Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học lớp 5

Tải về

Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học lớp 5 là mẫu giáo viên phải lập và nộp lên hệ thống khi tham gia tập huấn module 5: Tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học học sinh tiểu học. Dưới đây là một số mẫu dành cho các lớp 5 mà chúng tôi sưu tầm được, mời các bạn tham khảo và tải về.

Nguồn chia sẻ: Thầy Mãi

Nộp kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học

KẾ HOẠCH TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC LỚP 5

(dành cho một nhóm học sinh có cùng vấn đề)

Xác định khó khăn của HS trong hoạt động dạy học/giáo dục

Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học/giáo dục

Hoạt động giáo dục/ Môn học

Khó khăn của học sinh

(Xác định rõ tên của khó khăn đó/ hoặc tên nhóm khó khăn đó trong hoạt động giáo dục/môn học)

Mục tiêu

(Xác định rõ kết quả kỳ vọng sau khi kết thúc chủ đề/ nội dung/hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho học sinh)

Nội dung tư vấn, hỗ trợ

(Cách thức tư vấn, hỗ trợ là thực hiện chủ đề độc lập hoặc 1 nội dung

được lồng ghép vào 1 hoạt động trong HDGD/môn học)

Thời gian

(Xác định thời gian bắt đầu và kết thúc)

Người thực hiện (Giáo viên bộ môn, Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn học sinh hoặc chuyên gia ...)

Phương tiện và điều kiện thực hiện

Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ (dự kiến cách thu thập thông tin để đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu)

Môn Toán – lớp 5

- Biểu hiện của khó khăn: HS thường xuyên không thực hiện được các bài tập cô giao.

- Nhóm khó khăn trong hoạt động học tập.

- 100 % học sinh thực hiện được các bài tập được giao.

- GV sẽ hỏi HS về lí do không thực hiện được các bài tập (do không hiểu bài, không biết làm, không muốn làm…). Đồng thời, GV cũng trao đổi với phụ huynh để biết được chính xác lí do mà HS không thực hiện được các bài tập. Liên hệ giáo viên ở lớp trước để tìm hiểu về năng lực học tập của em, tìm hiểu xem các em có thường xuyên không thực hiện bài tập đc giao hay không và đồng thời bổ sung những mảng kiến thức mà em bị hỏng.

- Nếu do HS không hiểu bài, không biết làm thì GV sẽ hướng dẫn lại cho HS đó; hoặc nếu do HS không muốn làm thì GV sẽ hỏi rõ về nguyên nhân để có biện pháp hỗ trợ HS kịp thời. Đồng thời giao bài tập vừa sức với học sinh; vừa dạy kiến thức mới, vừa ôn lại kiến thức cũ.

- Tuần 4 đến tuần 10.

- Giáo viên chủ nhiệm.

- Giáo viên bộ môn.

- Phụ huynh học sinh.

- Máy tính, máy chiếu.

- Bảng con.

- Phần thưởng (kẹo, bánh, đồ dùng học tập.

- Phiếu ôn tập cuối tuần.

- Nghiên cứu hồ sơ của học sinh khi học môn Toán/ quan sát biểu hiện của HS trong giờ học môn Toán/ Phân tích sản phẩm - bài làm môn Toán của HS.

- Kết quả thu được 100% học sinh cải thiện điểm số môn Toán sau tuần thứ 10.

Công tác chủ nhiệm lớp

- Bắt nạt kinh tế (bắt cống nạp vật chất; ngang nhiên lấy hoặc sử dụng đồ mà không được sự đồng ý của bạn.)

- Nhóm khó khăn trong giao tiếp.

- Học sinh nhận ra hành vi sai trái của mình.

- Nếu HS mới vi phạm lần đầu thì Gv có thế tìm hiểu nguyên nhân, gặp gỡ HS giúp HS nhận ra hành vi sai và khắc phục. Nếu HS vi phạm nhiều lần thì GV trao đổi với phụ huynh (đúng nội dung, đúng mức độ) để tìm hướng khắc phục.

- GV có thể sử dụng phương pháp kể chuyện:thông qua nội dung câu chuyện và cách thức kể chuyện của GV sẽ hình thành và phát triển được những cảm xúc tích cực và niềm tin đúng đắn ở HS. Giúp HS học được cách thức giải quyết tích cực, phân tích, đánh giá, liên hệ và rút ra bài học bổ ích cho HS

- Sau khi HS sửa sai, GV biểu dương.

- 2 tuần đến 1 tháng

- Thời gian tuỳ theo mức độ vi phạm của HS

- GVCN

- PHHS

- Tổng phụ trách

- Phần thưởng (kẹo, bánh, đồ dùng học tập.

- Đánh giá sự thay đổi của Hs qua giao tiếp với bạn bè sau mỗi tuần.

- Kết quả thu được học sinh nhận ra hành vi sai trái của mình.

Hoạt động trải nghiệm

- Chưa biết cách đánh giá được điểm mạnh và hạn chế của bản thân; còn rụt rè, e ngại hoặc thể hiện mình thái quá trong giao tiếp với giáo viên và các bạn.

- Nhóm khó khăn trong phát triển bản thân.

- 100% Học sinh mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến, suy nghĩ riêng của mình.

- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, nâng cao giá trị và kĩ năng sống cho học sinh: kĩ năng nhận thức bản thân, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng kiểm soát cảm xúc; giá trị trách nhiệm, giá trị yêu thương.

- Khuyến khích động viên các em tham gia các câu lạc bộ, nhóm năng khiếu,…

- 1 học kì

- GVCN

- GVBM

- TPT

- PHHS

- Bạn bè

- Hoạt động của các CLB, các đội nhóm

- CSVC (dụng cụ TDTT, cọ, giấy, màu, đàn,..)

- Phần thưởng (kẹo, bánh, đồ dùng học tập).

- Thu thập thông qua quan sát; căn cứ vào kết quả đánh giá của các lực lượng hỗ trợ.

- Kết quả thu được 100% Học sinh mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến, suy nghĩ riêng của mình.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
2 10.565
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm