Cách cúng Tết Đoan Ngọ 2024 chuẩn nhất

Cách cúng Tết Đoan Ngọ 2024 chuẩn nhất - Tết Đoan Ngọ là Tết diệt sâu bọ trong tục lệ dân gian của người Việt Nam. Vào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ để dâng lên ông bà tổ tiên, thần linh nhằm xua đuổi xui xẻo, mong cầu một năm mưa thuận gió hòa.

Nhiều người chưa biết Cách cúng Tết Đoan Ngọ 2024 như thế nào, vào giờ nào, ngày nào là đúng chuẩn? Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì? Lễ vật cúng có gì khác biệt ở cả 3 miền? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của HoaTieu.vn nhé!

/data/image/2022/04/28/cach-cung-tet-doan-ngo.jpg
Cách chuẩn bị Mâm cúng tết Đoan Ngọ

1. Mâm cúng Tết Đoan Ngọ 2024 chuẩn 3 miền

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cơ bản bao gồm: Hương, hoa, vàng mã; Rượu nếp; Các loại hoa quả như vải, mận, chuối; Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp; Xôi, chè... Cách chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ tùy theo phong tục tập quán của mỗi miền đất nước sẽ có đôi chút khác nhau. Và theo truyền thống, Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ba miền sẽ chuẩn bị như sau:

Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, các loại hoa quả theo mùa (mận, vải, đào...), bánh tro, xôi, chè... Ngoài ra, người Nùng ở Mường Khương - Lào Cai còn làm bánh khúc để dâng cúng tổ tiên, thần thánh trong dịp Tết giết sâu bọ.

Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc
Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung: Lễ cúng của người miền Trung cũng tương tự như người miền Bắc. Tuy nhiên, món cơm rượu nếp trong lễ cúng chỉ sử dụng nếp trắng bình thường và cơm rượu được nén thành từng khối chứ không rời như miền Bắc. Ngoài ra, người miền Trung còn hay cúng vịt (vịt nướng, tiết canh vịt...) trong dịp Tết Đoan Ngọ. Riêng người Huế còn cúng cả chè kê, một món đặc sản của vùng này trong dịp Tết Đoan Ngọ.

Cách cúng Tết Đoan Ngọ
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung có thêm cháo kê

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam: Ngoài những thứ không thể thiếu như hương, hoa, vàng mã, người miền Nam cũng cúng cơm rượu nếp nhưng cơm rượu nếp trắng sẽ được viên thành những khối tròn thay vì để rời như miền Bắc hay ép thành khối như miền Trung. Bên cạnh đó, vào Tết Đoan Ngọ, người miền Nam còn ăn cả chè trôi nước và bánh ú (một món bánh tương tự bánh tro của miền Bắc). Miền Nam được coi là vựa trái cây lớn nhất cả nước nên trong ngày Tết Đoan Ngọ, người dân Nam bộ không chỉ chuẩn bị lễ cúng với hoa quả tươi mà còn kết hợp tổ chức nhiều lễ hội trái cây miệt vườn đặc sắc.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam có chè trôi nước

2. Cách cúng Tết Đoan Ngọ 2024

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ thường phải đặt trên bàn thờ gia tiên giống như nghi lễ cúng gia tiên thông thường. Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cũng có thể được đặt ngoài trời với mong muốn xua tan sâu bệnh, ước mong con người, vật nuôi, cây trồng tươi tốt, khỏe mạnh.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần thiết để cúng, mọi người sẽ bày biện các lễ vật vào một chiếc mâm cúng và đặt ngay ngắn ở trên bàn thờ hoặc bàn ngoài trời, thắp nến xung quanh. Đợi đến đúng giờ tiến hành nghi lễ cúng bái, thắp hương và đọc văn khấn gia tiên.

3. Cúng Tết Đoan Ngọ 2024 vào giờ nào, ngày nào là đúng?

Trong năm 2024, Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 âm lịch sẽ rơi vào ngày Thứ Hai, ngày 10/6/2024 dương lịch. Tức là tuần thứ hai của tháng 6.

Theo truyền thống, thời gian làm lễ cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất là từ 11 giờ đến 13 giờ trưa ngày mùng 5/5 âm lịch hàng năm, trong đó giờ đẹp nhất là lúc 12h trưa. Vì theo quan niệm của dân gian, đây là thời điểm dương khí thịnh nhất trong ngày cũng như trong năm.

Tuy nhiên, nếu gia đình nào không thể thu xếp thời gian để làm lễ cúng vào buổi trưa, thì có thể cúng vào lúc 7 – 9h sáng. Đây cũng là khung giờ hoàng đạo trong ngày, thích hợp để thực hiện các nghi lễ tâm linh.

Một số gia đình truyền thống còn thắp hương hoa quả và rượu nếp vào buổi sáng sớm để các thành viên ăn diệt sâu bọ trước, sau đó vào giờ trưa mới làm mâm cơm cúng gia tiên và các vị thần linh.

Vào khoảng thời gian này, những người ở vùng nông thôn sẽ rủ nhau đi hái lá thuốc để chữa các bệnh về đường ruột, ngoài da, cảm mạo hoặc dùng để nấu nước xông. Đối với vùng thành thị, người dân có tục lệ mua lá thuốc vào ngày diệt sâu bọ.

3. Cúng mùng 5 tháng 5 trong nhà hay ngoài sân?

Thông thường, các gia đình chỉ tiến hành cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 trong nhà ở ban thờ gia tiên. Thế nhưng nếu muốn tiến hành đầy đủ nghi lễ, bạn cũng nên chuẩn bị 1 mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở ngoài sân nữa.

Lễ vật chuẩn bị cho Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ ngoài sân cũng cần đầy đủ lễ vật như mâm cúng mùng 5 tháng 5 Tết Đoan Ngọ trong nhà. Các lễ vật bao gồm:

  • Hương
  • Lọ hoa tươi
  • Vàng mã
  • Cơm rượu nếp
  • Bánh tro
  • Chè kho
  • Trầu cau
  • Nước...

Việc cúng Tết Đoan Ngọ ở cả trong nhà lẫn ngoài sân không chỉ thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, mà còn là để cảm tạ trời đất, thần Phật và mong cầu cho mùa màng bội thu, các thành viên trong gia đình luôn mạnh khỏe, tránh được bệnh tật...

5. Văn khấn Tết Đoan Ngọ

5.1. Văn Khấn Tết Đoan Ngọ trong nhà

Văn Khấn Tết Đoan Ngọ Thỉnh Gia Tiên

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Tín chủ chúng con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày mùng 5/5 Âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!”

5.2. Bài cúng Tết Đoan Ngọ ngoài sân

Văn Khấn Tết Đoan Ngọ Thỉnh Ngọc Hoàng Thượng Đế Và Thần Tiên

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Tín chủ chúng con là:… Tuổi:.. Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!”

6. Những loại trái cây cúng Tết Đoan Ngọ

Theo quan niệm dân gian, những loại quả có vị chua, chát giúp "diệt sâu bọ", trừ tà ma, xua đuổi tà khí. Ăn những loại quả này vào ngày Tết Đoan Ngọ sẽ mang lại may mắn, tránh được tai ương trong năm mới.

Những loại trái cây thường được chọn dâng lên mâm cúng Tết Đoan Ngọ là mận, vải, chôm chôm, dưa hấu, xoài... Đây là những loại quả đặc trưng của mùa hè ở Việt Nam, thường chín vào tháng 5 âm lịch nên rất dồi dào và tươi ngon, tượng trưng cho sự sung túc, no đủ, cầu mong mọi sự được như ý và may mắn.

Trên đây là Cách cúng Tết Đoan Ngọ 2024 chuẩn nhất, qua đó giúp các bạn nắm được cách chuẩn bị lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ, cách cúng, bài văn khấn để thực hiện nghi lễ theo phong tục cổ truyền.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
11 4.280
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm