Vàng mã cúng giao thừa ngoài trời

Từ xưa đến nay, trong nghi lễ cúng giao thừa thì việc chuẩn bị mâm cúng giao thừa cũng như vàng mã cúng giao thừa được các gia đình rất coi trọng để bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh và tổ tiên. Vàng mã cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì là câu hỏi rất nhiều người quan tâm, thắc mắc. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Hoatieu.vn nhé.

Cúng đêm giao thừa là một truyền thống không thể thiếu trong văn hoá Việt Nam. Những gia đình vào đêm giao thừa thường cúng lễ tại nhà, sau đó đi các chùa, đền gần đó để thực hiện việc lễ đầu năm. Việc cũng đêm giao thừa là để mời những thần linh, tổ tiên chứng giám, cầu xin một năm mới thật bình an. Phong tục này sẽ diễn ra vào đúng khoảnh khắc bước sang năm mới và mang ý nghĩa cầu nhiều may mắn.

1. Vàng mã cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì?

Giây phút cúng Giao thừa của các gia đình với hoa quả, xôi gà, bánh trái sẽ được thực hiện ngoài trời. Với lòng thành khẩn tiễn người nhà trời cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới cai quản nhân gian trong năm mới. Cũng vì ý nghĩa việc bàn giao của nhà trời diễn ra trong khẩn trương nên các vị không thế khề khà mâm bát trong nhà được và vì thế sẽ không thể chứng giám lòng thành khẩn của gia chủ. Những lễ vật cần có trong bộ vàng mã cúng bao gồm:

  • Tiền vàng mã
  • Mũ giấy cánh chuồn
  • Sớ cúng quan hành khiển

Đối với lễ cúng giao thừa trong nhà thì không cần mũ cánh chuồn và sớ quan hành khiển.

Vàng mã cúng giao thừa ngoài trời

2. Vàng mã cúng giao thừa khi nào đốt?

Thông thường trong lễ cúng giao thừa được chia ra là Cúng giao thừa ngoài trời và cúng giao thừa trong nhà. Mỗi lễ cúng mang ý nghĩa khác nhau, cúng đêm giao thừa hay còn được gọi là lễ Trừ tịch, trừ tà ma hay xua đuổi những điều không tốt để chào đón một năm mới tấn tới hơn.

Chính vì thế cũng như hiểu được ý nghĩa của lễ hóa vàng thì nhiều nơi họ sẽ không hóa vàng sau khi cúng giao thừa, đọc xong bài cúng giao thừa .Thường để tiền vàng và hóa vào ngày mùng 3 đến mùng 10 tháng giêng. Khi đó với quan niệm tiễn đưa ông bà về cõi âm và rước lộc về nhà. Bên cạnh đó cũng tùy thuộc từng gia đình khi cúng giao thừa ngoài trời để trừ tịch cũng hóa vàng luôn tại chỗ cúng để xua đuổi đi những điều không tốt đẹp.

Tuy nhiên một số nơi lại hoá vàng ngay vào đêm giao thừa với quan niệm hoá vàng sau lễ cũng thì các vị thần linh sẽ nhận ngay được lòng thành của gia chủ.

3. Một số lưu ý với truyền thống hoá vàng ngay đêm giao thừa

Cần lưu ý:

  • Hoá vàng ngay khi hương còn đang cháy nếu chờ đến khi hương tắt mới hoá vàng là bất kính với tổ tiên;
  • Sớ, bài văn khấn độc khi cũng giao thừa sẽ được hoá cùng với vàng mã và hoá chúng đầu tiên;
  • Luôn luôn hoá vàng ở nơi sạch sẽ, thoáng mát để tranh hoá hoạn. Sau khi hoá vàng xong phải dọn sạch tro và dập tắt lửa;
  • Khi hoá vàng cần hoá những vật của thần linh trước sau đó đến hoá đồ của người thân trong gia đình.

Khi làm đầy đủ như vậy chắc chắn lòng thành của gia chủ được thần linh đón nhận và phù hộ gia đình.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 5.994
0 Bình luận
Sắp xếp theo