Anh chị hiểu như thế nào về câu thơ gió theo lối gió mây đường mây?
Đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ
Anh chị hiểu như thế nào về câu thơ gió theo lối gió mây đường mây? Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ nổi tiếng của Hàn Mặc Tử, được sáng tác vào năm 1938 và in trong tập Thơ Điên. Bài thơ lấy cảm hứng từ một tấm bưu thiếp và tình cảm của nhà thơ dành cho một người con gái xứ Huế, từ đó vẽ nên bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ vừa đẹp thơ mộng, vừa nhuốm màu u buồn, xa vắng. Bằng bút pháp lãng mạn kết hợp với cảm xúc mãnh liệt, Hàn Mặc Tử đã thể hiện nỗi khát khao hướng về cuộc sống và tình yêu, nhưng đồng thời cũng ẩn chứa sự đau đớn, tuyệt vọng của một tâm hồn cô đơn giữa ranh giới thực - ảo. Bài thơ không chỉ là lời tự tình đầy thương nhớ mà còn là minh chứng cho tài năng thơ ca độc đáo của Hàn Mặc Tử trong phong trào Thơ Mới.
Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bài văn cảm nhận đoạn thơ gió theo lối gió mây đường mây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu gió theo lối gió mây đường mây trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.
1. Ý nghĩa câu thơ Gió theo lối gió, mây đường mây
- Ý nghĩa biểu đạt: tả thực vẻ êm đềm, nhịp điệu khoan thai của xứ Huế (gió mây nhè nhẹ bay đi).
- Ý nghĩa biểu cảm: nhịp thơ 4/3 và sự vận động ngược chiều của hình ảnh thơ (gió, mây) gợi sự chia li, tan tác, để lại sự trống vắng của không gian, gợi tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ.
- Ý nghĩa biểu tượng: Hình ảnh này gợi lên sự chia lìa, cách trở trong tình cảm. "Gió" và "mây" ở đây có thể tượng trưng cho đôi lứa yêu nhau nhưng không thể đến được với nhau, mỗi người đi một hướng, lạc mất nhau giữa cuộc đời. Điều này phản ánh tâm trạng cô đơn, buồn bã và bất lực của nhân vật trữ tình khi không thể ở bên người mình yêu.
- Ý nghĩa sâu xa: Câu thơ còn thể hiện một triết lý về sự cách biệt, khi duyên phận không thể níu giữ, mỗi người rồi cũng phải đi theo con đường riêng của mình, dù từng có sự gắn bó, hòa hợp như gió với mây.
2. Giải thích ý nghĩa câu thơ Gió theo lối gió, mây đường mây
Mẫu 1
Câu thơ như bức tranh êm đềm, thơ mộng về sông Hương với những nét vẽ mềm mại, tinh tế mà trĩu nặng suy tư. Gió và mây vốn là 2 sự vật gán bó với nhau, gió thổi mây bay vậy mà ở câu thơ này, cách ngắt nhịp 4/3 cùng điệp từ "gió", "mây" để chúng về 2 hướng nghịch chiều nhau. Gió cứ lối gió, mây cứ đường mây, gió đóng khung trong gió, mây cô đơn trong mây, không có lấy một sự khăng khít. Khoảng cách chia lìa giữa gió và mây càng lớn thì sự cô đơn, trống trải của con người càng rộng. Muốn trở về thôn Vĩ mà người lai có quá nhiều ngáng trở, cùng giống như gió và mây sinh ra là ở bên nhau nhưng vẫn chia tách như nghịch cảnh, quả thật " người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".
Mẫu 2
Nếu như ở khổ thơ trước có một Vĩ Dạ ắp đầy sự sống mơn mởn tươi xanh thì đến đây mạch thơ đã thay đổi. Cảnh và tình cũng đều thay đổi. Vẫn là vĩ dạ nhưng trong cảnh dòng sông bến nước vĩ dạ ấy lại lạc điệu vô sắc vô hương. Cảnh non nước Vĩ Dạ hiện lên với những hình ảnh quen thuộc như gió mây... nhưng tất cả đều trong trạng thái buồn bã chia li. Gió chỉ thổi nhẹ mây cũng chỉ chậm bay dòng nước lững lờ trôi. Điều đặc biệt là xưa nay gió thổi mây bay gió và mây vốn sóng đôi gắn bó vậy mà đi vào thơ Hàn Mặc Tử gió - mây lại không chung một trời "gió theo lối gió mây đườn mây". Câu thơ bị ngắt làm đôi tạo ra cả một bầu trời chia li giã biệt. Nỗi buồn của con người nỗi mặc cảm về sự chia li của con người đã chia lìa cả những thứ tưởng như không thể chia lìa, đã cắt lẻ cả những thứ vốn đã có cặp có đôi.
3. Cảm nhận đoạn thơ sau gió theo lối gió mây đường mây - mẫu 1
Hàn Mặc Tử là một trong những gương mặt đặc sắc của phong trào Thơ mới. Thơ Hàn Mặc Tử là tiếng nói của một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con người nồng nàn, tha thiết. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” chính là bài mang một tình yêu, khát khao cuộc sống như vậy. Khổ thơ thứ 2 của bài thơ mang đến một hoài niệm và tâm trạng lo âu của thi sĩ.
Mở đầu bài thơ, người đọc đã cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn người thi sĩ. Ta thấy thi sĩ tuy phải sống cuộc đời đầy bi kịch nhưng vẫn khát khao được sống và yêu đời tha thiết.
Khổ thơ thứ hai được mở ra, khiến người đọc cảm nhận được hoài niệm về cảnh sông nước đêm trăng, hòa theo đó là tâm trạng lo âu, phấp phỏng của thi sĩ. Cảnh sông nước đêm trăng được gợi ra:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
Dòng sông có nhiều cách hiểu, nhưng dù hiểu theo cách nào thì vẫn gợi ý thức về sông Hương-linh hồn của Huế. Cảnh vật được miêu tả rất nhẹ nhàng, êm ả, gợi đặc điểm riêng của Huế: gió khẽ lay, mây khẽ bay, hoa bắp khẽ đung đưa, chuyển động rất nhẹ nhàng, êm ả, gợi không gian rất thanh bình, rất Huế. Cảnh vật đượm buồn: buồn thiu, buồn sâu lắng, buồn nhuốm vào không gian, cảnh vật, thường là nỗi buồn từ thế giới bên ngoài tác động. Câu thơ như dài ra, căng ra, khiến nỗi buồn như dằng dặc. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật “nhân hóa”, dòng sông đã trở thành một sinh thể, có tâm trạng, có hồn, mang nỗi niềm của con người. Cảnh vật như nhuốm màu chia ly “Gió theo lối gió mây đường mây”. Câu thơ tách nhịp 4/3 chia làm hai nửa: một gió một mây. Từ “gió” được điệp lại ở vế một, đóng khung một thế giới đầy gió, chỉ có gió, chỉ riêng gió. Từ “mây” điệp ở vế hai, tạo nên một thế giới mây khép kín chỉ có mây. Vậy là hai sự vật vốn dĩ chỉ đi liền với nhau thì nay tác biệt và chia lìa. Gió đóng khung trong gió, mây khép kín trong mây. Câu thơ mang đến một hiện thực phi lý về hiện thực khách quan, nhưng rất có lý về hiện thực tâm trạng. Thi sĩ đang sống trong cảnh chia ly, cách biệt, sống trong cảnh đời đầy nghịch lý cho nên gió cứ gió, mây cứ mây. Từ “lay” mang một nỗi buồn trong ca dao, chỉ hoạt động rất nhẹ của sự vật hiện tượng khi có gió nhẹ. Nó mang nỗi buồn truyền thống của ca dao, thổi vào nỗi buồn muôn thủa của con người.
Hai câu thơ sau, ta nhận ra được tâm trạng lo âu, phấp phỏng của thi sĩ:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”
Cảnh vật được gợi ra một cách lung linh, huyền ảo, tràn ngập ánh trăng, mang ý nghĩa vừa thực vừa ảo. “Sông trăng” có thể hiểu là dòng sông tràn ngập ánh trăng, cũng có thể là trăng tuôn chảy thành dòng. “Thuyền trăng” là con thuyền chở đầy trăng, cũng có thể hiểu là trăng giống như hình ảnh một con thuyền. Dù hiểu theo cách nào thì trăng đã tràn ngập cả không gian, vừa thực vừa ảo, tạo nên một cảm giác mơ hồ. Trong thơ của Hàn Mặc Tử có cả một miền trăng, để có một thế giới tri âm, chất chứa tâm sự, giải tỏa những niềm đau, trăng đối với Hàn Mặc Tử là một người bạn tri âm. “Thuyền ai” lại gợi ra một danh từ phiếm chỉ. Hai câu thơ chứa đựng cả những hình ảnh mâu thuẫn. Câu dưới không có trăng, ý thơ phi lý về hiện thực nhưng chúng ta có thể lí giải được khi dựa vào tâm trạng của chủ thể trữ tình. Trăng lúc có lúc không, mong manh và mờ ảo, người tri kỉ cũng mờ ảo và mong manh nên lo âu, phấp phỏng là thế. Chờ trăng là chờ sự tri âm, chờ sự đồng điệu, chờ sự sẻ chia và chờ được khát khao, giao cảm với đời, là một con người bình thường mong muốn sự giao cảm. Từ “kịp” thể hiện một tâm trang lo âu của nhà thơ, tâm trạng đợi chờ, khao khát. Qua đó thể hiện được quỹ thời gian sống đang bị vơi cạn đi từng ngày, cuộc chia lìa vĩnh viễn có thể đến bất cứ lúc nào. Với một người bình thường nếu không trở về tối nay thì còn nhiều những đêm khác, nhưng với Hàn Mặc Tử nếu thuyền không trở về tối nay, không có sự tri âm thì thi sĩ sẽ ra đi vĩnh viễn trong đau buồn.
Những cảm nhận khổ 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ cho ta thấy được hoài niệm của tác giả về cảnh sông nước đêm trăng, đồng thời cũng hiểu được tâm trạng lo âu, phấp phỏng của nhà thơ. Tác giả cũng đang chờ đợi sự tri âm, sự chia sẻ để dịu bớt nỗi đau trên hành trình trở về thế giới bên kia. Đó hay chăng chính là sự xót xa trên bi kịch cuộc đời của một thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh.
4. Cảm nhận đoạn thơ sau gió theo lối gió mây đường mây - mẫu 2
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền thơ ca Việt Nam. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ. Bài thơ đã để lại cho người đọc sâu sắc về một hồn thơ thật độc đáo. Khổ thơ thứ hai của bài thơ là một khổ thơ đẹp về cảnh và tình.
Đối lập với bức tranh thiên nhiên đầy tươi sáng nơi thôn Vĩ ở khô thứ thứ nhất, đoạn thơ thứ hai là bức tranh sông nước đêm trăng:
“Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
Hai câu thơ mở đầu của khổ thơ thứ hai, tuy là tả cảnh nhưng khi đọc lên lại thấy nhuốm màu tâm trạng. Hình ảnh thiên nhiên gợi ra sự chia ly “gió theo lối gió, mây đường mây”. Nếu trong tự nhiên, gió và mây vốn là những sự vật luôn quấn quýt, gắn bó với nhau thì ở đây Hàn Mặc Tử lại để “mây và gió” chia cách đôi ngả. Ta tự hỏi đó là sự chia ly của thiên nhiên hay của chính con người? Và đến cả dòng nước - một sự vật vô tri, vô giác nhưng qua cái nhìn của nhà thơ giờ đây cũng có cảm xúc. Dòng nước “buồn thiu” - biện pháp tu từ nhân hóa khiến con sông giống như một con người, có tâm trạng. Cuối cùng là hình ảnh “hoa bắp lay” - bông hoa bắp nhỏ bé trôi theo dòng nước cũng giống như cuộc đời lưu lạc trôi nổi của con người.
Và bức tranh sông nước trong đêm trăng thì sao có thể thiếu mất đi ánh trăng:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
“Trăng” đã trở thành một biểu tượng quen thuộc của thi ca. Đặc biệt trong thơ Hàn Mặc Tử thì ánh trăng xuất hiện rất nhiều. Trăng có lúc được ẩn dụ, lúc được nhân hóa làm cho nó mang một phong cách độc đáo và khác lạ, kiểu như:
“Trăng nằm sóng soài trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi”
(Bẽn lẽn)
Hay ánh trăng có lúc trở nên thật điên cuồng:
“Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra”
(Say trăng)
Còn ở “Đây thôn Vĩ Dạ” lại là “sông trăng” - gợi ra hình ảnh ánh trăng vàng in bóng xuống mặt nước. Ánh trăng lan tỏa ra khắp dòng sông tạo nên một dòng sông trăng. Kết thúc khổ thơ là câu hỏi tu từ “Có chở trăng về kịp tối nay?”. Từ “kịp” được tác giả sử dụng nhằm thể hiện tâm trạng lo âu. Bởi với một người bình thường, nếu không kịp trở về vào “tối nay” thì sẽ còn những đêm khác, Còn với Hàn Mặc Tử, thì đêm nào cũng có thể là đêm cuối cùng.
Qua phân tích trên, người đọc có thể cảm nhận được một hồn thơ mãnh liệt, luôn khát khao giao cảm với cuộc đời của Hàn Mặc Tử. Đoạn thơ đã khơi gợi được những cảm xúc trong sáng mà đầy sâu sắc.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú
Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về bức tranh thu trong bài thơ Câu cá mùa thu
Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân
Top 8 bài phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình siêu hay
Đọc truyện Tấm Cám anh chị suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác
Em hiểu ý nghĩa của từ vi hành trong tác phẩm Vi hành năm 1923 của Nguyễn Ái Quốc như thế nào?
Ý nghĩa của câu Vũ trụ nội mạc phi phận sự trong Bài ca ngất ngưởng
Để giải thích được quá trình quang hợp quyết định năng suất cây trồng các nhà khoa học tiến hành phân tích?
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
Đoạn văn (khoảng 10-12 dòng) lí giải vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
-
Đoạn văn nêu cảm nhận của em về con người Hăm-lét trong Sống, hay không sống đó là vấn đề
-
Phân tích đánh giá Người ngựa ngựa người
-
Soạn Văn 11 Con đường mùa đông trang 64
-
Nhận xét về tình cảm của nhà thơ với mảnh đất và con người thôn Vĩ qua khổ thơ đầu
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
(6 đề) Nhà mẹ Lê đọc hiểu có đáp án
-
Đọc hiểu Một bữa no
-
Cơm mùi khói bếp đọc hiểu
-
Đọc hiểu Con chó xấu xí có đáp án
-
Đọc hiểu Áo tết có đáp án
-
Phân tích tác phẩm Cô hàng xén
-
Tổ quốc nhìn từ biển đọc hiểu
-
(5 đề) Đọc hiểu Hoa cỏ may có đáp án
-
Phân tích tác phẩm Nghèo của Nam Cao hay
-
Phân tích và đánh giá đoạn trích Tổ quốc nhìn từ biển
-
Cô hàng xén đọc hiểu (5 đề có đáp án)
-
Phân tích Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn

Bài viết hay Ngữ văn 11
Từ truyện ngắn Con chó xấu xí bạn suy nghĩ gì về tác hại của thói vô cảm trong cuộc sống
Nội dung chính bài Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một là gì?
Cấu tứ bài thơ Giải đi sớm
Soạn bài Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận
Soạn bài Chiều xuân lớp 11 Chân trời sáng tạo
Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)