bước ra khỏi căn nhà lụp sụp với cái dáng khật khưỡng của kẻ say rượu. Vừa đi bố vừa lầm bầm điều gì đó, nhưng em biết là bố đang tìm em. “ Một ngày trôi qua rồi mà bố mới nhớ đến đứa con gái của mình” – em buồn bã nghĩ. Bố đi khắp con phố mà không thấy em đâu. Có lẽ là bố đang tức giận lắm. Nhưng mà bố vẫn tiếp tục đi tìm. Bố tới những nơi gần đó. Hỏi thăm mọi người về em. Chắc lúc đầu bố tìm em chỉ để lấy tiền bán diêm thôi, nhưng bây giờ thì bố lo lắng thật. Bố chạy thật nhanh, mồ hôi chảy đẫm áo, quanh quẩn nhìn khắp nơi. Em xúc động lắm. Em chỉ muốn chạy thật nhanh xuống nói với bố hãy lên trời cùng em. Bố tìm em tới tận trưa. Rồi ông đi qua một nhà thờ. Mọi người bàn tán xôn xao lắm. Bố hỏi một người, và người đó nói rằng họ vừa tổ chức tang lễ cho một cô bé bán diêm bị chết vì rét. “Đó chính là mình” – em bần thần nghĩ. Và ở dưới kia, người bố cũng rất sững sờ. Ông cứ đứng yên một chỗ, đôi mắt nhìn vô định. Một giọt nước mắt chảy xuống. Ông hét lên một tiếng đầy đau khổ:

– Trời ơi! Con ơi! Con của bố!

Rồi ông như không thể đứng vững, ông ngã xuống con đường đầy tuyết. Bất ngờ, cô bé bán diêm hốt hoảng gọi to:

– Bố!

Cô bé lại khóc, nhưng không phải vì xúc động nữa, mà vì đau khổ. Em thấy thương bố. Liệu có phải chính em đã làm bố đau khổ? Có phải em là người có lỗi? Em day dứt, ân hận. Trong tiếng khóc, em nói với bà:

– Bà ơi… bà có thể…xin cho Thượng đế… cho bố cháu lên… thiên đường này.., không ạ?

Người bà ôm chầm lấy cô bé, lau nước mắt rồi an ủi:

– Cháu nín đi… cháu nín đi…

Cô bé được đưa vào phòng nghỉ ngơi. Em cần thời gian để trấn tĩnh.

Vài ngày sau, em thấy bố em ngồi một góc trong căn nhà, ngắm nhìn tấm ảnh duy nhất của em mà bố còn giữ. Không rượu chè nữa, bố cứ ngồi im như vậy, tay mân mê tấm hình đó. Trong nhà đã tối, giờ lại càng âm u và buồn tẻ. “Đã mấy ngày rồi mà bố cứ ngồi thế này ?” – em lo lắng. Đôi mắt bố sưng lên vì khóc nhiều. Em thấy thương bố da diết. Rồi bỗng, bố đứng dậy, tay nắm chặt. Bố phải đi xin việc và khó khăn lắm mới được nhận vào hàng bán bánh kẹo. Bố đã phải năn nỉ người ta suốt mấy ngày, và cũng vì người ta thương bố quá. Lâu sau đó, cô bé bán diêm mới lại nhìn xuống thế giới của bố. Em rất bất ngờ khi thấy bố đang làm việc tốt trong cửa hàng. Bỗng có một em bé nghèo đang ăn xin trên đường. Bố vội vã chạy ra, mang cho em bé một chiếc bánh thật ngon mà bố vừa mua được. Em bé ấy cười hiền lành, và bố cũng vậy. Ở đâu đó trên thiên đường, cô bé bán diêm cũng cười thật tươi.

Lúc ấy, cô bé bán diêm mới thực sự hạnh phúc. Cô bé có thể hoàn toàn vui vẻ sống bên bà và mẹ, vì cô bé tin rằng bố em cũng đang rất hạnh phúc. Nhưng có một điều mà em không biết, đó chính là dòng chữ mà em đã ghi sau tấm ảnh là điều khiến cho bố em thêm sức mạnh để sống tiếp. Em ghi gì trên đó, em cũng quên rồi nhưng bố em thì nhớ mãi: “Bố ơi, con yêu bố lắm, con tin là bố có thể luôn sống tốt trên thế giới này”.

Câu chuyện Rùa và Thỏ

Kết thúc câu chuyện Thỏ đã phải chịu thua Rùa. Bởi vì khinh thường Rùa nên Thỏ đã không nghiêm túc trong cuộc thi chạy, cuối cùng phải chịu thất bại. Và Rùa đã trở thành người chạy nhanh nhấtbởi tính kiên trì, nhẫn nại của mình.

