Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với xã hội?

Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với xã hội? Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh là những quan điểm đúng đắn và vĩ đại với nhân dân Việt Nam. Nhân dân ta đã được Bác Hồ giác ngộ và dẫn dắt người dân có cuộc sống ngày hôm nay. Vậy quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với xã hội là như thế nào? Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hoá

Theo quan điểm của Chủ tich Hồ Chí Minh thì văn hoá là cội nguồn là gốc rễ của mỗi dân tộc.  Mỗi vùng miền, khu vực của nước ta lại có sắc thái văn hoá khác nhau nhưng điểm tương đồng là đều thể hiện truyến thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần giành độc lập tự chủ, lạc quan, yêu đời và nhân ái của nhân dân Việt. Vì thế trên nền tảng văn hoá dân tộc Người đã gìn giữ văn hoá Việt Nam cùng với đó là tiếp nhận những nét văn hoá mới nhưng không bị mai một hoà tan văn hoá dân tộc.

Chính vì lẽ đó văn hoá là kiến trúc thượng tầng của một dân tộc có mỗi quan hệ chặt chẽ với xã hội, kinh tế và chính trị.

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với xã hội?

Theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh thì văn hoá được giải phóng khi xã hội được giải phóng. Chính trị và xã hội sẽ mở đường cho văn hoá phát triển. Nghĩa là do lịch sử nước ta bị áp bức, bóc lột nên toàn xã hội là một nô lệ, khi đó văn hoá cũng trở thành thứ xa xỉ và bị kìm hãm không thể phát triển. Chính vì lẽ đó nước ta phải thiwjc hiện cuộc cách mạng, giải phóng dân tộc, giành chính quyền, giải phóng chính trị, xã hội đưa Đảng cộng sản Việt Nam lên cầm quyền thì văn hoá mới được phát triển.

Điều này được hiểu đơn giản là khi đời sống nhân dân còn bị áp bức, còn không được tự do, độc lập thì văn hoá của dân tỗ sẽ mãi mãi không thể đi lên. Nhưng khi xã hội được giải phóng, nhân dân được tự do thì văn hoá cũng sẽ được phát triển.

Như vậy xã hội phát triển thì văn hoá được phát triển, ngược lại mỗi bước phát triển của xã hội đều được khai sáng bởi văn hoá.

3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa và một số lĩnh vực khác?

3.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với chính trị?

Cũng như xã hội thì mối quan hệ văn hoá và chính trị cũng tương đồng như vậy. Văn hoá nằm trong chính trị nên khi đất nước không có chính trị riêng, nhà nước còn bị đô hộ thì chính trị cũng không thể đi lên. Những cuộc cách mạng chính trị nổ ra để giành lại chính quyền, giành lại xã hội để tạo điều kiện cho văn hoá phát triển.

Văn hoá nằm trong chính trị, đi cùng với chính trị trong tất cả các hoạt động cũng như vấn đề tổ chức thì từ đó chính chị cũng được củng cố và thành công. Hồ Chí Minh nêu rõ: "Văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa", hoặc đường lối kháng chiến toàn diện, thi đua trên mọi lĩnh vực,... là với ý nghĩa như vậy.

3.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với kinh tế?

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh: Kinh tế là cơ sở hạ tầng là nền tảng xây dựng kiến trúc thượng tầng là văn hoá. Khi cơ sở hạ tầng có nền tảng thì mới phát triển được kiến trúc thượng tầng. Văn hoá đứng trong kinh tế nhưng không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế mà có vai trò tác động tích cực lại kinh tế.

Tóm lại, sự phát triển của chinh trị, kinh tế, xã hội sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển, ngược lại mỗi bước phát triển kinh tế, chính trị, xã hội đều có sự khai sáng của văn hóa.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa tiêu về vấn đề Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với xã hội? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
1 704
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm