Mẫu giáo án môn Ngữ văn THCS theo công văn 5512

Mẫu giáo án môn Ngữ văn THCS theo công văn 5512 là mẫu giáo án Ngữ văn các lớp 6, 7, 8, 9 theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Mời các thầy cô tham khảo.

1. Mẫu giáo án môn Ngữ văn lớp 6 theo công văn 5512

Bài: 18 - Tiết: 73 BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

(Trích Dế mèn phiêu lưu kí )

Tô Hoài

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu được nội dung, ý nghĩa của Bài học đường đời đầu tiên.

Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.

2. Phẩm chất: Trân trọng danh dự, sức khỏe và cuộc sống riêng tư của người khác. Không đồng tình với cái ác, cái xấu, sẵn sàng bênh vực người yếu thế, thiệt thòi. Không đổ lỗi cho người khác, có ý thức và tìm cách khắc phục hậu quả do mình gây ra.

3. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực chuyên biệt:

Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ. Nhận biết người kể chuyện ngôi thứ nhất. Tóm tắt được văn bản. Nhận biết được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật, nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.

Viết được đoạn văn kể lại trải nghiệm của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn.

2. Học sinh:

- Soạn bài.

- Dự án tìm hiểu về tác giả, văn bản

- Đọc tài liệu vè nhà văn Tô Hoài

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV- HS

Nội dung bài học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về tác giả, văn bản.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Cho Hs quan sát chân dung nhà văn Tô Hoài.

? Đây là nhà văn nổi tiếng VN với những tác phẩm viết cho trẻ em. Đó là nhà văn nào?

? Tác phẩm nổi tiếng của VN được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trên thế giới. Cho biết tên tác phẩm đó?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời

- Dự kiến sản phẩm:

+ Đó là nhà văn Tô Hoài

+ Tác phẩm “DMPLK”

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Chốt: Trên thế giới và nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả cuộc đời viết của mình cho đề tài trẻ em,một trong những đề tài khó khăn và thú vị bậc nhất. Tô hoài là một trong những tác giả như thế.

- Truyện đồng thoại đầu tay của Tô Hoài: Dế Mèn phiêu lưu kí (1941). Nhưng Dế Mèn là ai? Chân dung và tính nết nhân vật này như thế nào, bài học cuộc đời đầu tiên mà anh ta nếm trải ra sao?

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả, văn bản.

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Tô Hoài và văn bản DMPLK.

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản?

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả Tô Hoài, hoàn cảnh ra đời của văn bản, có tranh minh họa

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

+ Có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi, là nhà văn của tuổi thơ, thể hiện tình yêu thương, sự trân trọng đối với những nụ mầm tươi mới đang cần được bồi đắp để bước vào đời.

+ Dế mèn phiêu lưu kí (1941) là tác phẩm đặc sắc nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật dành cho thiếu nhi( Truyện đồng thoại)

+ Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

+ Kể về cuộc phiêu lưu đầy sóng gió và lí thú của chàng Dế mèn.

+ Bài học đường đời đầu tiên thuộc chương I của tác phẩm, ở chương này Dế mèn tự giới thiệu về mình, đặc biệt kể về một câu chuyện đáng ân hận một bài học đường đời đầu tiên

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

- Thể loại của tác phẩm là kí nhưng thực chất vẫn là một truyện "Tiểu thuyết đồng thoại" một sáng tác chủ yếu là tưởng tượng và nhân hoá

- Đây là tác phẩm văn học hiện đại lại nhiều lần nhất được chuyển thể thành phim hoạt hình, múa rối được khán giả, độc giả nước ngoài hết sức hâm mộ.

? Đề xuất cách đọc văn bản?

- Đoạn: Dế Mèn tự tả chân dung mình đọc với giọng hào hứng, kiêu hãnh, to, vang, chú nhấn giọng ở các tính từ, động từ miêu tả.

- Đoạn trêu chị Cốc:

+ Giọng Dế Mèn trịch thượng khó chịu.

+ Giọng Dế choắt yếu ớt, rên rẩm.

+ Giọng chị Cốc đáo để, tức giận.

- Đoạn Dế Mèn hối hận đọc giọng chậm, buồn, sâu lắng và có phần bị thương.

- Gv gọi 2 HS đọc, mỗi em một đoạn.

- Gv nhận xét, sửa chữa cách đọc của HS.

GV hướng dẫn HS tự đọc phần giải thích nghĩa các từ khó trong SGK.

Hoạt động nhóm cặp đôi

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?

? Kể những sự việc chính trong văn bản. Theo em, sv nào là quan trọng nhất?

? Nhận xét lời kể, ngôi kể trong vb?

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: Hđ nhóm cặp đôi, thống nhất ý kiến.

- GV: Quan sát, hỗ trợ

- Dự kiến sản phẩm:

3 sự việc chính:

+ Dế Mèn coi thường Dế Choắt

+ Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.

+ Sự ân hận của Dế Mèn.

- Sự việc: Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt là sự việc quan trọng nhất.

- Truyện được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn, kể theo ngôi thứ nhất.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt

I. Giới thiệu chung:

1. Tác giả:

- Tên thật Nguyễn Sen (1920- 2014)

- Viết văn từ trước cách mạng

- Có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi

2. Tác phẩm

a/ Xuất xứ, thể loại

- Trích từ tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí.

- TL: kí

b/ Đọc-Tìm hiểu chú thích.

- Bố cục:

+ Phần 1: Từ đầu đến "Đứng đầu thiên hạ rồi" Þ Miêu tả hình dáng, tính cách của Dế Mèn.

+ Phần 2: Còn lại Þ Kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản

* Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được bức chân dung tự họa của nhân vật Dế Mèn.

* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm bàn

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

- HS đọc đoạn 1 và trả lời các câu hỏi:

+ Hình dáng, hành động của Dế Mèn được nhà văn khắc họa qua những chi tiết nào?

+ Cách miêu tả ấy giúp em hình dung hình ảnh Dế Mèn như thế nào?

+ Qua các chi tiết vừa tìm, em có nhận xét gì về từ ngữ, trình tự và cách miêu tả của tg?

HP : ? Dế Mèn lấy làm "hãnh diện với bà con về vẻ đẹp của mình". Theo em Dế Mèn có quyền hãnh diện như thế không?

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả.

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm:

* Ngoạn hình:

+ Là chàng Dế thanh niên cường tráng, rất khoẻ, tự tin, yêu đời và rất đẹp trai.

+ Vừa tả ngoại hình chung vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng của đối tượng, vừa miêu tả ngoại hình vừa diễn tả cử chỉ hành động của đối tượng.

+ 1 loạt tt tạo thành 1 hệ thống: cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, dài, giòn giã, nâu, bóng, to, bướng, đen nhánh, ngoàm ngoạp, cong, hùng dũng, trịnh trọng, khoan thai,…

* Hành động :

+ Quá kiêu căng, hợm hĩnh, không tự biết mình.

+ Trình tự miêu tả: từng bộ phận của cơ thể, gắn liền miêu tả hình dáng với hành động khiến hình ảnh Dế Mèn hiện lên mỗi lúc một rõ nét

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

? Em hãy nhận xét về những nét đẹp và chưa đẹp trong hình dáng và tính tình của Dế Mèn?

* GV bình: đây là đoạn văn đặc sắc, độc đáo về nghệ thuật miêu tả vật. Bằng cách nhân hoá cao độ, dùng nhiều tính từ, động từ từ láy, so sánh rất chọn lọc và chính xác, Tô Hoài đã để cho Dế Mèn tự tạo bức chân dung của mình vô cùng sống động không phải là một con Dế Mèn mà là một chàng Dế cụ thể.

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn:

a. Ngoại hình:

- Càng: mẫm bóng

-Vuốt:cứng, nhọn hoắt, đạp phành phạch

- Cánh: áo dài chấm đuôi

- Đầu: to, nổi từng tảng

-Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp

- Râu: dài, uốn cong

-> Bằng sự quan sát tinh tế, chọn lọc các chi tiết tiêu biểu, sd hệ thống tt, nt ss -> DM hiện lên là 1 chàng dế thanh niên cường tráng, rất khoẻ, tự tin, yêu đời và rất đẹp .

b. Hành động:

- Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân, rung đùi

- Quát mấy chị cào cào, đá ghẹo anh gọng vó

- Đạp phanh phách, vũ phành phạch, nhai ngoàm ngoạm, trịnh trọng vuốt râu. . .

- Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ.

->Từ ngữ chính xác, trình tự miêu tả hợp lí

-> DM kiêu căng, xốc nổi, xem thường mọi người.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phần 1 của vb để làm bài tập.

* Nhiệm vụ: HS viết đv

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Viết một đv trình bày cảm nhận của em về hình ảnh Dế Mèn

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

- GV hướng dẫn HS về nhà làm.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Trong vai Mèn hãy kể lại đoạn 1 .

- Dế Mèn hiện lên như thế nào qua lời kể của bạn?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ Trình bày cá nhân

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài.

- 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, mời các bạn bấm vào link dưới đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn Ngữ văn lớp 6 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/download/mau-giao-an-mon-ngu-van-lop-6-theo-cong-van-5512-205540

2. Mẫu giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo công văn 5512

Bài 18 - Tiết 73: Đọc – Hiểu văn bản

TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Khái niệm tục ngữ.

- Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.

3. Phẩm chất:

- Yêu quý trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại.

- Vận dụng vào đời sống thực tế những kinh nghiệm hay phù hợp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, một số câu tục ngữ cùng chủ đề nhắc học sinh soạn bài

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài

- Sưu tầm các câu tục ngữ cùng chủ đề

III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.

- Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm

- Sản phẩm hoạt động: Trình bày được các câu tục ngữ theo đúng yêu cầu

- Phương án kiểm tra, đánh giá:

+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi

+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Tiến trình hoạt động:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Nhiệm vụ: Tìm và đọc các câu tục ngữ liên quan đến thời tiết

- Phương án thực hiện:

+ Thực hiện trò chơi “Đố vui”

+ Luật chơi: Mỗi đội có 5 hs tham gia trong vòng 2 phút 2 đội lần lượt đọc các câu tục ngữ theo đúng chủ đề

- Thời gian: 2 phút

- Sản phẩm: Các câu tục ngữ về thời tiết

2. Thực hiện nhiệm vụ:

* Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ lập đội chơi

+ chuẩn bị tinh thần thi đấu

+ thực hiện trò chơi theo đúng luật

* Giáo viên:

- Tổ chức cho hs chơi trò chơi

- Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh

- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 2 đội lần lượt trình bày các câu tục ngữ theo đúng chủ đề. Hết thời gian thì dừng lại

3. Báo cáo kết quả:

- Học sinh mỗi đội thống kê và báo cáo số lượng câu tục ngữ đã đọc được trong thời gian quy định

4. Nhận xét, đánh giá:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

+ tinh thần, ý thức hoạt động học tập

+ kết quả làm việc

+ bổ sung thêm nội dung (nếu cần)

=> Vào bài: Như các em vừa thấy có rất nhiều câu tục ngữ nêu kinh nghiệm về thời tiết. Vậy kho tàng tục ngữ với số lượng lớn sẽ là cả một kho kinh nghiệm mà dân gian xưa đã đúc kết. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu giá trị của tục ngữ. Cụ thể hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm tục ngữ (2 phút)

- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thế nào là tục ngữ và nội dung, chủ đề tục ngữ nói chung của văn bản nói riêng

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm

- Phương thức thực hiện:

+ Hoạt động cá nhân

+ Hoạt động nhóm

+ Hoạt động chung cả lớp

- Sản phẩm hoạt động:

+ nội dung hs trình bày

+ phiếu học tập của nhóm

- Phương án kiểm tra, đánh giá

+ Học sinh tự đánh giá.

+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên đánh giá.

- Tiến trình hoạt động:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Đọc phần chú thích và cho biết: Tục ngữ là gì? Với đặc điểm như vậy, tục ngữ có tác dụng gì?

- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện

2.Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Đọc, suy nghĩ, trình bày

- Giáo viên: Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày

- Dự kiến sản phẩm:

- Tục: Là thói quen lâu đời

- Ngữ: Lời nói

=> là lời nói đúc kết thói quen lâu đời được mọi người công nhận

- Làm cho lời ăn tiếng nói thêm hay, sinh động.

3. Báo cáo kết quả:

- Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình

- Học sinh khác bổ sung

4. Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

- GV bổ sung, nhấn mạnh:

+ Về hình thức: tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn có đặc điểm ngắn gọn, kết cấu bền vững có hình ảnh, nhịp điệu

+ Về nội dung: diễn đạt kinh nghiệm, cách nhìn nhận của nhân dân về tự nhiên, lđ, sx, con người, xã hội

Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ.Vì thế tục ngữ còn được gọi là túi khôn của nhân dân

- Có nhiều câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen, một số câu có cả nghĩa bóng

HĐ 2: Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục (5 phút)

Mục tiêu: Giúp hs rèn kĩ năng đọc, hiểu được ngữ nghĩa cụ thể của mỗi câu tục ngữ và những đề tài cụ thể của tục ngữ

Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm

Cách tiến hành:

Bước 1: Hướng dẫn đọc

- giọng điệu chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở vế đối trong câu hoặc phép đối giữa 2 câu.

- HS đọc, nhận xét.

Giải thích từ khó.

- HS giải thích - > lắng nghe - > hiểu nghĩa từ

Bước 2: Chia bố cục

Phương pháp: Thảo luận nhóm

- Phương thức thực hiện:

+ Hoạt động cá nhân

+ Hoạt động nhóm

+ Hoạt động chung cả lớp

- Sản phẩm hoạt động: Chia bố cục văn bản trên phiếu học tập

- Tiến trình:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Ta có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?

- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện

2.Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Làm việc cá nhân - > Thảo luận nhóm - > thống nhất ý kiến

- Giáo viên: Quan sát, động viên, hỗ trợ học sinh khi cần thiết

- Dự kiến sản phẩm: 8 câu tục ngữ trong bài chia làm 2 nhóm. Mỗi nhóm gồm 4 câu.

3. Báo cáo kết quả:

- Tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo kết quả

- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 1 hoặc 2 nhóm lên trình bày kết quả

- Học sinh nhóm khác bổ sung

4. Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- > Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV chốt:

Hai đề tài trên có điểm nào gần gũi mà có thể gộp vào một văn bản?

- Hai đề tài có liên quan: thiên nhiên có liên quan đến sản xuất, nhất là trồng trọt, chăn nuôi. Các câu đều được cấu tạo ngắn gọn, có vần, nhịp, đều do dân gian sáng tạo và truyền miệng.

HĐ 3: Đọc, hiểu văn bản

Bước 1: Tìm hiểu những câu tục ngữ về thiên nhiên

- Mục tiêu:Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng và một số hình thức nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về thiên nhiên

- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm

Cách tiến hành:

+Hoạt động cá nhân

+Hoạt động nhóm

- Sản phẩm hoạt động: Nội dung , nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về thiên nhiên

- Tiến trình:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Các câu tục ngữ về thiên nhiên đúc kết những kinh nghiệm gì?Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu đó? Trong thực tế những câu tục ngữ này được áp dụng như thế nào

- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe yêu cầu và thực hiện

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Làm việc cá nhânàthảo luận nhóm- >thống nhất ý kiến

- Giáo viên: Quan sát ,hỗ trợ học sinh nếu cần

Dự kiến sản phẩm:

Câu 1:

- Kinh nghiệm: Tháng năm ngày dài đêm ngắn , tháng mười ngày ngắn đêm dài(do ánh sáng mùa hè và mây mù mùa đông) => đúc kết kinh nghiệm có tính quy luật của thời gian

- Nghệ thuật đối, hiệp vần lưng, nói quá - > nhấn mạnh đặc điểm của thời gian, gây ấn tượng

- Áp dụng thực tế: Sử dụng thời gian trong cuộc sống sao cho hợp lí. Lịch làm việc mùa hè khác mùa đông.

Câu 2:

- Kinh nghiệm: Đêm có nhiều sao thì ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không có sao thì ngày hôm sau sẽ mưa.

- Nghệ thuật: Hai vế đối xứng –> Làm cho câu tục ngữ cân đối nhịp nhàng, dễ thuộc, dễ nhớ.

- Áp dụng thực tế: Trông sao, dự báo thời tiết. Biết thời tiết để chủ động bố trí công việc ngày hôm sau.

Câu 3:

- Kinh nghiệm: Khi chân trời xuất hiện sắc vàng màu mỡ gà(do ánh sáng mặt trời chiếu vào mây) thì sắp có gió bão lớn cần phải chằng chống nhà cửa cẩn thận.

- Nghệ thuật: Ẩn dụ”ráng mỡ gà”

- Áp dụng: Hiện nay khoa học đã cho phép con người dự báo bão khá chính xác. Ở vùng sâu, vùng xa, phương tiện thông tin hạn chế thì kinh nghiệm đoán bão của dân gian qua câu tục ngữ vẫn còn có tác dụng.

Câu 4:

- Kinh nghiệm: Vào tháng 7 âm lịch nếu kiến dời tổ, từng đàn bò lên cao thì sẽ có lụt lội

- Nghệ thuật:Hai vế cân xứng, vần bằng “bò- lo”

- Áp dụng: Phải đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm lịch.

