Văn Khấn Tết Hạ Nguyên, Tết Cơm Mới, Tết Trùng Thập năm 2024
Tết Hạ Nguyên (hay Lễ mừng lúa mới) là một dịp lễ quen thuộc, không kém phần quan trọng đối với người Việt Nam được tổ chức vào ngày 15 tháng Mười Âm lịch hằng năm. Sau đây là Văn Khấn Tết Hạ Nguyên, Tết Cơm Mới đúng chuẩn theo văn khấn cổ truyền để bạn đọc tham khảo khi làm lễ cúng cơm mới.
Văn cúng Tết Hạ Nguyên
1. Tết Hạ Nguyên - Cơm Mới vào ngày nào?
Theo phong tục dân gian Tết Hạ Nguyên được tiến hành vào ngày mồng một hoặc ngày mồng mười, cũng có thể là vào ngày rằm tháng mười âm lịch hàng năm.
Tùy từng địa phương và từng vùng sẽ diễn ra lễ mừng cơm mới, tết Trùng Thập hay Tết Hạ Nguyên vào một trong ba ngày trên, nhưng phổ biến nhất sẽ là ngày 10/10 âm lịch hàng năm.
2. Nguồn gốc của Tết Hạ Nguyên
Tết Hạ Nguyên hay còn gọi là Tết cơm mới, lúa mới; Tết Thường Tân; Tết Song Thập; Tết Trùng Thập. Đây có lẽ là ngày lễ còn khá xa lạ với nhiều người bởi ngay cái tên nó đã nói lên tất cả: ngày tết quen thuộc với những người làm nông nghiệp, làng quê hơn là người thành phố.
Sau một vụ mùa tháng 8 gặt hái bội thu, thóc lúa đầy bồ, lúc này là lúc nông nhàn, người dân thảnh thơi. Vì vậy người ta nhớ đến ơn trên và làm lễ tạ ơn trời đất đã mang đến mưa thuận gió hòa, cho một vụ mùa ấm no. Đó là lý do có ngày Tết Hạ Nguyên, Tết Trùng Thập. Vào ngày này nhà nhà đều nấu xôi, cơm nếp, bánh trái từ gạo mới gặt hái được trong vụ mùa tháng 8 để làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên và lễ các vị thần linh.
Tuy nhiên, cũng có cách lý giải thêm về ngày Tết Hạ Nguyên, Tết Cơm Mới như sau:
Theo quan niệm của ông bà ta xưa, những ngày này Thiên Đình cử thần Tam Thanh xuống trần gian để xem xét việc tốt xấu về tâu với Ngọc Hoàng. Do vậy, mọi nhà phải làm lễ để thần Tam Thanh ban phúc lành, tránh tai hoạ và cũng là dịp “ Tiến tân” cơm gạo mới cúng Tổ tiên.
Nhân Tết Hạ Nguyên (hay còn gọi là Tết Cơm Mới) mọi người đều mua quà và gạo nếp mới cùng những đặc sản lúc giao mùa Thu Đông biếu ông, bà, cha, mẹ và những bậc tôn kính để tỏ lòng hiếu thuận, biết ơn bề trên.
3. Cách sắm lễ Tết Hạ Nguyên
Theo phong tục từ cổ xưa, ngày Tết Cơm mới (Tết Hạ nguyên) nhà nhà đều nấu xôi gạo mới, sắm sửa hương, hoa, đèn nến cùng mâm lễ chay thơm ngon tinh khiết để cúng Tổ tiên.
Ngoài ra, mâm cơm cúng Tết Nguyên Hạ cũng có thể làm thêm nhiều món ăn như:
- Đậu mơ hấp lá sen
- Xôi chiên phồng
- Bánh cúng: Đây là một món ăn dân đã được làm từ gạo xay quen thuộc với người miền Tây. Sau khi được gói bằng lá chuối và hấp lên, bánh cúng sẽ nhuốm một chút màu xanh và mùi thơm của lá chuối trông rất đẹp mắt. Khi ăn sẽ cảm nhận được mùi thơm của lá chuối pha lẫn vị bùi bùi, béo ngậy của nước cốt dừa.
- Bánh in
- Thịt heo luộc
- Gà hấp
4. Văn Khấn Tết Hạ Nguyên
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân, cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá huynh đệ, cô dì, tỷ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là.................................................
Ngụ tại................................................................................
Hôm nay là ngày mồng một (ngày mười lăm, hoặc ngày mùng 10) tháng mười là ngày Tết Cơm Mới, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa, trà qủa đốt nén tâm hương dâng lên trước án.
Trộm nghĩ rằng:
Cây cao bóng tốt
Quả tốt hương bay
Công tài bồi xưa những ai gây
Của quý hoá nay con cháu hưởng
Trước nhờ ơn Trời Đất Phật Tiên, chư vị Tôn thần
Sau nhờ ơn Tổ tiên gây dựng, kể công tân khổ biết là bao?
Đến nay con cháu dồi dào, hưởng miếng trân cam còn nhớ mãi.
Nay nhân mùa gặt hái Gánh nếp tẻ đầu mùa Nghĩ đến ơn xưa
Cày bừa vun xới Sửa nồi cơm mới Kính cẩn dâng lên
Thưởng tiên nếm trước
Mong nhờ Tổ phước
Hoà cốc phong đăng
Thóc lúa thêm tăng
Hoa màu tươi mới
Làm ăn tiến tới
Con cháu được nhờ
Lễ tuy đơn sơ
Tỏ lòng thành kính
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân, Ngũ phương, Long Mạch Tài thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật,
Chúng con kính mời các cụ Cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, chư vị Hương linh Gia tiên nội ngoại họ....................................................... cúi xin thương xót con cháu, giáng về linh sàng, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật!
5. Bài cúng Tết cơm mới số 2
Văn khấn Tết cơm mới dưới đây là bài văn khấn dành cho các tù trưởng buôn làng, người đức cao vọng trọng đứng đầu địa phương đứng ra làm chủ tế. Mời các bạn tham khảo.
Hôm nay!
Ngày….. tháng….. năm…..
Tại: Thôn……. xã……. huyện……. tỉnh thành…….
Tế chủ là: ……. Thay mặt cho dân toàn huyện xã…..
Nhân ngày lễ cúng cơm gạo mới,
Theo nghi lễ cổ truyền, kính cẩn sắm sửa các loại lễ vật gồm có:…….
Kính dâng lễ mọn, biểu lộ lòng thành, kính dâng lên:
Đức tiên thánh Thần Nông và chư vị tôn thần bản địa:
Trộm nghĩ:
Cây cao bóng mát,
Quả tốt hương bay.
Công dạy dỗ, xưa cấy cày truyền lại.
Hạt ngọc ngà, nay con cháu hưởng chung.
Nhờ trước tổ tiên gây dựng, công tân khổ biết là bao,
Đến nay con cháu dồi dào, miếng trân cam còn nhớ mãi.
Nay nhân mùa gặt hái,
Gánh nếp tẻ đầu mùa.
Nghĩ đến ơn xưa, cày bừa vun xới,
Sửa nồi cơm mới, khấn vái gia tiên.
Kính cẩn dâng lên, mong nhờ tổ phúc.
Phù trì con cháu, giúp đỡ toàn dân,
Hòa cốc phong đăng, thóc lúa thêm tăng.
Hoa màu tươi mới, làm ăn tấn tới,
Gia đình đầm ấm, con cháu được nhờ.
Lễ tuy đơn sơ, lòng thành chứng giám.
Thượng hưởng.
6. Văn khấn Tiết Thường tân (Cơm mới) số 3
Hôm nay.................................................................................
Tín chủ là .......................... ở................................................
Kính lạy chư vị Tiên sư Thánh đế, Thổ địa Long mạch chính thần.
Kính lạy chư vị Tổ tiên, Hương linh nội - ngoại.
Dám xin cáo với đức Tiên sư Thánh đế họ Thần Nông ngôi ở chín trùng, nôi liền mãi mãi.
Nhân thời tuy đất mọi việc lo toan
Đẽo cây làm bừa dạy dân cấy hái.
Đương đại thường thấm đức cao sâu.
Muôn thuở phải chịu ơn mưa móc
Nay nhân tiết Cơm mới xin bày lễ bạc,
Kính thỉnh đức Tiên đế cùng chư vị Tôn Thần.
Kính mời Tổ tiên, hương linh đồng lai phối hưởng
Diêu soạn thứ tu, trà tửu kim ngân
Phù hộ cho tín chủ được sở nguyện tòng tâm
Gió hòa mưa thuận mùa lại mùa thắng lợi.
Sức khỏe dồi dào chăm công việc năm năm .
Xóm làng (đường phố) yên ổn không sợ rối ren,
Quan lại thanh liêm chẳng lo đói khát.
Sống lâu trong thế cuộc bình yên,
Vui vẻ cùng cảnh nhà khoái lạc.
Thực đội ơn đức Tiên đế cùng chư vị Gia thần, Gia tiên vậy
Kính cẩn dâng lời.
7. Mâm cúng Tết Hạ Nguyên
7.1. Mâm cúng Tết Hạ Nguyên Vùng đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng được biết đến là “cái nôi” của nền nông nghiệp lúa nước. Do đó, từ xưa người dân thường chế biến nhiều loại bánh chủ yếu từ gạo nếp trong dịp Tết Hạ Nguyên, điển hình như bánh giầy, bánh trôi, bánh nếp,... Sau khi làm bánh, người dân nơi đây sẽ đem cúng ông bà tổ tiên và thần linh.
Bên cạnh những loại bánh trên thì mâm cúng lễ Hạ Nguyên còn có một số món ăn chay - mặn khác nhau như sau:
- Thịt gà luộc nguyên con
- Thịt heo luộc để nguyên miếng
- 1 đĩa giò lụa
- 1 đĩa nem rán
- 1 đĩa xôi đỗ xanh/xôi vò/xôi gấc
- 1 tô canh mọc/canh măng/canh miến
- 3 hoặc 5 chén chè đỗ xanh/chè hạt sen/chè trôi nước
Ngoài ra, đĩa trái cây, trầu cau, ly rượu, ly nước lọc, hoa cúc/bông lúa, hương, đèn, nến,... là các lễ vật không thể thiếu khi chuẩn bị mâm cúng trong ngày Tết Hạ Nguyên tại nơi đây.
7.2. Mâm cúng Tết Hạ Nguyên Vùng Tây Bắc, Tây Nguyên
Vào ngày Tết Hạ Nguyên, người dân ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên sẽ tổ chức cúng thần sông, núi, rừng để cầu thời tiết “mưa thuận gió hòa” và cây cối phát triển tươi tốt. Được biết, đây là khu vực có rất nhiều đồi núi và địa hình hiểm trở khiến cho việc sản xuất nông nghiệp khó khăn nên mọi người nơi đây rất coi trọng “Giàng” - thần núi.
Theo đó, phong tục chuẩn bị mâm cúng lễ Hạ Nguyên tại đây sẽ được tổ chức heo hay nhỏ tùy thuộc vào năm đó thu về được sản lượng nhiều hay không. Thông thường, những người dân tộc sẽ chuẩn bị mâm cúng như sau:
- Dân tộc Ê Đê: Người Ê Đê chỉ tổ chức Tết Hạ Nguyên theo từng hộ gia đình. Với mỗi hộ, họ sẽ thường mổ gà, giết heo và chuẩn bị rượu cần, cơm mới, bầu nước lã, ông điếu, bếp đựng than cùng với các nông cụ (1 cây cuốc, 1 cây rựa, 1 cây rìu)… để cùng người thân thực hiện việc cúng bái và ăn mừng trong ngày lễ này.
- Dân tộc Mạ: Phong tục của người dân tộc Mạ chính là giết trâu để ăn mừng lễ Hạ Nguyên. Đây được xem là con vật hiến sinh để tạ ơn, cầu xin thần linh tiếp tục che chở phù hộ cho buôn làng.
- Dân tộc Gia Rai và Ba Na: Gia đình sẽ chuẩn bị ba ghè rượu và giết một con heo, hai con gà. Trong đó, một ghè rượu và một con heo để mời “hồn lúa” về kho, một con gà và một ghè rượu để báo tin với tổ tiên, một ghè rượu và một con gà còn lại để báo với thần núi.
- Dân tộc Dao: Những người thuộc dân tộc này sẽ ra ruộng cắt tỉa những bông lúa to trĩu hạt vừa chính, sau đó đem đi tuốt rồi làm cốm, nấu xôi để dâng lên tổ tiên đất trời. Song song đó, những lễ vật khác mà người nơi đây cúng tổ tiên, gồm cơm mới, cốm, gà luộc, hoa quả, hương, tiền giấy và rượu. Ngoài ra còn có sâu măng, cá chép ruộng, nhộng ong,… với hy vọng giúp đỡ cho gia đình có một mùa vụ tươi tốt.
- Dân tộc Xa Phó: Riêng người Xa Phó sẽ chuẩn bị mâm cúng tổ tiên trong lễ Hạ Nguyên gồm những lễ vật và món ăn như sau: một gói xôi, một gói cơm tẻ, một đĩa thịt gà, một gói cát, một
7.3. Mâm cúng Tết Hạ Nguyên Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Đối với người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, họ ăn mừng ngày lễ Tết Hạ Nguyên qua những cuộc thi làm bánh từ gạo mới để lên dâng tổ tiên (bánh bao hay bánh tét). Bên cạnh đó, người dân nơi đây còn cúng ông bà tổ tiên, thần linh với một số món ăn mặn như sau:
- 1 con heo quay/gà luộc nguyên con
- 1 đĩa xôi gấc/xôi đậu xanh/xôi ngũ sắc
- 1 đĩa thịt heo kho hột vịt
- 1 đĩa giò lụa
- 1 đĩa cá lóc kho
- 1 tô canh khổ qua nhồi thịt/canh xương hầm củ quả/canh chân giò hầm măng
- 1 tô thịt heo hầm măng
- Gỏi cuốn
8. Lưu ý khi làm lễ cúng Tết cơm mới
- Thứ nhất cần dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa, bàn thờ gia tiên trong ngày tết Nguyên hạ.
- Thứ hai, chọn thời gian làm lễ phù hợp với gia đình và địa phương, nên chọn vào giờ đẹp, ngày hoàng đạo. Theo truyền thống, người Việt Nam sẽ làm lễ vào buổi sáng hoặc chiều tối của ngày 14 hoặc 15 tháng 7 âm lịch.
- Thứ ba, mâm cỗ cúng phải được chuẩn bị một cách chu đáo để thực hiện lễ cúng trên bàn thờ tổ tiên và Tam Bảo.
- Thứ tư, thực hiện lễ cúng với lòng thành, sự tôn kính với ông bà tổ tiên đã khuất, cầu mong cho một năm làm ăn phát đạt, mùa màng tươi tốt và con cháu mạnh khỏe.
- Thứ năm khi viếng chùa và thắp hương để cầu an vào dịp Tết Hạ Nguyên chuẩn bị lễ vật dâng hương tại chùa như là hương, hoa tươi, quả chín,... để cầu cho người mất có thể được hướng đến cõi lành, thanh tịnh. Lưu ý, bạn không được sắm sửa lễ mặn như: chư cỗ tam sinh trâu, dê, heo, thịt mồi, gà, giò, chả,… khi dâng lễ trong chùa vào ngày Hạ Nguyên, để tránh phạm vào nghiệp sát sinh, đồng thời còn tích phước đức cho cả người mất và người còn sống.
Trên đây HoaTieu.vn đã gửi đến bạn đọc 3 mẫu Văn Khấn Tết Hạ Nguyên, Tết Cơm Mới, Tết Trùng Thập dành cho gia chủ và cho người đứng đầu buôn làng, địa phương chủ trì nghi lễ đúng chuẩn theo văn khấn cổ truyền mà chúng tôi sưu tầm được. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công