19/8 là ngày gì?

Ngày 19/8 là ngày gì? Ngày 19 tháng 8 là ngày thành lập Công an nhân dân. Vậy ngày 19/8 có được nghỉ không? Nhân dịp kỉ niệm ngày 19/8 năm 2022, mời các bạn hãy cùng Hoatieu tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của ngày 19/8 cũng như tại sao lấy ngày 19-8 là ngày truyền thống của lực lượng CAND nhé.

Tháng 8 hàng năm là tháng diễn ra rất nhiều hoạt động kỷ niệm những sự kiện lịch sử ý nghĩa, đặc biệt là ngày 19/8. Đây là một sự kiện lịch sử hào hùng vẻ vang của dân tộc. Vậy ngày 19/8 là ngày gì? Mời các bạn hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu về ngày 19/8 cũng như ý nghĩa lịch sử của ngày 19/8 nhé.

1. Ngày 19-8 có được nghỉ không?

Ngày 19/8 là một ngày lễ truyền thống lớn của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam. vậy ngày 19/8 có được nghỉ không? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm Hoatieu xin trả lời như sau:

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, từ năm 2021 người lao động có tất cả 11 ngày nghỉ lễ, tết và hưởng nguyên lương:

- Tết Dương lịch: Nghỉ một, là ngày 1/1.

- Tết Âm lịch: Nghỉ 5 ngày

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: Nghỉ 1 ngày (Ngày 10/3 âm lịch).

- Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước: Nghỉ 1 ngày (Ngày 30/4 dương lịch)

- Ngày Quốc tế Lao động: Nghỉ 1 ngày (ngày 1/5 dương lịch)

- Quốc khánh: Nghỉ 2 ngày (ngày 2/9 dương lịch và ngày 1 ngày liền kề trước hoặc sau)

Như vậy ngày 19/8 không nằm trong danh sách các ngày nghỉ lễ quy định hằng năm của Bộ luật Lao động. Chính vì vậy ngày 19/8 sẽ không được nghỉ. Tuy nhiên sẽ có nhiều hoạt động được tổ chức trong ngày này để tôn vinh ngày truyền thống của lực lượng CAND cũng như những lời chúc tốt đẹp nhất cho ngày 19/8.

2. Ngày 19/8 hàng năm là ngày gì?

19/8 là ngày gì của công an?

Ngày 19/8: ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam

Cụ thể, vào ngày 12/12/2005, chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Lệnh số 30/2005/L-CTN công bố Luật Công an nhân dân, trong đó quy định: “Ngày 19 tháng 8 hàng năm là Ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Ngày 19/8 năm 1945: cách mạng tháng 8 thành công

Cũng vào ngày 19/8 hơn 75 năm trước (năm 1945) là cột mốc lịch sử đáng nhớ của dân tộc ta, mở ra một thời kỳ mới của đất nước. Cách mạng tháng 8 nổ ra, toàn thể nhân dân tiến về Quảng trường Nhà hát Lớn mít tinh, biểu tình và cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi ở Hà Nội.

3. Ngày 19/8 ngày truyền thống Công an nhân dân

Ngày 19/8 là ngày gì? Là ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam, công an nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Công an nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an. Khẩu hiệu của lực lượng từ những ngày đầu thành lập là "Bảo vệ An ninh Tổ quốc".

Nguồn gốc của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam được xem là bắt đầu từ các đội Tự vệ Đỏ trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian, Hộ lương diệt ác... do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập với mục đích bảo vệ tổ chức. Những năm 1930 - 1945, để chống các hoạt động phá hoại và do thám của thực dân Pháp và chính quyền tay sai, bảo vệ cách mạng, Đảng Cộng sản Đông Dương đã thành lập các đội: Tự vệ đỏ, Tự vệ công nông, Danh dự trừ gian, Danh dự Việt Minh. Đó là những tổ chức tiền thân của công an nhân dân và quân đội nhân dân sau này.

Sau cuộc Cách mạng tháng Tám (nổ ra ngày 19/8/1945), chính quyền lâm thời của Việt Minh đã có chỉ thị thành lập một lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Tuy nhiên, lực lượng này chưa có tên gọi chung mà mang nhiều tên gọi khác nhau, như Sở Liêm phóng (ở Bắc Bộ), Sở trinh sát (ở Trung Bộ), Quốc gia tự vệ cuộc (ở Nam Bộ).

Đến ngày 21 tháng 2 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 23/SL hợp nhất các lực lượng này thành một lực lượng công an nhân dân ở cả ba miền được thống nhất một tên gọi thống nhất là Công an có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; và thành lập Việt Nam Công an Vụ để quản lý lực lượng công an nhân dân do một Giám đốc đứng đầu, mà người đầu tiên là Lê Giản.

Trong thời kỳ đầu, cơ quan quản lý ngành Công an là Nha Công an vụ, trực thuộc Bộ Nội vụ. Đến ngày 16 tháng 2 năm 1953, thành lập thành Thứ bộ Công an, trực thuộc Bộ Nội vụ, đứng đầu là một Thứ trưởng. Đến năm 1955, thì tách hẳn thành Bộ Công an. Năm 1959, sáp nhập các lực lượng biên phòng thành lực lượng Công an vũ trang (nay là lực lượng Biên phòng) trực thuộc quyền quản lý của Bộ Công an (về sau lại chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng). Cũng từ năm này, lực lượng Công an được tổ chức vũ trang và bán vũ trang theo biên chế, có phù hiệu và cấp hàm tương tự như quân đội.

4. Lời bài hát Mười chín tháng 8

Toàn dân Việt Nam đứng đều lên góp sức một ngày.

Thề đem xương máu quyết lòng chiến đấu cho tương lai.

Mười chín tháng Tám, khi quốc dân căm hờn kêu thét.

Tiến lên cùng hô: "Mau diệt tan hết quân thù chung!".

Mười chín tháng Tám.

Ánh sao tự do đưa tới.

Cờ bay nơi nơi, muôn ánh sao vàng.

Máu tươi pha tươi hồng trên lá cờ bay khắp chốn giang sơn.

Người Việt Nam đều thống nhất reo vang lời thề,

Mười chín tháng Tám Chớ quên là ngày khởi nghĩa.

Hạnh phúc sáng tỏ, non sông Việt Nam.

5. Ý nghĩa lịch sử của ngày 19/8

Ngày 19/8 đánh dấu sự thành công của cách mạng Việt Nam, đưa đất nước thoát khỏi sự áp bức bóc lột gần 100 năm của thực dân Pháp, xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đây còn là ngày tôn vinh sự hy sinh, cống hiến của lực lượng công an nhân dân luôn đóng vai trò nòng cốt trong các cuộc chiến. Họ vừa là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc vừa có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của đất nước.

Với vai trò gợi nhớ đến sự thành công của cuộc Cách mạng tháng 8 cùng sự hi sinh của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam, mỗi năm cứ đến ngày 19/8, mỗi người con Việt Nam, các con cháu thế hệ sau đều đồng lòng hướng về lực lượng Công an Nhân dân và bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với các vị anh hùng đã không tiếc xương máu để mang lại nền độc lập cho nước nhà như hiện nay.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
8 7.178
0 Bình luận
Sắp xếp theo