Nghị luận hướng về cội nguồn siêu hay

Tình cảm cội nguồn là gì? Có thể nói cội nguồn là nơi con người ta sinh ra, chôn rau cắt rốn, lớn lên cùng những kỉ niệm. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ các bài văn mẫu nghị luận về cội nguồn của mỗi con người, nghị luận 200 về cội nguồn, trình bày suy nghĩ về cội nguồn của mỗi con người, viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về cội nguồn của mỗi con người hay và chi tiết giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về ý nghĩa thiêng liêng của nguồn cội.

1. Hướng về cội nguồn là gì?

Hướng về cội nguồn là gì?

Cội nguồn chính là gốc rễ, là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, quê hương hay rộng hơn chính là những thế hệ người đi trước. Từ xưa đến nay nhân dân ta vẫn luôn giữ vững truyền thống đốt đẹp uống nước nhớ nguồn để nhắc nhở chúng ta về cội nguồn của mỗi con người.

Nếu không có nguồn cội, không có ông bà tổ tiên thì cũng sẽ không có chúng ta ngày hôm nay. Chính vì vậy chúng ta cần luôn ghi nhớ, biết ơn, trân trọng những thành tựu tốt đẹp mà quê hương, ông bà để lại.

2. Dàn ý Trình bày suy nghĩ về cội nguồn của mỗi con người

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: cội nguồn của mỗi con người.

2. Thân bài

a. Giải thích

Cội nguồn: là gốc rễ, là tổ tiên, là những người, là những nơi đã sinh ra ta, rộng hơn chính là thế hệ đi trước của con người.

Con người sống trong thời buổi hiện nay được hưởng nền độc lập, thành tựu thì phải luôn nhớ về và biết ơn thế hệ đi trước đồng thời có những hành động đền ơn đáp nghĩa, xây dựng xã hội phát triển hơn để thế hệ mai sau có điều kiện phát triển.

b. Phân tích

Không có đất nước nào tự nhiên giàu đẹp, có sẵn những giá trị cốt lõi, tất cả là công sức lao động, sáng tạo của bao thế hệ đi trước, chúng ta phải biết ơn, trân trọng những thành tựu đó bằng những tình cảm tốt đẹp nhất và cố gắng học tập, lao động để xây dựng đất nước phát triển văn minh hơn.

Tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” khơi gợi lòng biết ơn trong mỗi con người và lan tỏa tình cảm đó ra cộng đồng; tạo nên những thông điệp tích cực và truyền thống biết ơn giúp cho con người trong đất nước thêm đoàn kết, gắn bó với nhau hơn.

Một đất nước mà con người hiểu, biết ơn những giá trị mà bản thân mình được hưởng sẽ là một đất nước phát triển bền vững trên cơ sở của lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về tấm gương "Uống nước nhớ nguồn" để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người sống vô ơn, người chạy theo lối sống phương Tây mà bỏ quên đi những truyền thống văn hóa dân tộc. Lại có những người coi những gì đất nước mình đang có là những điều có sẵn không cần phải cố gắng gây dựng, bảo vệ,… đây là những suy nghĩ lệch lạc mà chúng ta cần bài trừ.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: cội nguồn của mỗi con người, đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.

3. Ý nghĩa của việc hướng về cội nguồn trong cuộc sống hôm nay

Đã là con người thì ai cũng có cội nguồn, tổ tiên gốc rễ của mình. Người xưa đã có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” để nhắc nhở chúng ta về cội nguồn của mỗi con người. Chính vì vậy, ngay từ thời xa xưa ông cha ta đã đề cao giá trị của cội nguồn cũng như ý nghĩa của việc hướng về cội nguồn trong cuộc sống. Cội nguồn chính là tổ tiên, ông bà, cha mẹ hay rộng lớn hơn chính là những thế hệ đi trước, những người đã có công dựng nước giữ nước. Chính vì vậy chúng ta cần phải ghi nhớ, biết ơn, trân trọng những thành tựu tốt đẹp mà quê hương, ông bà để lại, nêu cao tinh thần đền ơn đáp nghĩa, luôn hướng về cội nguồn dân tộc. Thế hệ trẻ ngày nay hãy có ý thức nhớ về cội nguồn, bởi cội nguồn tạo nên sức mạnh, sự đoàn kết để phát triển đất nước. Để từ đó chúng ta có thể khẳng định giá trị to lớn và sức mạnh cội nguồn dân tộc là vô cùng đúng đắn và cần thiết.

