Trong Sự tích chú Cuội cung trăng (bản Nguyễn Đổng Chi), cây đa có đặc điểm gì đặc biệt?

Trong Sự tích chú Cuội cung trăng (bản Nguyễn Đổng Chi), cây đa có đặc điểm gì đặc biệt? Cây đa - chú Cuội là câu chuyện quen thuộc với các em thiếu nhi mỗi dịp Trung Thu. Có nhiều phiên bản về sự tích chú Cuội, trong phiên bản của Nguyễn Đổng Chi các bạn có biết cây đa có đặc đểm gì khiến mọi người thích thú không? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Trong Sự tích chú Cuội cung trăng (bản Nguyễn Đổng Chi), cây đa có đặc điểm gì đặc biệt?

Trong Sự tích chú Cuội cung trăng (bản Nguyễn Đổng Chi), cây đa có phép cải tử hoàn sinh

2. Phép cải tử hoàn sinh của cây đa trong Sự tích chú Cuội

Sau đây là sự tích phép cải tử hoàn sinh của cây đa trong Sự tích chú Cuội:

Ngày xửa ngày xưa, ở một miền núi nọ, có một chàng trai nghèo khổ, cô độc tên là Cuội. Ngày ngày, chàng phải lên rừng đốn củi, đổi gạo kiếm sống. Không người thân thích, không họ hàng, tất cả những gì Cuội có chỉ là một chiếc rìu nhỏ.

Phép cải tử hoàn sinh của cây đa trong Sự tích chú Cuội

Một hôm như lệ thường, Cuội xách rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi vừa được một ôm củi thì Cuội chợt giật mình vì trông thấy một cái hang hổ mé bên kia bờ suối nhỏ. Nhìn trước nhìn sau chẳng thấy hổ mẹ đâu, chỉ có mấy chú hổ con đang vờn nhau trước cửa hang. Sợ chúng lớn lên sẽ gây hậu họa về sau, Cuội liền nhẹ nhàng băng qua suối, thầm nghĩ trong bụng:

– Bọn hổ con này lớn lên thì phải biết, không chừng chúng vồ cả người chứ chẳng chơi, chi bằng ta diệt trừ chúng ngay bây giờ cho yên.

Thế rồi Cuội bất thần xông đến, vung rìu bổ xuống mỗi con một nhát tựa hồ như sét nổ trên đầu. Bọn hổ con bất thần bị tấn công, ngã lăn quay ra đất, chết không kịp ngáp.

Trong lúc Cuội nhìn quanh thử xem có còn con nào nữa không thì bất ngờ một tiếng gầm khủng khiếp vang lên. Thì ra vừa lúc đó, hổ mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng hổ mẹ gầm sau lưng, Cuội thất kinh hồn vía, tưởng chết đến nơi, cậu chỉ kịp quăng rìu bỏ chạy rồi leo thoăn thoắt lên một ngọn cây cao ở gần đó để thoát thân. Hổ mẹ lao theo để vồ mồi nhưng vì không leo cây được nên tức giận gầm thét dưới gốc cây, vang xa cả một góc rừng. Cuội chỉ biết bám chặt lấy cành cây trên cao, hồn vía bay đi đâu mất cả.

– May mà mình kịp leo lên cây này chứ nếu không thì hổ mẹ xé tan xác rồi.

Từ trên cây nhìn xuống, Cuội thấy hổ mẹ lồng lộn trước đàn con đã tắt thở nên cũng thấy xót trong ruột về việc mình làm ban nãy. Nhưng chỉ một lát sau, hổ mẹ bỗng bỏ con nằm đấy, lẳng lặng chạy đến một cây lạ ở gần đó, ngoạm lấy một nắm lá cây rồi trở về nhai nát, nhả vào vết thương của lũ con mình. Chẳng mấy chốc, bọn hổ con dần dần cựa quậy, vẫy đuôi, rồi đứng dậy chạy nhảy chơi đùa như cũ. Cuội bàng hoàng, không ngờ lá cây ấy là thần dược, cứu sống lũ hổ con.

Cuội không còn nghi ngờ gì nữa, biết rằng đó chính là cây thuốc thần, nên đợi cho hổ mẹ tha con đi nơi khác, liền leo xuống tìm đến cây thuốc ấy, đào gốc vác về nhà mình. Ra khỏi rừng, Cuội gặp một ông lão nằm vật trên đường, da mặt xám ngắt. Cậu đặt cây xuống rồi ghé lại xem, thì ra ông lão đã chết từ lúc nào rồi.

Cuội liền nhanh tay rứt lấy mấy lá cây quý rồi nhai mớm vào miệng ông lão. Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong thì ông lão sống dậy, hết lời cám ơn chàng trai cứu mạng.

Ông lão dặn chú Cuội tưới cây thì phải tưới nước sạch không được dùng nước bẩn nhưng do vợ Cuội quên mất lời dặn, tưới nước bẩn lên khiến cây bay lên trời, Cuội bám theo cũng bị kéo lên trời luôn. Từ đó trên mặt trăng có hình bóng cây đa và chú Cuội như hiện nay.

Hoa Tiêu vừa giới thiệu cho bạn đọc đặc điểm đặc biệt của cây đa trong Sự tích chú Cuội. Truyện đã không còn xa lạ với các bạn nhỏ, tuy nhiên nhiều người đã quê mất phép thần thông của cây đa.

Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 1.644
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi