Quy chế chuyên môn trường tiểu học
Mẫu quy chế chuyên môn
Hoatieu xin gửi đến các bạn độc giả mẫu quy chế chuyên môn trường Tiểu học để các bạn cùng tham khảo xây dựng quy chế chuyên môn riêng cho trường mình.
Quy chế chuyên môn
QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số ... /QĐ-VT1 ngày 02/9/20... của Trường Tiểu học ....)
PHẦN I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Quy chế này quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; chế độ công tác, hội họp, học tập, báo cáo; quy định hồ sơ chuyên môn và chế độ thanh tra, kiểm tra đối với Cán bộ - Giáo viên - Nhân viên.
Phạm vi áp dụng trong Trường Tiểu học ..................
Đối tượng thực hiện quy chế này bao gồm các Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng, cán bộ thư viện, cán bộ thiết bị và các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy môn chuyên, học sinh .
Phối hợp Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường.
PHẦN II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của học sinh:
a) Nhiệm vụ:
Kính trọng thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành các quy tắc trật tự, an toàn xã hội;
Chăm chỉ học tập, hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo yêu cầu của thày giáo, cô giáo, của nhà trường;
Chăm lo rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn và bảo vệ môi trường;
Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh; giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động công ích và công tác xã hội phù hợp với lứa tuổi.
b) Quyền hạn:
Được vào học ở một trường tiểu học thuộc xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận; được chuyển trường khi có lý do chính đáng; học sinh các cơ sở giáo dục tiểu học khác được tiếp tục học tập ở một trường tiểu học nếu có đầy đủ hồ sơ hợp lệ;
Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện; được bảo đảm những điều kiện tối thiểu về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà; được cung cấp thông tin về việc học tập của mình; được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể dục-thể thao của nhà trường theo quy định;
Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ; được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình;
Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, về thể dục, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện theo quy định;
Được nhận học bổng hoặc những khoản trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh quá khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
2. Tổ chuyên môn:
Vị trí – chức năng của Tổ chuyên môn.
Tổ chuyên môn là đầu mối mà Ban giám hiệu nhà trường dựa vào đó để quản lý các hoạt động của tổ, cơ bản nhất là hoạt động dạy của giáo viên. Tổ chuyên môn có chức năng giúp Ban giám hiệu nhà trường điều hành các hoạt động sư phạm, trực tiếp quản lý lao động của giáo viên trong tổ.
Nhiệm vụ của Tổ chuyên môn.
Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác.
Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục.
Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
3. Thư viện.
Thư viện là nơi lưu trữ tài liệu tra cứu, sách giáo khoa, sách tham khảo, báo chí v.v… để phục vụ cho việc dạy và học của CB-GV-NV và học sinh trong nhà trường.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên.
a. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng chuyên môn.
Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo đúng quyết định 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học và đánh giá xếp loại các môn học ở tiểu học theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.
Lưu ý: Hiện nay đã có Thông tư 27 2020 về đánh giá học sinh tiểu học.
Lập kế hoạch chuyên môn, xây dựng quy chế chuyên môn, phê duyệt và kiểm tra hồ sơ của chuyên môn.
Bố trí thời khoá biểu, sắp xếp các ca dạy.
Tổ chức ra đề kiểm tra, kiểm tra theo từng định kì: cuối Học kì I; cuối Học kì II.
Tham gia dự giờ, đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm học.
b. Tổ trưởng chuyên môn.
Lên kế hoạch dạy học tháng, tuần trong khối, tham gia dự giờ đánh giá xếp loại giáo viên.
Chịu trách nhiệm điều hành công việc do chuyên môn phân công.
Ra đề kiểm tra các kì trong năm, báo cáo các thông tin kịp thời khi cần thiết.
Tham gia dự giờ, đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm học.
c. Cán bộ thư viện.
Lập kế hoạch tham mưu cho hiệu trưởng xây dựng thư viện chuẩn theo quy định, mua sắm thiết bị cho thư viện theo đề nghị của tổ chuyên môn và tự đề xuất. Thực hiện nghiệp vụ thư viên như nhập kho, phân loại, cho mượn, quản lí, giới thiệu sách báo, thiết bị v...v...Sắp xếp, bố trí, trưng bày sách - thiết bị trong thư viện một cách khoa học, có tính thẩm mỹ cao, hạn chế hư hỏng, có kế hoạch bảo quản, kéo dài tuổi thọ các vật dụng đồ dùng có trong thư viện. Ghi chép, cấp phát, thu nhận khi nhập và xuất sách - truyện - thiết bị - đồ dùng v...v... cho giáo viên và học sinh.
đ. Giáo viên.
Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
Nghiên cứu, soạn giáo án, nhật kí dạy học trước 3 ngày. Lên lớp phải có giáo án, nhật kí dạy học và các loại sổ sách theo quy định.
Các tiết dạy đều phải chuẩn bị và sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học sẵn có hoặc tự làm.
Giáo viên viết chữ trên bảng lớp, phiếu học tập, phải đúng mẫu chữ viết quy định.
Giảng dạy, kiểm tra, xếp loại học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học. Quy trình đánh giá phải chính xác, công bằng, khách quan. Tuyệt đối không được chê bai, nhận xét thiếu tính hướng dẫn. Giáo viên không được dùng thước gõ bàn, tạo sự chấn động và gây sợ hãi cho học sinh.
Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn. Hằng năm, mỗi giáo viên có ít nhất 02 tiết dạy tham gia trong trường để đánh giá trong một năm, 03 tiết giảng trong tổ dự và ít nhất 35 tiết dự giờ đồng nghiệp.
Giáo dục tập thể mỗi tuần 2 tiết: tiết 1 chào cờ đầu tuần do Tổng phụ trách Đội điều khiển, giáo viên có mặt dự và quản lý học sinh; tiết 2 sinh hoạt lớp cuối tuần do giáo viên tổ chức. Cách tổ chức phải sinh động, vui tươi, động viên; không la rầy, kiểm điểm học sinh trong các tiết giáo dục tập thể.
Phòng học phải sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, không dán nhện. Tường phòng học, bàn học sinh không bị viết vẽ bậy. Trang trí lớp đúng quy định trường Xanh - Sạch - Đẹp.
Tham gia tích cực công tác Phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 ở địa phương. Tỉ lệ học sinh bỏ học hàng năm của lớp không quá 1%.
Nắm bắt thông tin kịp thời, báo cáo chính xác, đúng thời gian quy định của chuyên môn, của trường khi có yêu cầu.
Đảm bảo ngày công làm việc trong năm học là 42 tuần. Lên lớp đúng giờ, đúng tiết, không tuỳ tiện tự ý đổi tiết, bỏ lớp học, bỏ tiết dạy, đi muộn về sớm, cắt xén chương trình. Thời gian mỗi tiết dạy trong khoảng 35 phút đến 40 phút.
Giáo viên thường xuyên tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cải tiến phương pháp giảng dạy.
Quan tâm phụ đạo học sinh chưa hoàn thành, bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Có kế hoạch giảng dạy, giáo dục học sinh hòa nhập (nếu có), dân tộc thiểu số.
Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của lớp.
Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh và cộng đồng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, danh sách học sinh phải rèn luyện thêm về năng lực, phẩm chất trong kì nghỉ hè, hoàn chỉnh việc ghi sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá và học bạ học sinh.
II. Quy định chế độ làm việc, học tập:
Căn cứ Thông tư số 28 /2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông; Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 09 tháng 6 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 28 /2009/TT-BGDĐ; Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
1. Quy định thời gian làm việc:
Thời gian làm việc là 42 tuần (35 tuần thực học, 5 tuần dành cho học tập-bồi dưỡng nâng cao trình độ, 1 tuần chuẩn bị cho năm học mới và 1 tuần chuẩn bị cho tổng kết năm học).
Thời gian dạy trên lớp: Mỗi tiết dạy từ 35-40 phút, giáo viên được chủ động điều chỉnh thời gian các môn học khác (nhưng phải đảm bảo về chuẩn kiến kiến thức, kĩ năng cơ bản) để tập trung cho 02 môn Tiếng Việt và Toán, trừ các tiết thao giảng.
Định mức tiết dạy thực hiện theo Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 và Điều 11 của Thông tư số 28/2009/TT-BGD&ĐT, ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
2. Quy định chế độ hội họp:
Họp tổ chuyên môn 2 tuần 1 lần
Nội dung sinh hoạt:
Nội dung sinh hoạt tuần trước khi vào học tuần 1: Đánh giá hoạt động của các tuần ở tháng 8, triển khai kế hoạch của tuần 1, 2.
Nội dung sinh hoạt tuần 3: Đánh giá hoạt động của tuần 1, tuần 2 trong tháng và triển khai kế hoạch của tuần 3, 4 tiếp theo….
Họp đột xuất: Tổ chức họp đột xuất khi có công việc cần thiết.
3. Chế độ dự giờ-thao giảng, làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm, đề tài NCKHSPUD:
- Đối với giáo viên: Dự giờ 1 tiết/tuần.
- Đối với tổ trưởng: Dự giờ 1,5 tiết/tuần.
- Đối với tổ phó: Dự giờ 1,25 tiết/tuần.
Thao giảng 1tiết/tháng (giáo viên phải sử dụng đồ dùng trong các tiết thao giảng và nộp phiếu giáo án cho người dự, giáo án được trình bày in trên giấy A4)
Mỗi tổ làm 01 đồ dùng dạy học/năm (01 đồ dùng dạy học, tất cả đồ dùng này được khai thác sử dụng hiệu quả và bảo quản tốt).
Viết 01 sáng kiến kinh nghiệm hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng/năm (sáng kiến hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được nghiệm thu và trưng bày tại văn phòng nhà trường)
4. Công tác đánh giá xếp loại học sinh:
Thực hiện đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học theo đúng theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.
5. Thực hiện công tác dạy và học:
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo đúng quyết định 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Thực dạy 35 tuần, trong đó học kỳ I từ ngày 05/9/2020 đến trước ngày 05/01/2021, học kỳ II từ ngày 07/01/2021 đến trước ngày 18/5/2021, kết thúc năm học trước ngày 31/05/2021.
Thời khoá biểu: Thực hiện theo thời khoá biểu của nhà trường qui định.
6. Chế độ báo cáo:
Báo cáo hàng tháng, đầu năm, giữa học kì, cuối kì, cuối năm và các báo cáo khác khi cần có yêu cầu. Báo cáo phải chính xác tuyệt đối, đúng biểu mẫu và nộp đúng thời gian quy định.
7. Công tác phối kết hợp:
Cần phối kết hợp với Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội, Ban đại diện chi hội, Phụ huynh học sinh, các ban ngành để hoàn thành nhiệm vụ.
III. Qui định về hồ sơ:
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Điều lệ trường tiểu học.
Thực hiện theo đúng quy định của ngành.
1. Đối với Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn:
- Sổ kế hoạch.
- Sổ theo dõi sĩ số và chất lượng học sinh.
- Sổ theo dõi kiểm tra, đánh giá, xếp loại chuyên môn – nghiệp vụ của giáo viên.
- Các bảng, biểu thống kê theo yêu cầu.
2. Tổ khối:
- Sổ kế hoạch tổ.
- Sổ ghi biên bản.
- Phiếu báo giảng và các hồ sơ tổ chức chuyên đề.
- Sổ theo dõi kiểm tra, đánh giá, xếp loại CM-NV đối với tổ viên.
- Sổ nghiên cứu bài học.
- Các bảng, biểu thống kê theo yêu cầu.
3. Giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy: soạn theo mẫu quy định, đóng tập theo bộ môn và theo khối lớp. Soạn giảng theo phân phối chương trình thời khóa biểu, không cắt xén chương trình. Nội dung bài soạn phải bám sát mục tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng, môn học, tích hợp giáo dục môi trường,... Trình bày sạch đẹp, đúng theo tinh thần thông tư 01 về trình bày văn bản. Sau tiết dạy có đánh giá rút kinh nghiệm tiết dạy (Nếu không có vấn đề để rút kinh nghiệm thì ghi Không)
- Sổ dự giờ: ghi chép đầy đủ nội nội tiết dạy (Giáo viên chỉ nhận xét đánh giá - Không xếp loại tiết dạy).
- Sổ chủ nhiệm lớp: Ghi đầy đủ thông tin và hoạt động giáo dục.
- Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh: Thực hiện đúng qui định, hạn chế sửa chữa, sửa đúng quy chế tránh tẩy xóa.
- Sổ ghi chép Hội họp: Ghi đầy đủ nội dung các buổi họp, nội dung bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn chuyên môn.
- Sổ ghi đầu bài: Đánh giá thường xuyên, phù hợp; dùng chung cho tất cả giáo viên.
- Sổ liên lạc: Ghi đầy đủ thông tin; hướng dẫn học sinh ghi phần học sinh, giáo viên không ghi thay (lớp 1 giáo viên ghi); giới thiệu với phụ huynh, hướng dẫn phụ huynh ghi phần đánh giá của phụ huynh.
- Học bạ học sinh: ghi đầy đủ thông tin.
- Tổ chức cân và đo HS đầu năm và cuối năm (Giáo viên thể dục và cán bộ y tế).
- Bìa kẹp hồ sơ.
4. Thư viện: Có đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định, như:
- Sổ kế hoạch;
- Nội quy, Quy chế thư viện;
- Sổ theo dõi thiết bị đồ dùng (nhập kho, xuất kho);
- Sổ theo dõi thiết bị đồ dùng của từng giáo viên,....
5. Học sinh:
- Hồ sơ gồm: Đơn xin nhập học, Học bạ, Giấy khai sinh, sách, vở, sổ liên lạc, đồ dùng học tập và các giấy tờ liên quan khác tất cả đều phải hợp lệ theo quy định.
- Sách: Quy định tối thiểu đối với mỗi học sinh:
+ Lớp 1: Tiếng Việt 1 (tập 1+2); Vở Tập viết 1 (tập 1+2); Toán 1; Tự nhiên và xã hội 1.
+ Lớp 2: TLHDH Tiếng Việt 2 (tập 1 + 2); Vở Tập viết 2 (tập 1+ 2); TLHDH Toán 2 (tập 1 + 2); TLHDH Tự nhiên và xã hội 2.
+ Lớp 3: Tiếng Việt 3 (tập 1 + 2); Vở Tập viết 3 (tập 1 + 2); Toán 3 (tập 1 + 2); Tự nhiên và xã hội 3 (tập 1 + 2); Tiếng Anh 3 (tập 1 + 2).
+ Lớp 4: TLHDH Tiếng Việt 4 (tập 1 + 2); TLHDH Toán 4 (tập 1 + 2); Đạo đức 4; TLHDH Khoa học 4 (tập 1 + 2); TLHDH Lịch sử và Địa lí 4 (tập 1 + 2); Âm nhạc 4; Mĩ thuật 4; Kĩ thuật 4; Tiếng Anh 4 (tập 1 + 2).
+ Lớp 5: TLHDH Tiếng Việt 5 (tập 1 + 2); TLHDH Toán 5 (tập 1 + 2); Giáo dục lối sống 5 (tập 1 + 2); TLHDH Khoa học 5 (tập 1 + 2); TLHDH Lịch sử và Địa lí 5 (tập 1 + 2); Âm nhạc 5; Mĩ thuật 5; Kĩ thuật 5, Tiếng Anh 5 (tập 1 + 2).
IV. Quy định về kiểm tra, đánh giá xếp loại:
1. Chuyên môn nhà trường:
Trong năm kết hợp với ban kiểm tra nội bộ nhà trường đánh giá xếp loại giáo viên 2lần/năm.
Nội dung kiểm tra, đánh giá gồm dự giờ, kiểm tra hồ sơ của giáo viên và việc học tập, ghi chép của học sinh. Ngoài ra chuyên môn nhà trường còn đi dự giờ, kiểm tra hồ sơ giáo viên đột xuất.
2. Tổ khối trưởng:
Mỗi tháng lên kế hoạch tổ chức dự giờ 1tiết/1giáo viên/tháng, kiểm tra hồ sơ trong khối để có cơ sở đánh giá xếp loại trong tháng.
3. Đối với giáo viên đánh giá học sinh:
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học;
V. Tổ chức thực hiện:
Trên đây là quy chế chuyên môn năm học 2020 – 2021 của Trường Tiểu học.......... Các tổ khối, giáo viên nghiên cứu xây dựng kế hoạch để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đề ra./.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học THCS, THPT 2024
Công văn 3415/BGDĐT-GDTH 2020 hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục tiểu học 2020-2021
Nhiệm vụ của giáo viên mầm non mới nhất 2024
Nghị định 105/2020/NĐ-CP chính sách phát triển giáo dục mầm non
Công văn 3414/BGDĐT-GDTrH 2020 về hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học 2020-2021
Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông mới
Công văn 3431/BGDĐT-GDCTHSSV 2020 về giáo dục chính trị công tác sinh viên 2020-2021
Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT về lựa chọn sách giáo khoa
Gợi ý cho bạn
-
Tài liệu Hướng dẫn dạy học Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Giáo dục thường xuyên
-
(Bản 1, bản 2) Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo
-
Gợi ý học tập môn Đạo đức mô đun 3 Tiểu học
-
Phiếu góp ý bản mẫu SGK lớp 12 môn Lịch sử (3 bộ sách)
-
Phân tích đặc trưng cơ bản của dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Dành cho giáo viên
(6 mẫu) Powerpoint Đại hội chi đội 2024
Hướng dẫn chuyển hạng và xếp lương giáo viên tiểu học theo Thông tư 02
Hỏi đáp về sách Hoạt động trải nghiệm lớp 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Kế hoạch giáo dục lớp 6 sách Cánh diều (Tất cả các môn)
Kế hoạch giáo dục môn Toán lớp 9 giảm tải theo công văn 4040
Bản mô tả phương án ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động học module 9 - Tất cả các môn