Người ta nói việc "mưa rửa đền" dịp Giỗ Tổ là?

Người ta nói việc "mưa rửa đền" dịp Giỗ Tổ là? Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, ngày này tại khu di tích Đền Hùng thường diễn ra nghi lễ giỗ Tổ Hùng Vương. Người dân khắp mọi miền thường đổ về khu di tích Đền Hùng để viếng thăm các vị Vua Hùng. Gắn liền với ngày giỗ Tổ Hùng Vương là nhiều câu chuyện lịch sử và một số hiện tượng tự nhiên mà dân tộc Việt Nam khắc ghi.

1. Người ta nói việc "mưa rửa đền" dịp Giỗ Tổ là?

  1. Cầu xin vua Hùng cho mọi chuyện được êm ấm
  2. Rửa sạch những bụi bẩn để trả lại sự sạch sẽ linh thiêng
  3. Cảm tạ các vị vua Hùng đã có công dựng nước
  4. Thanh lọc những bụi bẩn để mời các vị vua Hùng về

Đáp án là: B. Người ta nói việc "mưa rửa đền" dịp Giỗ Tổ là rửa sạch những bụi bẩn để trả lại sự sạch sẽ linh thiêng.

Để giải đáp hiện tượng này mời bạn đọc tham khảo nội dung kế tiếp.

Người ta nói việc "mưa rửa đền" dịp Giỗ Tổ là?
Người ta nói việc "mưa rửa đền" dịp Giỗ Tổ là?

2. Lý giải việc "mưa rửa đền" dịp Giỗ Tổ

Người dân sống xung quanh khu vực Đền Hùng ai cũng biết về mưa rửa đền. Người ra nói rằng đây là một hiện tượng tự nhiên độc đáo khi mà cứ trước hay sau ngày giỗ Tổ Hùng Vương lại có trận mưa.

Hiện tượng “Mưa rửa đền” là ý nói đến những trận mưa diễn ra trước và cả sau ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Cứ vào trước ngày lễ giỗ Tổ diễn ra thì có những trận mưa, được coi là để rửa sạch những bụi bặm, đón con cháu về đất Tổ viếng thăm

Còn sau ngày giỗ Tổ thường là từ trưa đến chiều tối ngày 10/3 âm lịch sẽ có trận mưa rào lớn, người dân cũng coi trận mưa này để rửa sạch bụi trần, sự ồn ào của lễ hội, trả lại cho nơi đây vẻ thanh khiết linh thiêng.

Nhiều người dân sống gần khu vực Đền Hùng kể rằng năm nào cũng có mưa cả trước và sau lễ hội, có năm to, năm nhỏ, gần như không năm nào là không mưa. Mưa khi ấy thường diễn ra một cách rất nhanh sau đó là tạnh luôn chứ không kéo dài mấy ngày liền.

Cùng với đó vào tháng 4 ở miền Bắc nước ta thường có nhiều đợt mưa dông và đây cũng là tháng mưa nhiều, nên khả năng mưa ở khu này thường diễn ra khoảng 14 ngày trong một tháng. Vì thế nên Mưa rửa đền thường rơi vào một trong 3 ngày trước và 3 ngày sau dịp lễ sẽ diễn ra với khá cao và thường xuyên. Nhiều năm còn mưa vào ngày lễ, khi các nghi thức đang diễn ra.

Tuy nhiên nhiều người dân vẫn luôn tin rằng đây cũng là một phần liên quan đến tâm linh, những vị Vua Hùng mong muốn Đền được sạch sẽ, thanh tịnh để đón con cháu đến viếng Tổ và sau khi lễ hội diễn ra cũng là lúc cần phải rửa sạch lại ngôi Đền trả lại sự thanh tịnh, quét sạch hết bụi trần.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về câu hỏi Người ta nói việc "mưa rửa đền" dịp Giỗ Tổ là? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Tài liệu chuyên mục Lễ, tết cổ truyền liên quan.

Đánh giá bài viết
1 1.038
0 Bình luận
Sắp xếp theo