3.Báo cáo sản phẩm

- Giáo viên gọi đại diện 1- 2 nhóm lên trình bày bằng phiếu học tập

- Học sinh các nhóm khác bổ sung

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, đánh giá

- Giáo viên nhận xét đánh giá

- Giáo viên chốt kiến thức ghi bảng

GV chốt, chuyển: Bốn câu tục ngữ trên đều có điểm chung là đúc kết những kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt của đất nước ta. Ngoài ra nhân dân ta còn đúc kết những kinh nghiệm trong lao động sản xuất

Bước 2:Tìm hiểu những câu tục ngữ về lao động sản xuất

- Mục tiêu:Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng và một số hình thức nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về lao động sản xuất

- Phương pháp: Dự án

Cách tiến hành:

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ giáo viên yêu cầu trước ở nhà

- Sản phẩm hoạt động: Nội dung , nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về lao động sản xuất

- Tiến trình:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Các câu tục ngữ về lao động sản xuất đúc kết những kinh nghiệm gì?Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu đó?ý nghĩa của mỗi kinh nghiệm.

- Học sinh tiếp nhận: Thực hiện ở nhà

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh:Thảo luận trong nhóm- >thống nhất ý kiến chỉnh sửa sản phẩm nếu cần

- Giáo viên: Quan sát ,hỗ trợ học sinh nếu cần

Dự kiến sản phẩm:

Câu 5:

- Kinh nghiệm: Đề cao vai trò ,giá trị của đấtĐất quý như vàng.

- Nghệ thuật :Hai vế đối xứng, so sánh

- ý nghĩa của kinh nghiệm: con người sử dụng đất hiệu quả không lãng phí đất

Câu 6:

- Kinh nghiệm: thứ tự các nghề mang lại kinh tế cao:thứ nhất là nghề đào ao thả cá, thứ nhì là làm vườn, thứ ba là làm ruộng

- Nghệ thuật:liệt kê

- Ý nghĩa: Phát triển kinh tế VAC, nuôi tôm, nuôi cá nâng cao giá trị kinh tế trong các hộ gia đình

Câu 7:

- Kinh nghiệm: Nghề trồng lúa cần phải đủ 4 yếu tố: Nước, phân, cần, giống trong đó quan trọng hàng đầu là nước

- Nghệ thuật: Phép liệt kê dễ thuộc dễ nhớ

- ý nghĩa: Chú trọng yếu tố thủy lợi, trong sản xuất

Câu 8:

- Kinh nghiệm: Trồng trọt đúng thời vụ và làm đất kĩ lưỡng năng suất sẽ bội thu

- Nghệ thuật:Kết cấu cân xứng, vần lưng

- Áp dụng: Trồng trọt phải đúng thời vụ

3. Báo cáo sản phẩm

- Giáo viên gọi đại diện 1- 2 nhóm lên trình bày.

- Học sinh các nhóm khác bổ sung

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, đánh giá

- Giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần chuẩn bị ở nhà của các nhóm

- Giáo viên chốt kiến thức.

HĐ4: Tổng kết

Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản

- Phương pháp: Học sinh hoạt động cá nhân

Cách tiến hành:

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên yêu cầu

- Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học sinh

Tiến trình:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu: Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ?

- Học sinh lắng nghe yêu cầu

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Suy nghĩ làm việc cá nhân

- Giáo viên: Lắng nghe, nhận xét câu trả lời của học sinh

Dự kiến sản phẩm:

- Nghệ thuật: Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc; sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả; tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.

- Nội dung: Các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.

3.Báo cáo sản phẩm

- Giáo viên gọi học sinh trả lời

- Học sinh khác bổ sung

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức ghi bảng

- HS đọc ghi nhớ.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

Mục tiêu:Giúp học sinh tìm thêm các câu tục ngữ khác

Phương pháp: Học sinh hoạt động cặp đôi

Sản phẩm: Các câu tục ngữ học sinh tìm được

Tiến trình

1.GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV nêu yêu cầu: Em hãy tìm thêm những câu tục ngữ về thiên nhiên mà em biết hoặc sưu tầm?

- HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu

2.Thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi cặp đôi, thống nhất lựa chọn

- GV lắng nghe

Dự kiến sản phẩm:

Chuồn chuồn bay thấp .....thì râm.

Cầu vồng cụt không lụt thì mưa.

Trời đang nắng cỏ gà trắng thì mưa

Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa....

Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa

3. Báo cáo sản phẩm

- GV gọi các cặp đôi trình bày

- Các cặp khác nhận xét bổ sung

4.Đánh giá kết quả

- Giáo viên nhận xét, cho điểm

I. Tìm hiểu chung:

1. Khái niệm:

- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về:

+ Quy luật của thiên nhiên

+ Kinh nghiệm lao động sản xuất

+ Kinh nghiệm về con người và xã hội.

2. Đọc, Chú thích, Bố cục:

+ Từ câu 1 đến 4 : Những câu tục ngữ về thiên nhiên.

+ Từ câu 5 đến 8 : Những câu tục ngữ về lao động sản xuất.

II. Đọc, hiểu văn bản:

1.Những câu tục ngữ về thiên nhiên

a. Câu 1:

- Nghệ thuật: đối, hiệp vần lưng, nói quá

- Nội dung: nhấn mạnh (Đêm tháng năm rất ngắn và ngày tháng mười cũng rất ngắn.) Ý nói: Mùa hè đêm ngắn, ngày dài; mùa đông đêm dài, ngày ngắn.

b. Câu 2:

- Nghệ thuật: đối xứng, gieo vần lưng

- Nội dung: Đêm có nhiều sao thì ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không có sao hoặc ít sao thì ngày hôm sau sẽ mưa.

c. Câu 3:

- Nghệ thuật ẩn dụ

Khi chân trời xuất hiện sắc vàng màu mỡ gà thì sắp có gió bão lớn

d. Câu 4:

- Nghệ thuật:Vần bằng- > Vào tháng 7 âm lịch nếu kiến bò lên cao thì sắp có lụt lội

2. Tục ngữ về lao động sản xuất:

a. Câu 5:

- Nghệ thuật: so sánh

- Nội dung; khẳng định đất quý giá như vàng.

b. Câu 6:

- Nghệ thuật: liệt kê

- Nội dung:khẳng định thứ tự các nghề mang lại lợi ích kinh tế lớn: thứ nhất là nghề đào ao thả cá, thứ nhì là làm vườn, thứ ba là làm ruộng

c. Câu 7:

- Sử dụng phép liệt kê :

- Nội dung: nghề trồng lúa cần phải đủ 4 yếu tố: Nước, phân, cần, giống trong đó quan trọng hàng đầu là nước.

d. Câu 8:

- cấu trúc đối xứng, vần lưng

- Trồng trọt cần đảm bảo 2 yếu tố thời vụ và đất đai

III. Tổng kết:

1. Nghệ thuật:

- Ngắn gọn,có vần nhịp, giàu hình ảnh.

2. Nội dung:

Đúc kết kinh nghiệm quý về tự nhiên và lao động, sản xuất

* Ghi nhớ (sgk)

IV. Luyện tập

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, mời các bạn bấm vào link dưới đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/download/mau-giao-an-mon-ngu-van-lop-7-theo-cong-van-5512-205542

3. Mẫu giáo án môn Ngữ văn lớp 8 theo công văn 5512

NHỚ RỪNG

Thế Lữ

Ngày soạn:

Ngày dạy:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.

- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.

2. Năng lực:

- Rèn cho HS có năng đọc, phân tích thơ

- Năng lực cảm thụ văn học.

3. Phẩm chất: HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu: bảng phụ, tranh ảnh.

2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk, vở ghi, nghiên cứu bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (3’)

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

? Dựa vào sự chuẩn bị bài ở nhà, cho biết bài thơ tác giả mượn lời của ai? Việc mượn lời như vậy có tác dụng gì?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:tiếp nhận và thực hiện nhiêm vụ

- Giáo viên:quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết

- Dự kiến sản phẩm: Trong bài thơ tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú=>bộc lộ cảm xúc của mình…

*Báo cáo kết quả

- Gv: gọi hs trả lời

- Hs:trả lời

*Đánh giá kết quả

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- > Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Các em ạ, những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt giai đoạn (1932 – 1942) xuất hiện 1 phong trào thơ với sự cách tân về nội dung và nghệ thuật, làm say lòng người - đó là phong trào thơ mới. Nó như 1 luồng gió thổi mát cả 1 nền văn học. Và nói đến phong trào thơ mới ta không thể không kể đến tên tuổi của nhà thơ Thế Lữ - người đã góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang cho thơ mới. Bài thơ tiêu biểu của ông mà chúng ta học hôm nay là bài thơ Nhớ rừng, tác giả đã mượn lời của con hổ ở vườn bách thú để bộc lộ rõ tâm trạng của mình và tâm trạng đó như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

- > Giáo viên nêu mục tiêu bài học

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: I. Giới thiệu chung (10)

1. Mục tiêu:

- Nắm được tiểu sử của tác giả Thế Lữ

- Nắm được hoàn cảnh sáng tác,thể loại của bài thơ

- Rèn cho hs kĩ năng làm việc cá nhân, cách đọc diễn cảm thơ

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

? Nêu những nét hiểu biết của mình về tác giả?

? Nêu vị trí của bài thơ “Nhớ rừng” trong sự nghiệp của Thế Lữ ?

? Em có hiểu biết gì về bài thơ?

? Khi mượn lời con hổ ở vườn bách thú, nhà thơ muốn ta liên tưởng đến điều gì về con người?

? Nêu bố cục của bài thơ?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: trả lời, đọc.

- Giáo viên: hướng dẫn đọc, đọc mẫu.

* Dự kiến sản phẩm:

- Tên thật: Nguyễn Thứ Lễ

- Bút danh: Thế Lữ

- Quê: Bắc Ninh (Gia Lâm- Hà Nội)

- Thế Lữ là một trong những nhà thơ mới đầu tiên góp phần làm nên chiến thắng cho phong trào Thơ mới.

- Ngoài sáng tác thơ, còn viết truyện trinh thám, kinh dị…

- Trước cách mạng ông viết báo, sáng tác thơ, văn, biễu diễn kịch. Sau cách mạng ông chuyển sang hoạt động sân khấu và trở thành một trong những người xây dung nền kịch nói hiện đại Việt Nam.

- Được nhà nước tặng giải thưởng HCM về VHNT: 2003.

- Tác phẩm chính: Mấy vần thơ (1935) Vàng và máu (1934)…

Gv: Sử dụng ảnh chân dung để giới thiệu về tác giả

“ Độ ấy Thơ mới vừa xuất hiện. Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Dẫu sau này danh vọng Thế Lữ có mờ đi ít nhiều nhưng người ta không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng thành nền thơ mới ở xứ này. Trong “ TNVN” Hoài Thanh viết: Thế Lữ không bàn về thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ. Bởi vì không có gì khiến người ta tin ở thơ mới hơn là đọc những bài thơ mới hay.

- “Thơ mới” lúc đầu dùng để gọi tên một thể thơ: thơ tự do. Khoảng sau năm 1930 một loạt thi sĩ trẻ xuất thân “Tây học” lên án “thơ cũ” (chủ yếu là thơ Đường Luật ) là khuôn sáo, trói buộc. Họ đòi đổi mới thơ ca và đã sáng tác những bài thơ khá tự do, số câu số chữ trong bài không có hạn định gọi đó là “Thơ mới”. Nhưng rồi “Thơ mới” không chỉ để gọi thể thơ tự do mà chủ yếu dùng để gọi một phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản bột phát năm 1932 và kết thúc vào năm 1945 gắn liền với tên tuổi của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Cận….Phong trào Thơ mới ra đời và phát triển mạnh mẽ rồi đi vào bế tắc trong vòng 15 năm. Trong Thơ mới số thơ tự do không nhiều mà chủ yếu là thơ bảy chữ, lục bát, tám chữ không còn bị ràng buộc bởi những quy tắc nghiệt ngã của thi pháp cổ điển.

- Bài thơ “Nhớ rừng” in trong tập “Mấy vần thơ”, năm 1935. Đó là thời kì đất nước ta đang trong cảnh bị thực dân Pháp đô hộ, nhân dân chịu cảnh lầm than, khi tình hình cách mạng Việt Nam sau Xô Viết Nghệ Tĩnh đang tạm thời thoái trà.

- “Nhớ rừng” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ, in trong tập “ Mấy vần thơ” và được đánh giá là tác phẩm mở đường cho sự chiến thắng của thơ mới

Nhớ rừng” là “lời con hổ trong vườn bách thú”. Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để tiện nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ. Đó là tâm sự của “Thế hệ 1930”, những thanh niên trí thức “Tây học” vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, cảm thấy bất hòa sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, ngột ngạt đương thời. Đây cũng là tâm sự chung của mọi người dân Việt Nam trong cảnh mất nước bấy giờ.

- “Nhớ rừng” đã có sự đồng cảm đặc biệt rộng rãi, có tiếng vang lớn. Về mặt nào đó có thể coi đây là một áng thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn thơ hợp pháp đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên cảm hứng chủ yếu của bài thơ vẫn là cảm hứng lãng mạn.

- Thể thơ: Tự do

Gv: giới thiệu thể thơ tự do.

+ Mỗi dòng thường có 8 tiếng.

+ Nhịp ngắt tự do.

+ Vần không cố định.

+ Giọng thơ ào ạt, phóng khoáng.

- Bố cục của bài thơ:

+ Đoạn 1+4: con hổ ở trong cũi sắt.

+ Đoạn 2+3: con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ.

+ Đoạn 5: Khao khát giấc mộng ngàn.

*Báo cáo kết quả: trình bày cá nhân.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- >Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.

Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản: (25’)

1.Mục tiêu: Hiểu được tâm trạng chấn ghét thực tại và niềm khát khao tự do cháy bỏng của hổ

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: học sinh trả lời ra giấy nháp

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Gv: đánh giá hs

- Hs: đánh giá lẫn nhau

5. Tiến trình hoạt động:

Nhiệm vụ 1:

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: Yêu cầu

GV: treo bảng phụ Đ1

? Gọi h/s đọc đoạn 1?

Hs đọc đoạn 1.

? Hãy tìm những từ ngữ diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng của con hổ ?

? Em hiểu ntn về từ “gậm” và từ “khối” (nghĩa và loại từ)? Có thể thay thế chúng bằng những từ ngữ khác được không ?

? Tư thế “nằm dài trông ngày tháng dần qua” nói lên tình thế gì của con hổ?

? Như vậy ở đây tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Âm điệu của hai câu thơ mở đầu ntn?

? Từ đó ta thấy hoàn cảnh và tâm trạng của con hổ như thế nào?

? Khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú, con hổ tỏ thái độ ntn với con người và những con vật khác xung quanh? Thái độ đó thể hiện qua những từ ngữ nào?

? Tại sao con hổ lại có tâm trạng như vậy?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: trả lời

- Giáo viên: nhận xét

- Dự kiến sản phẩm:

Hs đọc đoạn 1.

? Hãy tìm những từ ngữ diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng của con hổ ?

- Hoàn cảnh: trong cũi sắt, nằm dài trông ngày tháng dần qua.

- Tâm trạng: gậm, khối căm hờn.

? Em hiểu ntn về từ “gậm” và từ “khối” (nghĩa và loại từ)? Có thể thay thế chúng bằng những từ ngữ khác được không ?

- Gậm: động từ, dùng răng, miệng mà ăn dần, cắn dần từng chút một cách chậm chạp.

=> Sự gặm nhấm đầy uất ức và bất lực của con hổ khi bị mất tự do.

- “Khối căm hờn” gợi cho ta có cảm giác như trông thấy sự căm hờn có hình khối rõ ràng. Căm hờn, uất ức vì bị mất tự do đã kết tụ lại thành khối, thành tảng, cứng như những chấn song sắt lạnh lùng kia.

- Gậm: ĐT, Khối: danh từ

- Gậm= ngậm:

Khối= mối- > mức độ biểu cảm kém đi

? Tư thế “nằm dài trông ngày tháng dần qua” nói lên tình thế gì của con hổ?

- Tình thế buông xuôi bất lực, ngày đêm gậm nhấm nỗi căm hờn.

? Như vậy ở đây tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Âm điệu của hai câu thơ mở đầu ntn?

? Từ đó ta thấy hoàn cảnh và tâm trạng của con hổ ntn?

Tác giả đã sử dụng thủ pháp đối lập, câu thơ đầu 8 tiếng thì 5 tiếng là thanh trắc, câu thơ thứ hai 8 tiếng thì 7 tiếng là thanh bằng, giọng điệu chán trường, u uất, một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp cách ngắt nhịp dồn dập, lúc kéo dài như một tiếng thở dài ngao ngán. Đặc biệt là việc sử dụng từ ngữ rất gợi cảm: “gậm”… giúp ta cảm nhận được nổi căm uất, tuyệt vọng cứ gặm nhấm dần để huỷ hoại tư tưởng của con hổ.

? Khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú, con hổ tỏ thái độ ntn với con người và những con vật khác xung quanh? Thái độ đó thể hiện qua những từ ngữ nào?

- Khinh ghét con người gọi họ là lũ “ngạo mạn, ngẩn ngơ”.

- Nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt tầm thường (Giương mắt bé giễu…)

- Bất bình vì bị ở chung cùng “bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự”

? Tại sao con hổ lại có tâm trạng như vậy?

- Vì hổ là chúa sơn lâm, chúa tể của muôn loài, giờ bị xem thường như những kẻ thấp kém địa vị, song quan trọng hơn nó đau xót cho lũ gấu, báo không biết được nỗi nhục nhằn tù hãm.

=> Nó khinh lũ người nhỏ bé bên ngoài, nó cảm thấy nhục nhã phải hạ mình ngang hàng với bọn gấu, báo. Lúc này hổ thấm thía thân phận “Hùm thiêng khi đã sa cơ cùng hèn”.

*Báo cáo kết quả: trình bày.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- >Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.

Nhiệm vụ 2:

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên:

Yêu cầu h/s đọc tiếp đoạn 4.

? Dưới con mắt của con hổ cảnh vườn bách thú hiện ra qua những chi tiết nào? Đó là cảnh ntn?

? Cảnh tượng ấy đã gây nên phản ứng nào trong tình cảm của con hổ? Qua đó em hiểu “niềm uất hận ngàn thâu” ntn?

? Em có nhận xét gì về giọng điệu đoạn thơ, cách sử dụng từ ngữ? Cho ta thấy tâm trạng con hổ như thế nào?

? Qua việc phân tích hai đoạn thơ giúp em hiểu gì về tâm trạng của con hổ ở vườn bách thú?

? Nếu ta đặt bài thơ trong hoàn cảnh sáng tác của nó thì tâm trạng ấy còn là của ai?

- Học sinh tiếp nhận.

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: trả lời cá nhân, cặp đôi.

- Giáo viên: nhận xét.

- Dự kiến sản phẩm:

Hs đọc

? Dưới con mắt của con hổ cảnh vườn bách thú hiện ra qua những chi tiết nào? Đó là cảnh ntn?

- Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng.

Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng.

Len dưới nách những mô gò thấp kém.

Dăm vừng lá không bí hiểm.

- > Tất cả chỉ là đơn điệu, nhàm tẻ, chỉ là nhân tạo do bàn tay sửa sang, tỉa tót của con người nên rất “tầm thường”, giả dối chứ không phải là thế giới tự nhiên to lớn mạnh mẽ, bí hiểm.

? Cảnh tượng ấy đã gây nên phản ứng nào trong tình cảm của con hổ? Qua đó em hiểu “niềm uất hận ngàn thâu” ntn?

- Gây nên phản ứng đó là niềm uất hận. Đó là trạng thái bực bội, u uất kéo dài vì phảo sống chung với mọi sự tầm thường giả dối.

? Em có nhận xét gì về giọng điệu đoạn thơ, cách sử dụng từ ngữ? Cho ta thấy tâm trạng con hổ như thế nào?

- Giọng giễu nhại, cách ngắn nhịp ngắn, dồn dập, từ ngữ liệt kê liên tiếp.

- > Tâm trạng bực bội, chán chường, khinh ghét với thực tại, phủ nhận thực tại, khao khát sự cao cả, phi thường.

? Qua việc phân tích hai đoạn thơ giúp em hiểu gì về tâm trạng của con hổ ở vườn bách thú?

- Đó là tâm trạng chán ghét cuộc sống thực tại tù túng, tầm thường, giả dối.

- Khao khát được sống tự do, chân thực.

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI (2’)

? Nếu ta đặt bài thơ trong hoàn cảnh sáng tác của nó thì tâm trạng ấy còn là của ai?

- Thái độ ngao ngán, chán ghét cuộc sống thực tại tầm thường, tù túng. Đó chính là tiếng lòng, là nỗi ngao ngán của người dân nô lệ trong cảnh đời tối tăm, u buồn.

Gv: Điều đó giúp cho bài thơ có tiếng vang rộng rãi và ít nhiều có tác dụng khơi dậy tình cảm yêu nước, khát khao độc lập tự do của người dân VN khi đó.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- >Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

I. Giới thiệu chung:

1. Tác giả:

- Thế Lữ (1907–1989), tên thật là Nguyễn Thứ Lễ.

- Quê: Bắc Ninh.

- Ông là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới chặng đầu (1932 – 1935).

2. Văn bản:

a, Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể loại:

- Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ: sáng tác năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ”

- Thể thơ: Tự do

b, Đọc, chú thích, bố cục:

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Con hổ ở vườn bách thú.

- NT: đối lập giọng điệu chán chường, sử dụng ĐT mạnh, danh từ hóa tính từ

=>

- Hoàn cảnh: bị giam cầm trong cũi sắt.

- Tâm trạng: uất ức, sự buông xuôi, bất lực.

Thấy khinh ghét, nhục nhã, đau xót.

- Giọng giễu nhại, cách ngắn nhịp ngắn, dồn dập, từ ngữ liệt kê liên tiếp.

=> + Cảnh vườn bách thú: đơn điệu, nhàm tẻ, tầm thường, giả dối, tù túng.

+ Sự khinh ghét, chán chường thực tại đến mức cao độ.

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, mời các bạn bấm vào link dưới đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn Ngữ văn lớp 8 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/mau-giao-an-mon-ngu-van-lop-8-theo-cong-van-5512-205547?t=24

4. Mẫu giáo án môn Ngữ văn lớp 9 theo công văn 5512

Bài 18: Tiết 91: VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

(Chu Quang Tiềm)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1/Kiến thức:

- Ý nghĩa tầm quan trọngcủa việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc sách có hiệu quả.

2/Kĩ năng:

- Biết cách đọc - hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ).

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

2/Phẩm chất:

- Yêu sách và tích cực đọc sách.

3. Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận: bố cục, vấn đề NL, luận điểm, PPLL …

+ Đọc mở rộng văn bản NLXH, xác định vấn đề NL, luận điểm, bố cục …

+ Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những quan điểm suy nghĩ về tầm quan trọng của việc đọc sách.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài.

- Tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản.

- Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

Quan sát bức chân dung nhà văn Mác xim Gorki.

? Cho biết đây là bức chân dung nhà văn nào?

? Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn này?

? Em có biết yếu tố nào đã giúp cho M. G trở thành đại văn hào của Nga không?

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.

3. Dự kiến sản phẩm:

- Nhà văn Mác xim Gorki

- Nhà văn có tuổi thơ cay đắng, bất hạnh...Ông trưởng thành từ những trường đại học thực tế cs... Làm đủ thứ nghề... Nhờ sách...

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: Đúng vậy các em ạ. M. G là nhà văn có một tuổi thơ đầy cay đắng, bất hạnh.... Ông đã vươn lên và trở thành nhà văn vĩ đại, chính là nhỡ những cuốn sách đấy. Sách đã mở ra trước mắt ông những chân trời mới lạ, đem đến cho ông bết bao điều kỳ diệu trog cuộc đời. Vậy sách có tầm quan trọng ntn? Phải đọc sách ntn cho có hiệu quả? ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách ra sao? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vb “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm để tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I. Giới thiệu chung:

1. Tác giả

- (1897-1986), là nhà mỹ học, lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh, xuất xứ:

- Bài văn được trích từ sách “Danh nhân TQ bàn về niềm vui, nỗi buồn của công việc đọc sách”

b. Đọc, chú thích, bố cục:

* Kết cấu, bố cục

- 3 phần:

+ Từ đầu…phát hiện thế giới mới=> Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.

+ Tiếp..tự tiêu hao lực lượng=> Các khó khăn, nguy hại dễ gặp cuảviệc đọc sách trong tình hình hiện nay.

+ Còn lại=>Bàn về p/pháp đọc sách.

Hoạt động 1: Giới thiệu chung

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Chu Quang Tiềm và văn bản Bàn về đọc sách

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản?

2.Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả Chu Quang Tiềm, hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn, có tranh minh họa

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

+ tg: (1897-1986), là nhà mỹ học, lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.

+ Bài văn được trích từ sách “Danh nhân TQ bàn về niềm vui, nỗi buồn của công việc đọc sách”

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- Ông bàn về đọc sách lần này không phải là lần đầu.

- Bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau.

? Đề xuất cách đọc văn bản?

- Đọc chậm rãi như lời tâm tình trò chuyện của 1 người đang chia sẻ kinh nghiệm thành công hay thất bại của mình trong thực tế với người khác.

Thảo luận nhóm bàn:

? Vb bàn về vđ gì? Đc trình bày bằng ptbđ nào? Từ đó xđ kiểu vb của bài viết?

? Vđ đọc sách đc trình bày thành mấy lđ? Tóm tắt ngắn gọn nd của từng lđ?

Dự kiến TL:

- Bàn về tầm quan trọng của việc đọc sách- PT nghị luận

- 3 luận điểm

* Gv: Đó cũng chính là bố cục của vb.

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu tầm quan trọng của việc đọc sách.

* Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

Thảo luận nhóm bàn(7 phút):

? Theo tg, con đường nào để có được học vấn là gì?

? Vậy đối với con đường phát triển của nhân loại, sách có 1 ý nghĩa ntn? Tìm dẫn chứng minh họa.

? Từ những lí lẽ trên của tác giả, em hiểu gì về sách và lợi ích của việc đọc sách?

? Nhận xét về cách lập luận của nhà văn?

2.Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả.

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

+ Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn:

+ Mọi thành quả của nhân loại đều do sách vở ghi chép.

+ Sách là kho tàng quí báu ghi chép, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tích luỹ được qua từng thời đại.

+ Sách có giá trị là cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.

+ Đọc sách là chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn đi phát hiện thế giới mới.

+ Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, sd hình ảnh ss thú vị,...

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

? Những cuốn SGK các em đang học có phải là những “di sản tinh thần” vô giá đó không? Vì sao?

*Gv: Có thể nói, cách lập luận của học giả Chu Quang Tiềm rất thấu tình đạt lí và sâu sắc. Trên con đường gian nan trau dồi học vấn của CN, đọc sách trong tình hình hiện nay vẫn là con đường quan trọng trong nhiều con đường khác.

? Theo TG, đọc sách là “hưởng thụ", là “chuẩn bị” trên con đường học vấn. Vậy, em đã “hưởng thụ” được gì từ việc đọc sách Ngữ văn để “chuẩn bị” cho học vấn của mình?

Dự kiến: Tri thức về TV, về vb giúp em có kĩ năng sd đúng và hay ngôn ngữ dân tộc trong nghe, đọc, nói và viết, kĩ năng đọc - hiểu các loại vb trong văn hoá đọc sau này của bản thân.

- Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.

*Gv: Song tg không tuyệt đối hoá, thần thánh hoá việc đọc sách. Ông đã chỉ ra việc hạn chế trong việc trau dồi học vấn trong đọc sách. Đó là những thiên hướng nào? Tác hại của chúng ra sao? Thì tiết sau chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp.

II. Tìm hiểu văn bản

1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách

- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn:

+ Mọi thành quả của nhân loại đều do sách vở ghi chép.

+ Sách là kho tàng quí báu…

+ Sách là cột mốc…

- H/a ẩn dụ thú vị; cách nói hình tg.

-> Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức; là sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới.

Muốn tiến lên trên con đường học vấn, không thể không đọc sách.

=>Ptích đúng đẵn , rõ ràng, xác thực.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phần 1 của vb để làm bài tập.

* Nhiệm vụ: HS viết đv

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Viết một đv trình bày suy nghĩ của em về vai trò của sách

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt>- GV hướng dẫn HS về nhà làm.

IV. Luyện tập:

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Hiện nay, trong thời đại kỹ thuật số con người có cần đến sách không? Vì sao?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ Trình bày cá nhân.

+ Dự kiến sp: Vẫn cần đọc sách vì trong sách có nhiều thông tin, kiến thức hữu ích,..

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Y/cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Tìm những câu nói nổi tiếng nói về sách và tầm quan trọng của việc đọc sách.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, mời các bạn bấm vào link dưới đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn Ngữ văn lớp 8 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/mau-giao-an-mon-ngu-van-lop-9-theo-cong-van-5512-205548?t=54

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
2 11.836
0 Bình luận
Sắp xếp theo