Tài liệu tìm hiểu quy tắc ứng xử công chức viên chức tp Hà Nội

Câu hỏi tìm hiểu quy tắc ứng xử nơi công cộng

Tài liệu tìm hiểu quy tắc ứng xử công chức viên chức tp Hà Nội là các câu hỏi tìm hiểu về bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng dành cho công chức, viên chức công tác trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sau đây là nội dung chi tiết,mời các bạn cùng theo dõi.

PHẦN I: QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC CƠ QUAN THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Câu 1: Mục đích ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 1 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của UBND Thành phố thì mục đích ban hành quy tắc nhằm:

- Xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô (sau đây gọi chung là cán bộ) “KỶ CƯƠNG - TRÁCH NHỆM - TẬN TÌNH - THÂN THIỆN’’.

- Định hướng cho cán bộ các chuẩn mực trong giải quyết công việc với tổ chức và công dân, trong gia đình và xã hội.

- Góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô và đất nước, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Câu 2: Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội được áp dụng trong phạm vi và cho những đối tượng nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 2 - Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của UBND Thành phố thì:

- Phạm vi áp dụng Quy tắc bao gồm: Các cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang và các đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là cơ quan) thuộc thành phố Hà Nội.

- Đối tượng áp dụng Quy tắc là tất cả cán bộ đang làm việc trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội.

Câu 3: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội phải thực hiện các quy tắc nào về thời gian làm việc, trang phục và tác phong?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của UBND Thành phố thì:

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội phải chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc của Nhà nước, của cơ quan; sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học và hiệu quả.
- Về trang phục, tác phong thì cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội phải tuân thủ:

+ Trang phục công sở lịch sự; đầu tóc gọn gàng.

+ Tư thế, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, khiêm tốn, lễ phép, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ hòa nhã, không nói tục.

+ Đeo, cài thẻ tên, phù hiệu, thẻ chức danh đúng quy định.

+ Không làm việc riêng, gây mất trật tự trong giờ làm việc.

+ Không hút thuốc tại cơ quan, phòng làm việc; không sử dụng đồ uống có cồn, nấu nướng trong giờ làm việc.

+ Không đeo tai nghe, bật nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc.

+ Nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; không trưng bày, lưu giữ, phát tán hình ảnh, nội dung văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống lại Đảng, Nhà nước.

Câu 4: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội phải có ý thức tổ chức kỷ luật như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 5 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của UBND Thành phố thì Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội phải có ý thức tổ chức kỷ luật như sau:

- Tự giác chấp hành Hiến pháp, pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan trong thực thi công vụ; gương mẫu về đạo đức và lối sống.

- Chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức, nhiệm vụ cấp trên giao.

- Giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng môi trường làm việc dân chủ, kỷ cương; có tinh thần cầu thị, lắng nghe; cộng tác, giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Trung thực, thẳng thắn, khách quan trong báo cáo, đề xuất, tham gia đóng góp ý kiến với cấp trên.

- Không phát tán, tung tin, bịa đặt, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

- Không tự ý phát ngôn, cung cấp thông tin, tài liệu không đúng thẩm quyền.

- Không lạm dụng, không có hành vi quấy rối người khác dưới mọi hình thức (lời nói, hành động, cử chỉ, tin nhắn...)

- Không tham gia, tổ chức, lôi kéo người khác đánh bạc, chơi họ, hụi, lô, đề và các tệ nạn xã hội khác dưới mọi hình thức.

- Không quảng cáo, vận động, mời gọi đồng nghiệp và công dân mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ có tính chất kinh doanh trong giờ làm việc.

Câu 5: Các quy tắc mà cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô cần thực hiện khi sử dụng phương tiện, tài sản của cơ quan?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 6 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của UBND Thành phố thì khi sử dụng phương tiện, tài sản của cơ quan cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần phải tuân thủ:

- Không sử dụng tài sản, thiết bị, phương tiện công (ô tô, điện thoại, máy vi tính, đồ dùng văn phòng phẩm, hộp thư...) của cơ quan để phục vụ mục đích cá nhân.

- Sử dụng tiết kiệm điện, nước và các vật tư văn phòng; quản lý chi tiêu đúng việc, đúng quy định.

- Tích cực tham gia xây dựng, giữ gìn không gian xanh, sạch, đẹp; môi trường văn hóa thân thiện, văn minh nơi công sở.

- Không tàng trữ, sử dụng vật liệu gây nguy hại, cháy nổ, vũ khí trái quy định tại cơ quan.

Câu 6: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội phải tuân thủ các quy tắc nào khi ứng xử với người dân tại cơ quan làm việc?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 7 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của UBND Thành phố thì Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải tuân thủ các quy tắc sau khi ứng xử với người dân tại cơ quan làm việc:

- Giải quyết yêu cầu, công việc của người dân đúng quy định, quy trình.

- Giao tiếp, làm việc với người dân bằng thái độ niềm nở, tận tình, trách nhiệm; ưu tiên hỗ trợ giải quyết công việc với người già, yếu, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người đau ốm.

- Không sách nhiễu; gợi ý đưa tiền, nhận tiền, quà biếu; không hẹn gặp giải quyết công việc bên ngoài cơ quan và ngoài giờ làm việc.

- Không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân.

- Nghiêm túc nhận lỗi, nhận khuyết điểm, thành khẩn tự phê bình, rút kinh nghiệm khi để xảy ra sai sót.

Câu 7: Tại khu dân cư và nơi công cộng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội phải ứng xử như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 8 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của UBND Thành phố thì cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần tuân thủ các quy định sau tại khu dân cư và nơi công cộng:

- Tại khu dân cư

+ Vận động gia đình, người thân, những người xung quanh tham gia thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thực hiện pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội.

+ Gương mẫu, tránh phô trương, lãng phí, mục đích trục lợi trong việc tổ chức các hoạt động liên hoan, cưới hỏi, tang lễ, mừng thọ, sinh nhật, tân gia...

- Tại nơi công cộng

+ Gương mẫu chấp hành và vận động người dân thực hiện các nội quy, quy tắc nơi công cộng; không vi phạm các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa dân tộc.

+ Không tham gia, xúi giục; kích động hoặc bao che các hành vi vi phạm pháp luật của người khác.

Câu 8: Quy định về khen thưởng, kỷ luật trong việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 10 - Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của UBND Thành phố thì:

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô thực hiện tốt Quy tắc ứng xử sẽ được xem xét biểu dương, khen thưởng theo quy định.

- Cán bộ vi phạm các quy định tại Quy tắc ứng xử, tùy mức độ, sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai trong các cơ quan, đơn vị. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

PHẦN II: QUY TẮC ỨNG XỬ NƠI CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Câu 1: Mục đích ban hành quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội là gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 1 – Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của UBND Thành phố thì quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội được ban hành với mục đích:

- Từng bước xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hóa nhằm điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, xây dựng Thành phố văn minh, hiện đại.

- Góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô và đất nước, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Câu 2: Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội được áp dụng trên phạm vi và các đối tượng nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 2 – Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của UBND Thành phố thì:

- Phạm vi áp dụng của Quy tắc là nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Đối tượng áp dụng của Quy tắc là các tổ chức và cá nhân làm việc, sinh sống, công tác, tham quan, học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Câu 3: Các quy tắc ứng xử chung tại nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội là gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 3 – Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của UBND Thành phố thì các quy tắc ứng xử chung tại nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm:

NHỮNG VIỆC NÊN LÀM:

+ Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.

+ Tôn trọng không gian chung của cộng đồng.

+ Ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực.

+ Trang phục lịch sự, phù hợp hoàn cảnh, chuẩn mực xã hội.

+ Quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ người khuyết tật, phụ nữ có thai, người già, trẻ em.

+ Đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, người yếu thế; phê phán hành vi sai trái.

+ Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan môi trường.

NHỮNG VIỆC KHÔNG NÊN LÀM:

+ Vi phạm nội quy, quy tắc nơi công cộng.

+ Nói to, gây ồn ào, mất trật tự.

+ Kích động, đe dọa, sử dụng bạo lực.

+ Nói tục, chửi bậy; xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác.

+ Hút thuốc, khạc nhổ, phóng uế tùy tiện.

+ Xả rác thải, chất thải trái nơi quy định.

+ Phá cây xanh, hoa, cỏ, xâm hại cảnh quan.

+ Tự tiện sử dụng không gian, phương tiện, công trình công cộng vào mục đích cá nhân, không đúng quy định.

+ Viết bậy, bôi bẩn lên các công trình công cộng.

+ Thả rông vật nuôi gây nguy hiểm, làm mất vệ sinh nơi công cộng.

+ Sử dụng vũ khí, chất gây nổ trái phép.

Câu 4: Những việc nên làm và không nên làm tại vỉa hè, lòng đường?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 4 – Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của UBND Thành phố thì tại lòng đường, vỉa hè nên làm và không nên làm những điều sau:

NÊN LÀM:

- Giữ gìn, làm đẹp cảnh quan, bảo vệ môi trường.

- Duy trì trật tự, vệ sinh thường xuyên.

- Đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định.

KHÔNG NÊN LÀM:

- Chiếm dụng vỉa hè, lòng đường.

- Treo, đặt biển hiệu quảng cáo trái phép.

- Đun, nấu, đốt lửa trên vỉa hè, lòng đường.

- Tự ý thay đổi hiện trạng vỉa hè, lòng đường.

Câu 5: Tại vườn hoa, quảng trường, tượng đài, công viên nên và không nên làm những điều gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 5 – Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của UBND Thành phố thì tại vườn hoa, quảng trường, tượng đài, công viên nên làm và không nên làm những điều sau:

NÊN LÀM:

- Tham gia bảo vệ, đóng góp, phát huy giá trị công trình.

- Giữ gìn trật tự, vệ sinh không gian chung.

KHÔNG NÊN LÀM:

- Viết, vẽ, treo, dán quảng cáo, leo trèo lên tượng đài và công trình.

- Hái hoa, bẻ cành, phá rào, trèo cây, hái quả.

- Bày, bán hàng nơi không được phép.

Câu 6: Những điều nên và không nên làm tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 6 – Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của UBND Thành phố thì nên làm và không nên làm những điều sau tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo:

NÊN LÀM:

- Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Giữ gìn, phát huy nghi thức, giá trị truyền thống.

- Chấp hành quy định, hướng dẫn tại nơi thờ tự.

- Đi nhẹ, nói khẽ, giữ gìn trật tự, vệ sinh chung.

KHÔNG NÊN LÀM:

- Thực hành, ủng hộ mê tín dị đoan.

- Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi, xâm hại lợi ích của tập thể, cá nhân.

- Xâm hại cảnh quan, không gian tín ngưỡng, tôn giáo.

- Mặc trang phục hở hang, không phù hợp thuần phong mỹ tục, gây phản cảm.

Câu 7: Tại bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa thì nên và không nên làm những điều gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 7 – Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của UBND Thành phố thì tại bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa nên làm và không nên làm những điều sau:

NÊN LÀM:

- Giữ gìn trật tự; hạn chế dùng điện thoại di động.

- Hợp tác và tuân thủ theo hướng dẫn.

- Đóng góp, xây dựng và bảo vệ tài sản.

KHÔNG NÊN LÀM:

- Làm hư hại, sai lệch hiện vật.

- Mang theo vật nuôi.

- Mang phương tiện, vật dụng dễ cháy, nổ.

Câu 8: Những điều nên và không nên làm tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, quán ăn?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 8 – Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của UBND Thành phố thì nên làm và không nên làm những điều sau tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, quán ăn:

NÊN LÀM:

- Niêm yết giá và nguồn gốc sản phẩm.

- Cung cấp, trao đổi thông tin, giao tiếp đúng mực.

- Xếp hàng khi mua bán.

- Sử dụng bao bì, túi đựng thân thiện với môi trường.

KHÔNG NÊN LÀM:

- Mua, bán hàng giả, kém chất lượng, hàng độc hại, phi pháp.

- Nói sai, cân đong gian dối.

- Gây mất an ninh trật tự.

- Mua, bán ngoài phạm vi quy định.

Câu 9: Tại nhà ga, bến xe ô tô, bến tàu, thuyền, sân bay nên và không nên làm những điều gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 9 – Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của UBND Thành phố thì nhà ga, bến xe ô tô, bến tàu, thuyền, sân bay nên làm và không nên làm những điều sau:

NÊN LÀM:

- Giữ gìn trật tự, an ninh, tôn trọng quy định chung.

- Xếp hàng mua vé đúng quy định.

- Trao đổi thông tin, tuân thủ hướng dẫn đầy đủ.

KHÔNG NÊN LÀM:

- Tranh giành khách, đón xe, trả khách trái quy định.

- Chất, chở đồ đạc, hàng hóa cẩu thả.

- Mua, bán hàng rong.

- Bày biện, ăn uống, ngủ, nghỉ tùy tiện.

Câu 10: Những điều nên và không nên làm khi tham gia giao thông?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 10 – Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của UBND Thành phố thì nên làm và không nên làm những điều sau khi tham gia giao thông:

NÊN LÀM:

- Tự giác chấp hành luật giao thông.

- Có thái độ, hành vi ứng xử văn minh, thân thiện khi tham gia giao thông.

- Cấp cứu người bị nạn, cung cấp thông tin về tai nạn giao thông tới cơ quan công an.

- Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy.

- Đi đúng tốc độ, làn đường quy định.

- Quan sát kỹ trước khi qua đường.

- Nhường nhịn khi có va chạm trên đường.

KHÔNG NÊN LÀM:

- Dừng, đỗ xe sai quy định.

- Lái xe khi đã uống rượu bia.

- Chở quá số người quy định.

- Chở hàng hóa quá tải, quá khổ.

Câu 11: Tại khu vui chơi, giải trí, điểm tham quan du lịch nên và không nên làm những điều gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 11 – Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của UBND Thành phố thì tại khu vui chơi, giải trí, điểm tham quan du lịch nên làm và không nên làm những điều sau:

NÊN LÀM:

- Mặc trang phục phù hợp.

- Thể hiện tình cảm đúng mực.

- Cung cấp, trao đổi thông tin, tuân thủ theo hướng dẫn.

- Mua, bán hàng đúng nơi quy định.

- Đóng góp, xây dựng, bảo vệ cảnh quan môi trường.

- Lấy sách hướng dẫn, bản đồ, tập gấp du lịch khi thực sự cần thiết.

- Tôn trọng văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.

KHÔNG NÊN LÀM:

- Chen lấn, xô đẩy, gây rối.

- Ăn uống, ngủ, nghỉ tùy tiện.

- Tổ chức các hoạt động trái quy định.

- Sử dụng đồ chơi kích động bạo lực gây nguy hiểm, độc hại.

- Tranh giành khách, chèo kéo du khách sử dụng dịch vụ.

- Nâng giá hàng hóa và dịch vụ đối với khách du lịch.

Câu 12: Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân làm việc, sinh sống, công tác, học tập trên địa bàn Thủ đô trong việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 4 – Điều 12, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của UBND Thành phố thì:

Các tổ chức, cá nhân làm việc, sinh sống, công tác, học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Hiến pháp, pháp luật và có trách nhiệm thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Câu 13: Quy định về khen thưởng, kỷ luật trong việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 13 - Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của UBND Thành phố thì:

- Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được biểu dương, khen thưởng theo quy định.

- Các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, tùy mức độ, sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Trường hợp vi phạm pháp luật sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 306
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm