Người Ê đê có một kiểu nhà nổi tiếng mang nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ, được gọi là?

Người Ê đê có một kiểu nhà nổi tiếng mang nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ, được gọi là? Mỗi dân tộc anh em đều có những nét đặc trưng trong bản sắc văn hóa dân tộc riêng. Người Ê đê được biết đến với chế độ mẫu hệ. Kiểu nhà nổi tiếng mang nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ của người Ê đê là gì?

1. Người Ê đê có một kiểu nhà nổi tiếng mang nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ, được gọi là?

Người Ê đê có một kiểu nhà nổi tiếng mang nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ, được gọi là Nhà dài.

2. Nhà của người Ê đê

Nhà dài - kiểu nhà mang nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ của người Ê đê, là một công trình văn hóa độc đáo. Nó là sản phẩm tiêu biểu của tổ chức công xã thị tộc nhằm thích ứng với môi trường thiên nhiên, tránh thiên tai, thú dữ và bảo vệ sự sống của các thành viên trong cộng đồng, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào.

Nhà của người Ê đê

Nhà dài của người Ê-đê là nhà sàn, làm bằng tre nứa và bằng gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Khi nói đến chiều dài thì nói đến số lượng dầm ngang (đê) tương ứng với một đôi cột. Nhà có bao nhiêu đê là có bấy nhiêu gian. Đáng chú ý là nhà chỉ có vi cột, gồm cột dầm, quá giang, không có vi kèo, do đó khung nhà và mái nhà là hai bộ phận tách rời nhau ghép lại. Người ta khoét ngàm để đặt đôi xà dọc lên hàng cột cái, quàng quá giang lên đôi xà dọc và cột ốp vào nhau. Những đòn tay, rui, mè và trên cùng là mái tranh. Tranh lợp từng cụm, ngọn thả xuôi mái, gốc bẻ gập xuống để cây đòn tay chèn giữ phía trên.

Nhà làm theo hướng Bắc - Nam, mái nhô ở hai đầu hồi che cột hiên. Phên dựng ở hai đầu hồi thẳng đứng, còn phên dựng theo chiều dài thì ngã ra hai bên, nếu nhìn từ xa, ngôi nhà có hình dáng một cái thuyền. Nhà dài có hai cửa, cửa phía trước dành cho khách và nam giới, cửa phía sau dành cho phụ nữ. Sát với hiên là sàn.

Không gian nhà theo chiều dọc gồm hai phần rõ rệt: từ cửa chính đi vào là một phần rộng, chiếm 1/3 hay 2/3 gọi là Gah, phần còn lại gọi là Ôk. Gah là nơi tiếp khách, có bếp cho khách và là nơi sinh hoạt chung của gia đình, là nơi cúng thần, là chỗ ngủ của con trai chưa vợ, là nơi đặt nhiều đồ vật quý. Gah và Ôk được ngăn bởi vi cột Kmeh Kpăng có khắc hình, trong đó cột phía đông là cột chủ, bên cạnh kê một bộ phản để người đứng đầu gia đình ngồi khi hội họp, trong khi đó cột phía Tây là cột trống nơi có đặt chiếc trống cái trên ghế Kpan cao 0,50m, dài từ 10 - 20m để nhạc công ngồi đánh chiêng, trống, cồng. Gầm ghế thường là nơi để cồng chiêng. Sát vách phía sau hàng cột phía đông là nơi để hàng ché. Bên cạnh bếp khách còn có bếp nấu ăn khi có lễ nghi. Ngày xưa, ở gian Gah còn có bếp để cho trai gái chuyện trò.

3. Chế độ mẫu hệ của người Ê đê

Người Ê đê là một trong số ít các dân tộc theo chế độ mẫu hệ. Theo truyền thống từ xa xưa, người có quyền lực cao nhất trong gia đình người Êđê là phụ nữ. Xã hội mẫu hệ của người Êđê là xã hội do người phụ nữ làm chủ. Con cái sinh ra mang họ mẹ chứ không mang họ bố.

Người phụ nữ làm chủ trong hôn nhân. Họ thích ai, yêu ai thì sẽ báo cáo với mẹ, gia đình để cưới người họ yêu. Người được cưới ấy cư trú bên nhà vợ. Khi sinh con đẻ cái thì mang họ vợ. Chẳng may, cô vợ anh ta bị mất thì nhà vợ hoặc dòng họ nhà vợ thì tìm 1 người phụ nữ khác để kết hôn với anh ta. Người Kinh gọi là tục nối dây. Người Êđê gọi là tục chuê nuê.

Nếu đến thăm một gia đình người Êđê, người thay mặt cho gia đình ra tiếp khách bao giờ cũng là nam giới, thường là con trai hoặc người chồng của bà chủ nhà. Nam giới Êđê là người đại diện cho gia đình và dòng họ mẹ mình trong đối ngoại và xử lý công việc khi có việc xảy ra trong dòng họ mẹ mình như ma chay, cưới hỏi...

Hoa Tiêu vừa giới thiệu đến bạn đọc kiểu nhà nổi tiếng mang nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ của người Ê đê và chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Chế độ mẫu hệ là nét độc đáo trong văn hóa của người Ê đê, bởi nước ta nói riêng và các nước Á Đông nói riêng thường theo chế độ phụ hệ, người đàn ông có vai trò quan trọng nhất trong gia đình. Tuy nhiên, người Ê đê thì lại ngược lại, người phụ nữ có vai trò làm chủ trong các mối quan hệ. Điều này thật thú vị, chắc hẳn nhiều chị em muốn được đến và sống thử cuộc sống của người Ê đê lắm đây.

Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 3.101
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi