Tái nhiễm covid 19 và những điều quan trọng cần nhớ

Tái nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 có nghĩa là một người đã bị nhiễm, khỏi bệnh và sau đó bị nhiễm lại. Nhiều người nghĩ mình đã tiêm đủ 2-3 mũi vaccine ngừa Covid-19 hoặc từng nhiễm Covid-19 thì sẽ không nhiễm nữa nên có phần lơ là các biện pháp phòng, chống dịch. Sau đây là những điều quan trọng cần nhớ khi bị tái nhiễm Covid-19.

1. Những đối tượng nào có nguy cơ tái nhiễm COVID-19?

Hiện nay, có không ít người có suy nghĩ rằng khi khỏi bệnh COVID-19 sẽ yên tâm không bị mắc lại, khi hết bệnh có thể thoải mái hòa nhập cuộc sống bình thường.

Tuy nhiên, thực tế đã ghi nhận có không ít trường hợp người nhiễm bệnh rồi vẫn bị tái nhiễm. Thậm chí, có người đã bị nhiễm COVID-19 đến tận 3 lần. Một số trường hợp nhiễm bệnh càng nhiều càng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Là một trong những tình nguyện viên tham gia vào các công tác phòng chống dịch COVID-19 nên việc bị nhiễm bệnh cũng là điều khó tránh với anh Trần Huỳnh Tân (27 tuổi, ở huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh). Do đó, điều khiến mọi người bất ngờ nhất là dù cơ thể khỏe mạnh, người thanh niên này lại bị nhiễm COVID-19 đến tận 3 lần.

Theo các bác sĩ, ai cũng có nguy cơ tái nhiễm COVID-19, trong đó những trường hợp dễ bị tái nhiễm nhất là người trên 65 tuổi, người có cơ địa suy giảm miễn dịch hay sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và người có nhiều bệnh lý nền, đặc biệt là tăng huyết áp, tiểu đường.

Các bác sĩ cho biết, tỉ lệ tái nhiễm tuy không cao và thường có triệu chứng nhẹ hơn nhưng không nên xem thường vì những người bị tái nhiễm là người có cơ địa miễn dịch giảm, tuổi cao, nhiều bệnh nền. Đây là cơ hội để bệnh này có thể bùng lên gây nguy hiểm đến tính mạng. Hiện nhiều địa phương trên cả nước đã ghi nhận sự xuất hiện của biến chủng mới Omicron. Để phòng tránh nhiễm bệnh cũng như tái nhiễm, tuân thủ thông điệp 5K vẫn là khuyến cáo mạnh mẽ được các chuyên gia y tế đưa ra trong giai đoạn hiện nay.

Nên làm gì khi bị tái nhiễm Covid-19

2. Nguyên nhân tái nhiễm Covid-19

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đầu tiên là do miễn dịch của chúng ta. Nồng độ kháng thể sẽ suy giảm theo thời gian nên có khả năng tái nhiễm là chuyện bình thường.

Hai là, chúng ta tái nhiễm Covid-19 nhưng tái nhiễm các biến chủng khác nhau. Sự khác biệt giữa các protein gai càng lớn của các biến chủng thì chúng ta lại càng ít có miễn dịch chéo. Tức là miễn dịch của cơ thể tạo ra để chống lại biến chủng này không đủ để ngăn cản biến chủng phía sau. Ví dụ lần đầu bạn nhiễm chủng Delta thì lần sau bạn vẫn có nguy cơ nhiễm chủng Omicron. Thế nên, bạn cũng như bất cứ ai tuyệt đối không được chủ quan nhé!

Khỏi bệnh rồi thì chúng ta vẫn thực hiện tốt 5K (bao gồm đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn, không tụ tập đông người, giữ khoảng cách và khai báo y tế đầy đủ) để tránh nguy cơ tái nhiễm tốt nhất có thể!

3. Cách phòng tránh tái nhiễm Covid-19

  • Tiêm vắc-xin COVID-19 càng sớm càng tốt. Tìm nơi tiêm vắc-xin ở đây. Tất cả mọi người từ 12 tuổi trở lên đều nên tiêm nhắc khi đủ điều kiện.
  • Đeo khẩu trang vừa khớp che mũi và miệng liên tục và đúng cách giúp bảo vệ bản thân quý vị và người khác.
  • Giữ khoảng cách 6 feet với người khác.
  • Tránh đám đông và những không gian trong nhà bị thông gió kém.
  • Biết thời điểm đi xét nghiệm để biết rõ tình hình nhiễm bệnh và ngăn ngừa lây lan cho người khác.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, rồi lau tay thật khô. Dùng dung dịch sát trùng tay chứa ít nhất 60% cồn nếu không có sẵn xà phòng và nước.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 1.183
0 Bình luận
Sắp xếp theo