Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về bức tranh thu trong bài thơ Câu cá mùa thu
Đoạn văn ngắn về bức tranh thu trong Thu điếu
- 1. Đoạn văn cảm nhận về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu chọn lọc
- 2. Đoạn văn cảm nhận bức tranh thu trong Thu điếu
- 3. Đoạn văn ngắn cảm nhận về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu
- 4. Đoạn văn ngắn cảm nhận về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu siêu ngắn
- 5. Đoạn văn cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Câu cá mùa thu hay
Viết đoạn văn ngắn về Câu cá mùa thu - Bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến là một kiệt tác tả cảnh mùa thu làng quê Việt Nam. Trong bài viết này, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc đoạn văn ngắn phân tích vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu – một tuyệt phẩm của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Tác phẩm không chỉ là bức tranh thu tuyệt đẹp của làng quê Việt Nam mà còn ẩn chứa tâm trạng sâu lắng của thi nhân. Qua ngòi bút tài hoa, Nguyễn Khuyến đã tái hiện cảnh sắc mùa thu với ao trong, lá vàng, sóng biếc, khơi gợi trong lòng người đọc tình yêu thiên nhiên và những suy tư về cuộc đời. Bài viết sẽ giúp bạn cảm nhận rõ hơn giá trị nghệ thuật và nội dung sâu sắc của tác phẩm này.
1. Đoạn văn cảm nhận về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu chọn lọc
Thu điếu là một trong ba bài thơ trong chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến sau khi ông từ quan về sống ở quê nhà. Bức tranh câu cá mùa thu vừa đẹp cảnh lại vừa đẹp tình qua những trang thơ của người nghệ sĩ.
Chỉ bằng một vài câu thơ ta có thể thấy được cái tình mà Nguyễn Khuyến muốn bày tỏ. Đây chính là tình cảm gắn bó, tha thiết với thiên nhiên đất nước quê hương. Một không gian mùa thu rất riêng biệt và đậm chất của nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ, được tạo nên bằng những chất liệu hết sức cổ điển và đượm vị mùa thu. Vốn là một hình ảnh không còn xa lạ với vùng quê Bắc Bộ, hình ảnh ao thu cùng chiếc thuyền con giữa lòng ao, chiếc thuyền câu bé tẻo teo làm cho ánh mắt của thi nhân bao quát ra xung quanh và cảm nhận sự lạnh lẽo trong veo của mặt nước ao. Làn sóng biếc hơn gợn, lá vàng khẽ đưa vèo trong gió rồi đến bầu trời xanh ngắt mở ra khoảng không cao vời vợi, sau đó lại xuống thấp với ngõ trúc quanh co uốn lượn xung quanh chiếc ao nhỏ. Rỗi bỗng nhiên xuất hiện âm thanh của tiếng cá đớp động, một khung cảnh hiện lên vô vùng nên thơ, đẹp đẽ nhưng cũng thân thuộc, giản dị.
Bức tranh thu của Nguyễn Khuyến còn là sự hòa quyện giữa muôn vàn sắc xanh của ao, của sóng, của bèo, của bờ, của trời và của trúc. Nổi bật giữa những sắc xanh ấy là sắc vàng của lá tạo nên sự nhẹ nhàng cho cả bức tranh. Chỉ với ba từ khẽ đưa vèo mà tạo nên khoảnh khắc đầy chất thơ, tác giả như đang nghiêng lòng mình, lắng nghe mọi sự chuyển động khẽ khàng của cảnh vật. Những đường nét chuyển động thực sự mảnh mai, nhẹ nhàng thông qua chuỗi các động từ, khách vắng teo nên người ngồi câu cũng mang vẻ yên lặng, trầm ngâm vô cùng. Việc lựa chọn vần eo để đưa vào bài thơ, dưới ngòi bút của tác giả đã gợi cho người đọc một không gian mỗi lúc một thu hẹp, bức tranh nhỏ bé, xinh xắn vô cùng phù hợp với thẩm mĩ của người Việt.
Có thể nói, sự thành công của Thu điếu đã tạo cho Nguyễn Khuyến một chỗ đứng quan trọng trong nền thơ cơ trung đại Việt Nam. Ông không chỉ là một họa sĩ mà còn là một nhà thi sĩ tài hoa hiếm có. Qua đó ta có thể thấy được tình cảm vô cùng to lớn của nhà thơ dành cho mùa thu nơi quê hương máu thịt gắn bó.
2. Đoạn văn cảm nhận bức tranh thu trong Thu điếu
Mùa thu với vẻ đẹp kiều diễm của mình đã làm say đắm biết bao nhà thơ. Nếu như Xuân Diệu có Đây mùa thu tới hay Lưu Trọng Lư với Tiếng thu thì Nguyễn Khuyến cũng gửi hồn mình vào chùm thơ thu bất hủ của ông. Đặc biệt Thu điếu là một bức tranh thu mang vẻ đẹp đặc trưng của mùa thu Bắc bộ nhưng lại tĩnh lặng và đượm buồn. Không gian trong bài thơ mang chút se lạnh của mùa thu với rất ít sự xuất hiện của con người, chỉ có sự vận động rất khẽ khàng của thiên nhiên như sóng gợn, lá khẽ đưa, tiếng cá đớp... tất cả những sự vận động này không làm cho không gian trở nên sôi động hơn mà nó càng gợi thêm vẻ tĩnh lặng bao trùm lên cả không gian và con người trong bài thơ. Có lẽ phải rất yêu quê hương Nguyễn Khuyến mới có thể tái hiện được một cách tài tình vẻ đẹp bình dị mà nên thơ của mùa thu làng quê Việt Nam.
3. Đoạn văn ngắn cảm nhận về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu
Mùa thu là một đề tài bất tận trong thi ca. Đã có rất nhiều những nhà văn chọn đề tài này để viết nên những thi phẩm cho mình. Trong đó có Nguyễn Khuyến với chùm thơ thu nổi tiếng. Bức tranh thiên nhiên mùa thu tuyệt đẹp và tâm trạng của mình được tác giả gửi gắm qua bài thơ câu cá mùa thu. Cảnh thu trong bài thơ là cảnh đẹp được tác giả cảm nhận từ nhiều góc nhìn khác nhau: từ gần đến xa, từ thấp lên cao,... Điều này đã góp phần làm cho cảnh đẹp của mùa thu sinh động hơn. Tất cả mọi cảnh vật như được nhuốm một màu thu, từ ao thu, bầu trời thu rồi đến đường thôn ngõ xóm cũng thu. Hồn thu, cảnh thu đã bao trùm lên khắp ngôi làng ở vùng quê đồng bằng Bắc bộ. Giữa cảnh đất trời như vậy, hiện lên một hình ảnh khác biệt, đó chính là cảnh câu cá. Cảnh câu cá này chính là một bức tranh chấm phá giữa nền của đất trời. Nhưng bức tranh này lại đượm buồn, khi không có con người, sự vật cũng tĩnh lặng. Không chỉ có cảnh vật, chính con người trong bức tranh thu ấy cũng rơi vào trạng thái im ắng đến lạ thường. Qua bài thơ ta có thể thấy tình yêu thiên nhiên và một tâm hồn nhạy cảm góp phân xây nên những hồn thơ đậm chất Việt Nam.
4. Đoạn văn ngắn cảm nhận về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu siêu ngắn
Đối với các nhà thơ xưa thì mùa thu luôn là đề tài được yêu thích nhất. Trong đó, Nguyễn Khuyến đã vẽ ra một bức tranh mùa thu thật đẹp và thật nên thơ. Bức tranh mở ra là hình ảnh ao thu với dòng nước trôi veo. Bầu trời thu trong xanh và cao hơn bình thường với những tầng mây “lơ lửng” trôi theo chiều gió nhẹ. Trời thu không mây, mà xanh ngắt một màu thăm thẳm. Xanh ngắt đã gợi ra cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ, của ông lão đang câu cá. Qua việc miêu tả bức tranh thu thấy được Nguyễn Khuyến là người yêu thiên nhiên, yêu cảnh làng quê Việt Nam vô cùng.
5. Đoạn văn cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Câu cá mùa thu hay
Bức tranh thiên nhiên mùa thu tuyệt đẹp và tâm trạng của mình được tác giả gửi gắm qua bài thơ câu cá mùa thu. Cảnh thu trong bài thơ là cảnh đẹp được tác giả cảm nhận từ nhiều góc nhìn khác nhau: từ gần đến xa, từ thấp lên cao,... Chiếc ao thu nước trong veo đến mức có thể nhìn xuống được tận đáy và lạnh lẽo vô cùng,cái lạnh nó ôm trọn toàn bộ không gian, và giữa ao thu lại xuất hiện một chiếc thuyền, một chiếc gợi sự cô đơn, mà lại còn bé tẻo teo, thật nhỏ bé giữa không gian thu rộng lớn. Cơn gió thu nhẹ nhàng làm khuấy động mặt nước hơi gợn tí, làm chiếc lá trên cành khẽ khàng rơi. Bầu trời thu trong xanh, nhưng ẩn chứa một nỗi buồn khó tả. Không có một bóng người qua lại trên con đường làng, không một tiếng nói, một âm thanh, không gian yên tĩnh như muốn bóp nghẹt tất cả. Cảnh làng quê trong trẻo nhưng tĩnh lặng bởi cảm nhận của một con người đang đầy những suy tư trăn trở. Không gian được mở rộng, bức tranh thu có chiều cao của bầu trời xanh ngắt với những đám mây lơ lửng bay. Xanh ngắt gợi cho ta cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Top 4 bài cảm nhận về bức tranh mùa thu trong bài Thu điếu hay chọn lọc
Phân tích Câu cá mùa thu (Thu điếu)
Dàn ý cảm nhận về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu
Top 3 bài phân tích hình ảnh ông Tú trong bài Thương vợ siêu hay
Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú
Top 6 bài cảm nhận hình ảnh bà Tú trong bài Thương vợ siêu hay
Soạn bài Câu cá mùa thu ngắn gọn
Top 7 bài cảm nhận về bài thơ Thương vợ sâu sắc nhất
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
Đoạn trích Trao duyên kể lại sự kiện gì, thể hiện chủ đề nào của Truyện Kiều?
-
Đọc hiểu Áo tết có đáp án
-
Chiếu cầu hiền được ban bố với mục đích và lí do gì?
-
Đoạn văn về một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng đặc sắc nhất trong bài thơ Con đường mùa đông
-
Soạn bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp ngắn gọn, dễ hiểu
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
(6 đề) Nhà mẹ Lê đọc hiểu có đáp án
-
Đọc hiểu Một bữa no
-
Đọc hiểu Áo tết có đáp án
-
Cơm mùi khói bếp đọc hiểu
-
Đọc hiểu bài thơ Xó bếp
-
Tổ quốc nhìn từ biển đọc hiểu
-
Đọc hiểu Con chó xấu xí có đáp án
-
(5 đề) Đọc hiểu Hoa cỏ may có đáp án
-
Phân tích và đánh giá đoạn trích Tổ quốc nhìn từ biển
-
Phân tích tác phẩm Nghèo của Nam Cao hay
-
Cô hàng xén đọc hiểu (5 đề có đáp án)
-
Phân tích tác phẩm Cô hàng xén

Bài viết hay Ngữ văn 11
Đoạn văn ghi lại suy nghĩ của em về nhân vật tôi trong bài thơ Tôi yêu em
Bài viết số 2 lớp 11 đề 3: Nhân cách nhà nho chân chính (6 mẫu)
Soạn bài Chiều xuân lớp 11 Chân trời sáng tạo
(6 đề) Nhà mẹ Lê đọc hiểu có đáp án
Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông bằng sơ đồ tư duy
Nội dung chính bài Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một là gì?