4. Đoạn văn nghị luận về nguồn cội trong cuộc sống

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”.

Thông qua các hình ảnh ẩn dụ, cha ông ta dặn dò con cháu phải trân trọng, biết ơn những người đã giúp đỡ hay tạo dựng thành quả để thế hệ trẻ hôm nay được hưởng thụ. Đây là một đạo lí hoàn toàn đúng đắn đối với mỗi con người bởi không gì tự nhiên mà có. Nhỏ bé như cây kim, viên thuốc hay lớn lao như nền hòa bình, độc lập ta đang tận hưởng, tất cả đều là bắt nguồn từ một quá trình lao động miệt mài và thậm chí là có cả sự hi sinh máu xương, tính mạng của thế hệ đi trước. Hiểu được điều này, xuyên suốt mạch nguồn bốn nghìn năm lịch sử, nhân dân ta đã sống trọn với đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Bằng chứng là hiện nay, trên bước đường hội nhập quốc tế, những lễ hội có từ khi vua Hùng dựng nước vẫn được bảo tồn, những trang sử vàng son thời trung đại chưa bao giờ bị lãng quên, những gia đình chính sách, người có công với cách mạng luôn luôn nhận được sự quan tâm từ cộng đồng, xã hội.... Tuy nhiên vẫn còn đâu đó một số cá nhân có lối sống ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ mà quên mất nguồn cội. Những người như vậy đáng bị lên án và phê phán.  Chính vào lúc này đây, truyền thống nhớ về nguồn cội cần phải được đề cao hơn nữa. Bởi không có nguồn cội thì làm sao có chúng ta như ngày hôm nay. Cần phải biết rằng các thế hệ đi trước đã hy sinh vất vả để những thế hệ sau được thừa hưởng những giá trị vô cùng tốt đẹp như ngày hôm nay. Chính vì vậy, hãy thể hiện sự tốt đẹp bằng sự biết ơn nhớ tới cội nguồn của mình và tích cực xây dựng một tương lai tốt đẹp cho các thế hệ mai sau.

5. Trình bày suy nghĩ về cội nguồn của mỗi con người mẫu 1

“Con người có tổ, có tông như cây có cội, như sông có nguồn”. Thật vậy, để khuyên nhủ con cháu sống yêu thương, tình nghĩa và luôn nhớ về cội nguồn, ông cha ta đã sáng tác ra nhiều câu tục ngữ hay và ý nghĩa. Từ đó, ta có thể nhận thấy cội nguồn có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Cội nguồn là gốc rễ, là tổ tiên, là những người, là những nơi đã sinh ra ta, rộng hơn chính là thế hệ đi trước của con người. Có cội nguồn, có những sự hi sinh của thế hệ đi trước mới có chúng ta ngày hôm nay, mới có một đất nước độc lập tự do, một cuộc sống hạnh phúc mà ta đang được hưởng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn và cả những công ơn của bao thế hệ đi trước. Cội nguồn là nơi con người được sinh ra, gắn bó và khôn lớn, rộng hơn cội nguồn là quốc gia, đất nước, là dân tộc. Chúng ta, mỗi cá thể sống trong ngôi nhà chung đó phải có trách nhiệm khiến cho nó ngày càng phát triển tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phê phán những người có lối sống thờ ơ, vô trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, chỉ biết đến bản thân mình. Chúng ta không chỉ hoàn thiện, phát triển bản thân để có được những giá trị tốt đẹp mà còn giúp ích cho đất nước ngày càng văn minh hơn.

6. Trình bày suy nghĩ về cội nguồn của mỗi con người mẫu 2

Người Việt Nam ta từ xưa đến nay được biết đến với nhiều phẩm chất, đức tính tốt đẹp khác nhau, trong đó phải kể đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. “Nguồn” được hiểu là thượng nguồn, nơi bắt đầu của dòng sông, nghĩa bóng ở đây là cội nguồn, là tổ tiên, thế hệ đi trước của con người. Câu nói mang ý nghĩa khuyên nhủ con người được hưởng nền độc lập, những thành tựu bây giờ thì phải luôn nhớ về và biết ơn thế hệ đi trước đồng thời có những hành động đền ơn đáp nghĩa, xây dựng xã hội phát triển hơn để thế hệ mai sau có điều kiện phát triển. Việc “nhớ nguồn” được biểu hiện ở sự biết ơn, trân trọng những thành tựu của thế hệ trước để lại cho mình bằng những tình cảm tốt đẹp nhất. Bên cạnh đó là tinh thần cố gắng học tập, lao động để có cuộc sống tốt đẹp và xây dựng đất nước phát triển văn minh hơn; gây dựng một tương lai tươi sáng cho thế hệ mai sau. Việc nhớ đến công lao của người đi trước mang đến cho cuộc sống con người nhiều ý nghĩa quan trọng: khơi gợi lòng biết ơn trong mỗi con người và lan tỏa tình cảm đó ra cộng đồng; tạo nên những thông điệp tích cực và truyền thống biết ơn. Nó giúp cho con người trong đất nước thêm đoàn kết, gắn bó với nhau hơn; đồng thời góp phần xây dựng cho con người những đức tính quý báu. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người sống lạnh lùng, thờ ơ và vô ơn đối với những gì bản thân đang được hưởng, họ coi đó là những điều có sẵn, lại có những người chạy theo lối sống phương Tây mà bỏ quên đi những truyền thống văn hóa dân tộc,… những người này đáng bị phê phán và chỉ trích. Là một con dân Việt Nam, mỗi chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc đồng thời khắc ghi phẩm chất “Uống nước nhớ nguồn”.

7. Trình bày suy nghĩ về cội nguồn của mỗi con người mẫu 3

Kho tàng văn học dân gian của ông cha ta để lại vô cùng phong phú và đa dạng. Một trong số những câu tục ngữ gây ấn tượng nhất mà người Việt Nam ta ai ai cũng biết đó là “uống nước nhớ nguồn”. Nguồn nghĩa đen là thượng nguồn, nơi bắt đầu của dòng sông, nghĩa bóng ở đây là cội nguồn, là tổ tiên, thế hệ đi trước của con người. Câu tục ngữ khuyên nhủ con người sống trong thời buổi hiện nay được hưởng nền độc lập, thành tựu thì phải luôn nhớ về và biết ơn thế hệ đi trước đồng thời có những hành động đền ơn đáp nghĩa, xây dựng xã hội phát triển hơn để thế hệ mai sau có điều kiện phát triển. Không có đất nước nào tự nhiên giàu đẹp, có sẵn những giá trị cốt lõi, tất cả là công sức lao động, sáng tạo của bao thế hệ đi trước, chúng ta phải biết ơn, trân trọng những thành tựu đó bằng những tình cảm tốt đẹp nhất và cố gắng học tập, lao động để xây dựng đất nước phát triển văn minh hơn. Tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” khơi gợi lòng biết ơn trong mỗi con người và lan tỏa tình cảm đó ra cộng đồng; tạo nên những thông điệp tích cực và truyền thống biết ơn giúp cho con người trong đất nước thêm đoàn kết, gắn bó với nhau hơn. Một đất nước mà con người hiểu, biết ơn những giá trị mà bản thân mình được hưởng sẽ là một đất nước phát triển bền vững trên cơ sở của lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết. Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người sống vô ơn, người chạy theo lối sống phương Tây mà bỏ quên đi những truyền thống văn hóa dân tộc. Lại có những người coi những gì đất nước mình đang có là những điều có sẵn không cần phải cố gắng gây dựng, bảo vệ,… đây là những suy nghĩ lệch lạc mà chúng ta cần bài trừ. Mỗi người hãy là một công dân có ích cho xã hội và lan tỏa truyền thống uống nước nhớ nguồn ra bốn bể năm châu để cuộc sống này thêm tươi đẹp hơn.

8. Trình bày suy nghĩ về cội nguồn của mỗi con người mẫu 4

Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bời vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn, điển hình là câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn. "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. "Nguồn" còn có thể hiểu là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống. Thật vậy, trong cuộc sống, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hi sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả, vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội. Hơn nữa, lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh, với tập thể tạo ra một xã hội thân ái, kết đoàn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nêu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng. Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh. Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Họ sống lạnh lùng, thờ ơ và vô ơn đối với những gì bản thân đang được hưởng, họ coi đó là những điều có sẵn, chỉ việc hưởng thụ. Lại có những người chạy theo lối sống phương Tây mà bỏ quên đi những truyền thống văn hóa dân tộc,… những người này đáng bị phê phán và chỉ trích. Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống. Mặc dù trái qua bao thăng trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian.

9. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về cội nguồn của mỗi con người

Trong cuộc sống, ai cũng có một cội nguồn, quê hương để hướng về. Cội nguồn quê hương là nơi mà ta đã được sinh ra và lớn lên, đã được nuôi dưỡng và nhận tất cả những điều tốt đẹp quý báu. Cội nguồn quê hương của mỗi người là nơi mà mỗi cá nhân được sinh ra trong sự chào đón và hân hoan của toàn thể gia đình, bằng tất cả niềm hạnh phúc và sung sướng. Cội nguồn là nơi mà ta lớn lên và được nuôi dưỡng tâm hồn bằng biết bao những kỷ niệm quý giá và tốt đẹp với quê hương. Tuổi thơ ấu ở quê hương cội nguồn với bạn bè, với người thân, với những bạn hàng xóm sẽ bồi đắp và xây dựng cho chúng ta một tuổi thơ đáng quý và hạnh phúc. Những kỷ niệm mà quê hương đem đến cho chúng ta sẽ đem đến cho ta giá trị tinh thần to lớn, góp phần hình thành nhân cách của chúng ta, gây dựng đời sống tinh thần tình cảm của chúng ta, trở thành bước đệm cho chúng ta phát triển tốt đẹp hơn trong tương lai phía trước. Cội nguồn, gia đình chính là bước đệm về cả mặt tinh thần và vật chất để mỗi người có đủ hành trang bước vào tương lai suôn sẻ và thuận lợi nhất có thể. Từ đó, mỗi người đều cần xác định trách nhiệm của mình đối với cội nguồn, quê hương. Trách nhiệm chính của chúng ta chính là trở thành một công dân toàn diện, có đầy đủ đức và tài, phẩm chất đạo đức và tri thức để xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp hơn, ngày một tốt đẹp hơn và lan tỏa lòng tốt và sự tử tế ra trong cộng đồng nhiều hơn nữa trong tương lai.

10. Đoạn văn khoảng 200 chữ về ý nghĩa của việc hướng về cội nguồn trong cuộc sống hôm nay

Người xưa đã từng có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” để nhắc nhở chúng ta về cội nguồn của mỗi con người. Từ ngày xưa cho đến ngày nay, ý nghĩa của việc hướng về cội nguồn trong cuộc sống vẫn còn giữ nguyên giá trị. Cội nguồn chính là gốc rễ, là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, quê hương hay rộng hơn chính là những thế hệ người đi trước. Vậy tại sao chúng ta lại phải luôn hướng về cội nguồn? Một điều rất đơn giản vì không có cội nguồn thì không thể có chúng ta ngày hôm nay. Nếu không có ông bà, tổ tiên thì làm sao có bố mẹ để rồi có chúng ta. Chính vì vậy chúng ta cần luôn ghi nhớ, biết ơn, trân trọng những thành tựu tốt đẹp mà quê hương, ông bà để lại. Nhất là khi ta được hưởng nền độc lập, tự chủ, được sống một cuộc sống hạnh phúc thì ta càng cần phải nêu cao tinh thần đền ơn đáp nghĩa, luôn hướng về cội nguồn dân tộc. Mỗi chúng ta cần phải tự có ý thức trong việc nhớ ơn nguồn cội vì những điều đí sẽ tạo ra sức mạnh, đoàn kết để đất nước phát triển đi lên. Từ đó ta có thể khẳng định giá trị và sức mạnh to lớn của việc hướng về cội nguồn dân tộc là vô cùng đúng đắn và cần thiết.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
16 54.432
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo