Tết Đoan ngọ 2024 cúng gì cho ông Địa?
Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm là ngày lễ truyền thống lâu đời ở Việt Nam, còn được biết đến với các tên gọi quen thuộc như tết sâu bọ, tết nửa năm,... Chỉ còn vài ngày là đến Tết Đoan Ngọ 2024. Vậy Tết Đoan ngọ cúng gì cho Ông Địa cho đúng lễ nghi cổ truyền là câu hỏi nhiều người quan tâm, cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Ông Địa hay còn được gọi là Thổ Công là vị thần thường được người dân thờ cúng trong nhà vì mong muốn đem lại cho gia đình nhiều tài lộc và may mắn, cuộc sống suôn sẻ. Theo truyền thống Việt Nam, trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch, các gia đình làm ăn, kinh doanh ngoài mâm cúng dâng lên lễ gia tiên thường chuẩn bị lễ vật cúng Ông Địa để cầu mong làm ăn suôn sẻ, nhanh phát tài. Tết Đoan Ngọ cúng gì, thắp hương gì cho Ông Địa? Cúng Tết Đoan ngọ vào giờ nào, ngày nào năm 2024? Mời các bạn xem bài viết dưới đấy của Hoatieu.vn nhé.
Tết Đoan ngọ cúng gì?
1. Tết Đoan Ngọ Là Ngày Gì?
"Tháng tư đong đậu nấu chè
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm…” (Ca dao)
Tết Đoan Ngọ là ngày diệt sâu bọ theo tục lệ dân gian và dần trở thành một nét văn hóa gắn liền với lịch sử lâu đời của dân tộc. Nghi thức cho ngày tết Đoan Ngọ thường được tiến hành vào giờ Ngọ (từ 11 giờ trưa đến 13 giờ chiều) ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch. Trong năm 2024, Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) rơi vào ngày Thứ Hai, ngày 10/6/2024 dương lịch.
Theo phép chiết tự, Đoan Ngọ chỉ vào thời điểm ban trưa, khi Dương khí đang ở thời điểm thịnh nhất. Ở nước ta, tết Đoan Ngọ còn được gọi dân dã với tên “tết diệt sâu bọ”. Hiểu giản dị nhất, đây là thời điểm tiết chuyển mùa, sâu bệnh dễ sinh sôi, cần sự lưu tâm của con người để tránh các đe dọa cho mùa màng và cây trồng.
2. Tết Đoan ngọ cúng gì cho Ông Địa?
Thông thường Tết Đoan Ngọ, các gia đình chỉ sắm mâm cỗ cúng trên bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên để chuẩn phong tục thì cần phải chuẩn bị cả cỗ cúng Ông Địa ngoài trời để cảm tạ trời đất. Theo phong tục truyền thống xưa, bên cạnh đồ thờ cúng tâm linh, mâm cúng tết Đoan Ngọ sẽ bao gồm các lễ vật:
- Hương, hoa,
- Vàng mã (không dùng tiền âm phủ cho lễ cúng ngoài trời)
- Nước, rượu nếp,
- Các loại trái cây như vải, mận, nhãn...
- Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp,...
- Xôi, chè
Đây là những lễ vật để dâng lên ông bà, tổ tiên, dâng lên thổ thần, đất đai viên trạch để cầu cho mưa gió thuận hòa, cây lành trái ngọt, mùa màng bội thu. Tuy nhiên, tùy theo quan niệm của từng vùng miền mà đáp án cho câu hỏi “Tết Đoan Ngọ cúng gì” cũng trở nên khác nhau. Tuy nhiên, dù ở miền nào, khi làm lễ vẫn phải đảm bảo đủ các lễ vật chính như: hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.
3. Mâm cúng Ông Địa Tết Đoan Ngọ chuẩn 3 miền
Mỗi vùng miền sẽ có mâm lễ cúng Thần Tài - Ông Địa ngày 5/5 khác nhau. Do vậy, nội dung dưới đây HoaTieu sẽ chia sẻ mâm cúng Thần Tài ở 3 miền Bắc, Trung, Nam:
Mâm lễ cúng Ông Địa Tết Đoan Ngọ miền Bắc: gồm hương, 1 lọ hoa cúc, vàng mã, 3 chén nước, 1 bát rượu nếp đỏ, 1 đĩa xôi, 3 bát chè, 1 đĩa bánh tro, hoa quả theo mùa (vải, đào, mận…). Ngoài ra, một số nơi ở tỉnh Lào Cai còn cúng thêm bánh khúc.
Mâm lễ cúng Ông Địa mùng 5/5 miền Trung: Trong mâm cúng ở miền Trung đều có các đồ ăn, lễ vật như ở miền Bắc. Tuy nhiên, thay vì cúng rượu nếp đỏ thì người ta dùng rượu nếp trắng. Rượu nếp trắng sẽ nén thành từng khối. Ngoài ra còn cúng thịt vịt nướng. Riêng người Huế thì cúng thêm chè kê.
Mâm cúng Ông Địa mùng 5/5 miền Nam: gồm vàng mã, hương, 1 lọ hoa cúc, 3 chén nước, 1 bát rượu nếp trắng (làm thành viên tròn), 3 bát chè trôi nước, 1 đĩa bánh ú.
4. Cúng Tết Đoan ngọ vào giờ nào, ngày nào năm 2024?
Từ xưa đến nay, lễ cúng Tết Đoan ngọ thường được thực hiện vào buổi trưa ngày mùng 5/5 âm lịch hàng năm. Đoan ngọ có nghĩa là vào đầu giờ ngọ, từ 11h trưa – 1h chiều. Đây là thời điểm tốt nhất để làm lễ cúng, trong đó giờ đẹp nhất là lúc 12h trưa. Vì theo quan niệm của dân gian, đây là thời điểm dương khí thịnh nhất trong ngày cũng như trong năm.
Vào khoảng thời gian này, những người ở vùng nông thôn sẽ rủ nhau đi hái lá thuốc để chữa các bệnh về đường ruột, ngoài da, cảm mạo hoặc dùng để nấu nước xông. Đối với vùng thành thị, người dân có tục lệ mua lá thuốc vào ngày diệt sâu bọ.
Tuy nhiên, nếu gia đình nào không thể thu xếp thời gian để làm lễ cúng vào buổi trưa, thì có thể cúng vào lúc 7 – 9h sáng. Đây cũng là khung giờ hoàng đạo trong ngày, thích hợp để thực hiện các nghi lễ tâm linh.
Trong năm nay, Tết Đoan ngọ mùng 5/5 âm lịch sẽ rơi vào thứ Hai, ngày 10/6/2024 dương lịch. Hy vọng nội dung bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích để giúp các bạn chuẩn bị cho một mâm cúng Tết Đoan Ngọ đúng lễ nghi cổ truyền, cầu mong cho một năm mùa màng bội thu, làm ăn suôn sẻ, sức khỏe và may mắn.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Snow White
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lễ, Tết cổ truyền
Bình hoa đặt bên nào trên bàn thờ? Lọ hoa trên ban thờ đặt bên trái hay bên phải?
Mẫu tranh tô màu về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
85+ Câu chúc Tết công ty 2024 hay và ý nghĩa
Cúng gia tiên ngày Tết Trung Thu Rằm tháng Tám 2024 đúng chuẩn
Hình chúc tết 2024 Giáp Thìn
Cúng sao giải hạn trong nhà hay ngoài trời?