Viết tiếp câu chuyện

Mặc dù thắng thua đã rõ, nhưng Thỏ ta không chịu khuất phục và cho rằng chỉ vì quá lơ đãng ham chơi ngủ quên nên mới bị thua Rùa. Và quyết định đấu lại với Rùa vào hôm khác.

Được sự đồng ý của Rùa, vào một buổi sáng đẹp trời khi bình minh thức giấc Thỏ đã có mặt tại nơi thi đấu đứng đợi Rùa. Và trận đấu được diễn ra như đã định. Cũng như lần thi đấu trước, Rùa vẫn căm chỉ từng bước một với những bước chân nặng nhọc tiến về phía trước, trong khi đó Thỏ lao như tên bắn về đích, lần này Thỏ không hề nhởn nhơ ham chơi không khinh thường Rùa mà quyết dành chiến thắng. Cuối cùng Thỏ đã về đích và thắng được Rùa.

Sau khi thất bại Rùa đã suy nghĩ rất nhiều, nếu thi đấu với Thỏ trên cạn thì Rùa sẽ không bao giờ thắng được Thỏ nên quyết định thách đấu với Thỏ dưới nước. Rồi cuộc thi cũng diễn ra tại một hồ nước lớn trong rừng. Ban đầu khi xuất phát Thỏ cũng cố gắng chạy nhưng dưới nước không thể chạy được như ở trên cạn, càng ra xa Thỏ càng không thể chạy và bơi được. Khi ra đến đoạn nước sâu Thỏ đã đuối sức uống nhiều ngụm nước rất may là Rùa bơi ra kịp kêu Thỏ leo lên và chở Thỏ vào bờ. Thỏ đã khuất phục và chịu thua.

Thỏ và Rùa bắt tay nhau co rằng mỗi người đều có một thế mạnh riêng không ai được khinh ai cả. Từ đó về sau Thỏ và Rùa tiếp tục là đôi bạn thân trong rừng thương yêu giúp đỡ nhau không còn tranh thắng thua với nhau nữa.

Viết tiếp chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Ông lão đánh cá và cong cá vàng kết thúc câu chuyện với việc vợ chồng ông lão trở về với cái máng lợn cũ ban đầu.

Viết tiếp câu chuyện

Với những yêu cầu ngày càng quá đáng của mụ vợ từ cái máng lợn mới, ngôi nhà mơi, đến nhất phẩm phu nhân, cung điện kẻ hầu người hạ, trở thành vua của biển cả để điều khiển cá vàng… không thể chấp nhận với lòng tham vô đáy đó cá vàng đã giận dữ thu hồi lại tất cả quẫy đuôi lặn xuống biển.

Sau khi từ biển về nhà nhìn mụ vợ đang ngồi bên cái máng lợn sứt ngày nào, ông lão ngập ngừng không muốn bước tiếp và tự trách bản thân mình quá yếu đuối, nhu nhược không ngăn cản được lòng tham của mụ vợ để rồi phải trở lại nghèo khổ như xưa.

Ông rón rén bước đến bên nhìn gương mặt thất thần ăn năn hối cải của bà mà lòng ông trĩu nặng, bà đang tự trách mình vì quá tham lam mà trở nên mù quáng, giá như biết dừng lại không đòi hỏi quá nhiều. Ông đã rất lo cho bà nếu cứ để như thế này thì sẽ ốm mất. Ông biết tại mình đã quá nuông chiều bà, để cho bà sai khiến. Nhìn bà bây giờ ông biết bà đã thật sự hối lỗi, bà quay sang nhìn ông và xin lỗi, ông biết bà đã trở lại như xưa, đúng bản chất một bà lão hiền lành đôn hậu. Ông nắm chặt tay bà khuyên nhủ và bà đã hứa với ông sẽ làm lại tất cả từ đầu. Đã qua rồi, tất cả chỉ là một giấc mơ. Kể từ đó 2 ông bà lão lại vui vẻ sống bên nhau hạnh phúc, chăm chỉ siêng năng làm ăn. Bắt đầu lại từ chiếc máng lợn cuộc sống dần được cải thiện và ngày càng khá lên. Khi đã khá giả, bà lão không còn tính tham lam nữa, biết chia sẻ giúp đỡ mọi người và được mọi người yêu thương khen ngợi và họ đã sống hạnh phúc đến cuối cuộc đời.

Viết tiếp truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy

Vua An Dương Vương nước Âu Lạc được Rùa Vàng giúp đỡ đã xây được Loa Thành. Sau ba năm, thần Kim Quy ra về, trước khi đi có chỉ cho nhà vua cách chế nỏ thần để bảo vệ an nguy xã tắc. Sau ấy, “Linh quang Kim Quy thần cơ” ra đời, đã giúp vua đánh thắng quân Triệu Đà.

Không lâu sau đó, Triệu Đà cử con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn, vua An Dương Vương đã đồng ý gả con gái cho Trọng Thủy. Mị Châu ngây thơ tin tưởng chồng nên trong một lần đã cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần mà không biết rằng hành động đó đã vô tình mở đầu cho một chuỗi những bi kịch. Trọng Thủy sau khi xem được bí mật của vua Âu Lạc, đã cho người làm một cái nỏ khác giống y đúc rồi đem đánh tráo với chiếc nỏ thần và xin phép An Dương Vương được trở về phương Bắc thăm cha nhưng thực chất là quay trở về để thực hiện mưu đồ của mình.

Có được nỏ thần, Triệu Đà quay trở lại đánh chiếm Âu Lạc lần hai, chủ quan vì có nỏ thần trong tay, An Dương Vương nghênh chiến mà không mảy may biết rằng chiếc nỏ thần trong tay ông là giả. Âu Lạc nhanh chóng rơi vào tay Triệu Đà, An Dương Vương dẫn theo con gái Mị Châu rút lui và bỏ chạy. Trên đường theo cha chạy loạn, Mị Châu vẫn nhớ đến lời dặn của chồng trước lúc chia li, nên đã rải lông ngỗng trên suốt đường đi để làm dấu. Trọng Thủy lần theo dấu vết lông ngỗng đem quân đuổi theo.

An Dương Vương chạy đến bờ biển, đường cùng nên đành phải gọi Rùa Vàng lên cứu giúp. Thần Kim Quy đã nói cho An Dương Vương biết một sự thật rằng đứa con gái mà ông yêu thương hết mực – Mị Châu chính là kẻ đã tiếp tay cho giặc. Trong lúc tức giận, An Dương Vương đã rút kiếm chém đầu Mị Châu. Nàng chết, máu của nàng chảy xuống, nhuốm đỏ cả một vùng biển. Về sau, những giọt máu ấy đã trở thành những hạt châu, sáng và trong như chính lời khẩn của nàng. Với sự giúp đỡ của Rùa Vàng, An Dương Vương dùng sừng tê bảy tấc, rẽ nước theo thần Kim Quy xuống thủy cung.

Ở dưới thủy cung xa xôi, chứng kiến mọi sự việc, tiếc thương cho số phận của Mị Châu, Tiểu Long công chúa đã xin Long vương ra tay cứu giúp nàng Mị Châu. Long Vương cũng động lòng và để Mị Châu ở lại Long Cung nhưng với điều kiện nàng phải xóa đi hết những kí ức đã từng có ở nhân gian. Những vui, buồn khổ đau đều không còn khiến nàng công chúa này vướng bận. Nàng sống một cuộc sống yên bình, bên cạnh Tiểu Long công chúa, bên những người bạn mới, ngày ngày cùng nhau dạo chơi, thăm thú, vẫy đạp dưới nước mà không phải suy nghĩ.

Cuộc sống êm đềm của Mị Châu như vậy cứ dần trôi đi, mà không biết rằng ở trần gian có một người đang sống trong sự đau khổ, day dứt khôn nguôi – đó chính là Trọng Thủy. Cứ đêm đến, chàng lại ra giếng nước – nơi ngày trước Mị Châu thường ngồi chải tóc, chàng ngồi nhớ về người vợ hiền đáng thương. Một lần, trong lúc men say, chàng lại tìm ra chiếc giếng, chàng bỗng thấy bóng dáng của Mị Châu ở hiện qua làn nước dưới giếng sau. Trọng Thủy bèn lao xuống giếng. Gieo mình xuống giếng nước, chìm xuống, nước lạnh đã khiến chàng sực tỉnh, cảm nhận rõ bản thân đã nhận nhầm, tất cả chỉ là ảo giác nhưng chàng lại không hề vùng vẫy, phó mặc cho số phận, phó mặc cho bản thân đang dần chìm sâu xuống giếng. Sống hay chết lúc này đối với chàng đã không còn quan trọng nếu như không có Mị Châu. Nếu như lúc đầu, Trọng Thủy cầu hôn nàng Mị Châu chỉ là một bức màn kịch được dựng lên để che giấu cho cả một âm mưu lớn. Trong ván cờ chính trị này, Trọng Thủy và Mị Châu đều là những con tốt thí, họ dần yêu thương nhau lúc nào không hay. Dòng nước lạnh buốt càng khiến chàng nhớ nàng nhiều hơn, trong đầu Trong Thủy bấy giờ chỉ toàn là hình ảnh của Mị Châu, chàng chỉ ước rằng nếu có chết đi, ở một thế giới nào đó chàng có thể gặp lại được người vợ hiền của mình. Lời ước nguyện của Trọng Thủy đã được Long Vương nghe thấy, cảm động về một mối tình đẹp đẽ nhưng đầy đau thương, Long Vương một lần nữa lại quyết định cứu lấy chàng trai si tình này. Long Vương đã cứu Trọng Thủy, nhưng lại để chàng sống với một thân phận khác – lính gác ở thủy cung.

Số phận đưa đẩy hai con người này một lần nữa gặp nhau, trong một lần dạo chơi với Tiểu Long công chúa, Mị Châu Trọng Thủy đã gặp lại nhau. Nhưng lúc bấy giờ, chỉ mỗi Trọng Thủy còn nhớ đến nàng. Trọng Thủy thấy Mị Châu thì vui mừng khôn xiết, chạy lại cầm lấy đôi bàn tay mềm mại mà ngày trước đã từng rất đỗi quen thuộc, chàng vội vã, run rẩy, dường như chàng sợ rằng nếu không nhanh thì đôi bàn tay ấy, người con gái ấy sẽ lại biến mất.

-Nàng đây rồi, đúng là nàng rồi, ta thật sự đã gặp được nàng rồi, cuối cùng lời thỉnh cầu của ta đã thành hiện thực rồi…

Mị Châu sửng sốt, “người lính vệ này thật kì lạ, ta có quen chàng ta sao?” – nàng thầm nghĩ. Trông thấy vẻ mặt ngơ ngác của người con gái mà chàng ngày đêm mong nhớ, Trọng Thủy đau buồn khôn tả. Tiểu Long công chúa chứng kiến mọi việc, hiểu cho nỗi lòng của chàng trai, nàng bèn kéo chàng qua một bên rồi kể lại hết mọi chuyện cho chàng nghe.

Biết được sự thật, lại chứng kiến Mị Châu sống tốt như vậy càng khiến Trọng Thủy thêm phần day dứt, đau khổ cũng vì thế mà dâng cao. “Có lẽ Mị Châu đáng được sống một cuộc sống như vậy, ấy vậy mà vì mình, vì lòng tham không đáy mà mình đã khiến nàng tổn thương và cũng đã đánh mất hạnh phúc của chính bản thân mình”- chàng nghĩ. Cảm nhận rõ những tâm sự đang nặng trĩu qua đôi mắt Trọng Thủy, Tiểu Long công chúa an ủi:

-Đừng đau buồn nữa, không có gì là muộn nếu như ta biết nhận lỗi và mong muốn sửa sai. Hãy dùng tình yêu và sự chân thành của mình để khiến nàng ấy cảm động. Ta tin ngươi có thể làm được.

Kể từ đó, ngày nào Trọng Thủy cũng đi theo Mị Châu, chàng tìm mọi cách quan tâm, chăm sóc, thu hút sự chú ý của nàng. Dần dần, Mị Châu cũng cảm nhận được sự chân thành của người con trai ấy, nàng đồng ý chấp nhận tình cảm của người con trai ấy, cả hai cùng nhau vun đắp cho một chuyện tình yêu đẹp đẽ.

Tưởng chừng đã có được hạnh phúc nhưng Trọng Thủy vẫn như có bóng ma trong lòng mình, càng hạnh phúc bên Mị Châu, bù đắp cho nàng được bao nhiêu thì chàng lại càng đau khổ bấy nhiêu, day dứt làm cho chàng phát điên. Rốt cuộc đến một hôm, chàng vẫn quyết định nói ra sự thật. Chàng kể lại câu chuyện của họ, đánh thức trong Mị Châu những kí ức vụn vặt chốn trần gian mà Long Vương đã xóa đi. Nhớ lại sự thật đau khổ khiến nàng bàng hoàng, gạt đi dòng nước mắt đang dâng trào, nàng vụt chạy đi. Trọng Thủy vội đuổi theo, chàng nắm chặt lấy đôi bàn tay, kéo nàng vào lòng mà nói:

- Xin lỗi, thật sự xin lỗi nàng, vì ta, tất cả là vì ta nhưng xin nàng đừng nghĩ ta không thương nàng. Có lẽ từ đầu tất cả là sự sắp đặt nhưng qua những ngày chung chăn chung gối, ta tin rằng ta không thể chối bỏ một sự thật là ta đã yêu nàng sâu đậm lúc nào không hay. Ta thống khổ lắm, giữa tình yêu và trách nghiệm cái nào cũng quan trọng, thân là Thái tử ta không thể bỏ mặc quê hương, dân tộc mình không lo được. Phải lừa dối nàng đã khiến ta day dứt biết bao. Nay đến đây chỉ mong muốn được bù đắp cho nàng, ta tin ta có thể làm tốt nhưng ta lại có cảm giác bản thân một lần nữa lại lừa dối nàng vậy nên ta mới nói ra mong nàng hiểu cho.

Những lời nói đầy đau thương của Trọng Thủy đã chạm đến trái tim Mị Châu, một lần nữa khiến nàng động lòng:

- Ta đã không còn trách chàng nữa, thân là nam nhi đại trượng phu vì nước vì dân là điều ta có thể hiểu. Chỉ hi vọng đúng như lời chàng nói, chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng bù đắp cho nhau, để bắt đầu một cuộc sống mới.

Cả hai ôm chầm lấy nhau, cứ thế mà khóc. Cả hai đã xin Long Vương cho phép được gặp lại An Dương Vương - nay làm sứ thần ở Thủy cung để xin tha thứ. Long Vương đã chấp nhận.

- Thưa cha, chúng con bất hiếu đã làm nhiều điều sai trái, có lỗi với cha, với dân chúng. Chúng con xin phép được tạ tội, mong cha tha thứ cho chúng con. Vượt qua nhiều gian khổ giờ đây chúng con mới có thể tìm lại nhau. Mong cha cho phép và chúc phúc cho chúng con – Trọng Thủy chân thành nói.

- Mọi chuyện đã qua, ta có thể tha thứ. Hai con giờ đây có thể sống thật tốt, cha cũng rất vui mừng – An Dương Vương cầm tay hai đứa con mình đầy yêu thương.

Họ nhận được sự tha thứ, yêu thương của tất cả mọi mọi người. Ngày qua ngày, cuộc sống bình yên ở dưới thủy cung của hai người cứ thế trôi qua. Họ bên nhau mãi mãi về sau.

Câu 2: Nếu được chọn làm đại sứ văn hóa đọc em sẽ:

Vận động người thân trong gia đình làm thẻ thư viện mượn sách đọc trong thời gian nhàn rỗi.

Tìm đọc những cuốn sách hay có tại thư viện trường sau đó giới thiệu cho bạn bè cùng đọc.

Rủ các bạn thường xuyên đến thư viện tìm sách đọc.

Tích cực tham gia các hoạt động đọc sách báo do nhà trường tổ chức như ngày hội đọc sách, cuộc thi kể chuyện theo sách.

Cùng các bạn thường xuyên đến nơi nhiều sách để mua hay mượn về đọc như đến thư viện trường, các nhà sách trên địa bàn.

Giúp cô thư viện trường hướng dẫn các bạn tìm sách đọc, giữ gìn bảo quản sách và sắp xếp lại sách ở thư viện trường.

Tìm đọc những cuốn sách mới, những câu chuyện hay trong sách để kể lại cho các bạn.

Giúp cô thư viện trường trưng bày sách, giới thiệu những cuốn sách mới, trang trí làm mới, làm đẹp thư viện để thu hút các bạn đến đọc sách nhiều hơn.

Một số phương pháp giúp mọi người đọc sách nhiều hơn

  • Tổ chức một nhóm nhỏ mọi người có thể đóng góp sách vở của mình cho mọi người có thể đọc được nhiều thể loại.
  • Tổ chức các cuộc thi đọc sách, đọc hiểu kiến thức.
  • Tuyên truyền với mọi người về lợi ích của sách.
  • Thường xuyên cùng bạn bè đến thư viện.
  • Hãy tổ chức một cuộc thi đọc sách với luật là: Ai đọc sách và hiểu sách nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc.
  • Tổ chức cuộc thi nhỏ với đề bài:"hãy thuyết trình về cuốn sách yêu quý của bạn" và thuyết trình cảm nhận của mình về cuốn sách yêu quý của minh.
  • Mở các sự kiện trao đổi sách
  • Tham gia các câu lạc bộ đọc sách
  • Lập kế hoạch cho những cuốn sách mà chúng ta sẽ đọc

Mời bạn đọc tham khảo thêm thể lệ cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thủ đô để nắm rõ thể lệ viết bài.

Đánh giá bài viết
295 77.297
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo