Kế hoạch giáo dục Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều

Kế hoạch dạy học Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều 2023-2024 - Dưới đây là phân phối chương trình môn Khoa học tự nhiên 8 bộ sách Cánh Diều giúp các thầy cô nắm được nội dung của các tiết học Khoa học tự nhiên 8 đầy đủ cả năm học. Với mẫu kế hoạch dạy học Khoa học tự nhiên 8 bộ Cánh Diều file word dưới đây, các thầy cô có thể dễ dàng điều chỉnh lại sao cho phù hợp với nội dung dạy học tại địa phương cũng như lên kế hoạch cho việc soạn giáo án mới.

Kế hoạch giáo dục Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều

STT

Thiết bị dạy học

Số lượng

Các bài thí nghiệm/thực hành

Ghi chú

1

- Dụng cụ: cốc thủy tinh, phễu thủy tinh, ống đong hình trụ, ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút hóa chất, thiết bị điện, ampe kế, vôn kế

- Hóa chất: Một số lọ hóa chất.

- SGK, tranh, ảnh, video, tivi

04

PHẦN MỞ ĐẦU: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn khoa học tự nhiên 8

2

- Bộ thí nghiệm tìm hiểu và phân biệt sự biến đổi vật lý, biến đổi hoá học của chất

04

Bài 1: Biến đổi vật lý và biến đổi hoá học

3

- Bộ thí nghiệm phân huỷ đường

- Bộ thí nghiệm tìm hiểu phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt

04

Bài 2: Phản ứng hoá học và năng lượng của phản ứng hoá học

4

- Bộ thí nghiệm chứng minh định luật bảo toàn khối lượng

01

Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học

5

- Máy tính, tivi.

01

Bài 4. Mol và tỉ khối chất khí

Bài 5. Tính theo phương trình hoá học

- Máy tính, tivi.

01

6

- Bộ thí nghiệm pha dung dịch đường theo nồng độ cho sẵn

- Bảng tính tan của một số hợp chất vô cơ

04

Bài 6. Nồng độ dung dịch

7

- Bộ thí nghiệm tìm hiểu tốc độ của phản ứng hoá học

- Bộ thí nghiệm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hoá học

04

Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

8

Máy tính, tivi

02

Bài tập chủ đề 1

9

- Bộ thí nghiệm tìm hiểu tính chất của acid (tác dụng với chỉ thị màu, kim loại)

04

Bài 8. Acid

10

- Bộ thí nghiệm tìm hiểu tính chất của base (tác dụng với chỉ thị màu, acid)

04

Bài 9. Base.

11

- Bộ thí nghiệm xác định pH của một số dung dịch

- Máy tính, tivi.

04

Bài 10: Thang pH

12

- Máy tính, tivi.

01

Ôn tập giữa HK I

13

Đề kiểm tra, ma trận, đáp án, biểu điểm

01

Kiểm tra giữa HK I

14

- Bộ thí nghiệm tìm hiểu tính chất của oxide (oxide base và acid, oxide acid với dung dịch base)

04

Bài 11: Oxide

15

Bộ thí nghiệm tìm hiểu tính chất của muối (tác dụng với kim loại, acid, base, muối)

04

Bài 12. Muối

16

- Mẫu các sản phẩm phân bón.

- Máy tính, tivi.

04

Bài 13. Phân bón hoá học

17

- Máy tính, tivi.

04

Bài tập chủ đề 2

18

- Bộ thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một lượng chất lỏng, một khối hộp và một vật có hình dạng bất kỳ

04

Bài 14. Khối lượng riêng

19

- Bộ thí nghiệm khảo sát tác dụng của chất lỏng lên các vật đặt trong nó.

- Bộ thí nghiệm tìm hiểu độ lớn của lực đẩy archimedes

- Máy tính, tivi.

04

Bài 15. Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó

20

- Bộ thí nghiệm tìm hiểu sự phụ thuộc của áp suất vảo độ lớn của lực và diện tích mặt bị ép.

- Máy tính, tivi.

04

Bài 16. Áp suất

21

- Bộ thí nghiệm tìm hiểu sự phụ thuộc của áp suất vảo độ lớn của lực và diện tích mặt bị ép.

- Bộ thí nghiệm chứng tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương

04

Bài 17. Áp suất chất lỏng và chất khí

22

- Máy tính, tivi.

01

Bài tập chủ đề 3

23

- Máy tính, tivi.

- Bộ thí nghiệm mô tả tác dụng làm quay của lực

04

Bài 18. Lực có thể làm quay vật

24

- Máy tính, tivi.

01

Bài 19. Đòn bẩy

25

- Máy tính, tivi.

Bài tập chủ đề 4

26

- Bộ thí nghiệm làm vật nhiễm điện bằng cọ xát: Giá thí nghiệm; đũa thủy tinh.

- Máy tính, tivi.

04

Bài 20: Sự nhiễm điện

27

- Máy tính, tivi.

01

ÔN TẬP CUỐI KÌ I

28

Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.

01

KIỂM TRA CUỐI KÌ I

29

- Bộ thiết bị lắp mạch điện: Nguồn điện 3V; bóng đèn pin 2,5V; dây nối; công tắc; dây nhôm; đồng; nhựa.

04

Bài 21. Mạch điện

30

- Bộ thí nghiệm minh hoạ tác dụng phát sáng, tác dụng nhiệt, tác dụng hoá - sinh của dòng điện

04

Bài 22. Tác dụng của dòng điện

31

- Bộ thí nghiệm tìm hiểu về vai trò của ampe kế, vôn kế: Nguồn điện (pin) 1,5V, 3V, 4,5V, biến trở, ampe kế, vôn kế; bóng đèn 1,5V; công tắc; dây nối.

04

Bài 23. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

32

- Máy tính, tivi.

01

Bài tập chủ đề 5

33

- Bộ thí nghiệm tìm hiểu về vai trò của ampe kế, vôn kế

- Máy tính, tivi.

04

Bài 24. Năng lượng nhiệt

34

- Bộ thí nghiệm tìm hiểu tính dẫn nhiệt của vật

- Máy tính, tivi.

04

Bài 25. Truyền năng lượng nhiệt

35

- Bộ thí nghiệm tìm hiểu sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí

04

Bài 26. Sự nở vì nhiệt

36

- Máy tính, tivi.

01

Bài tập chủ đề 6

37

- Máy tính, tivi.

01

Bài 27. Khái quát về cơ thể người

38

- Bộ thí nghiệm tìm hiểu thành phần hoá học của xương

- Bộ sơ cứu băng bó cố định xương

04

Bài 28. Hệ vận động ở người

39

- Máy tính, tivi.

01

Bài 29. Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người

40

- Máy tính, tivi.

01

Bài 30. Máu và hệ tuần hoàn ở người

41

- Bộ sơ cứu cầm máu, Máy đo huyết áp điện tử cánh tay

04

Bài 31. Thực hành về máu và hệ tuần hoàn

42

- Máy tính, tivi.

01

ÔN TẬP GIỮA KÌ II

43

Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.

01

KIỂM TRA GIỮA KÌ II

44

- Máy tính, tivi.

01

Bài 32. Hệ hô hấp ở người

45

- Máy tính, tivi.

01

Bài 33. Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

46

- Máy tính, tivi.

01

Bài 34. Hệ thần kinh và các giác quan ở người

47

- Máy tính, tivi.

01

Bài 35. Hệ nội tiết ở người

48

- Máy tính, tivi.

- Nhiệt kế đo thân nhiệt

04

Bài 36. Da và điều hoà thân nhiệt ở người

49

- Máy tính, tivi.

01

Bài 37. Sinh sản ở người

50

- Máy tính, tivi.

01

Bài tập chủ đề 7

51

- SGK, Phiếu học tập, tranh ảnh, video, tivi

04

Bài 38. Môi trường và các nhân tố sinh thái

52

- SGK, Phiếu học tập, tranh ảnh, video, tivi

04

Bài 39. Quần thể sinh vật

53

- SGK, Phiếu học tập, tranh ảnh, video, tivi

04

Bài 40. Quần xã sinh vật

54

- SGK, Phiếu học tập, tranh ảnh, video, tivi

04

Bài 41. Hệ sinh thái

55

- SGK, Phiếu học tập, tranh ảnh, video, tivi

04

Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

56

- SGK, Phiếu học tập, tranh ảnh, video, tivi

04

Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học

57

- SGK, Phiếu học tập, tranh ảnh, video, tivi

04

Bài tập chủ đề 8, 9

58

- Máy tính, tivi.

01

ÔN TẬP CUỐI KÌ II

59

Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.

01

ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II

PPCT Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều - mẫu 1

1.1 Phân môn Hóa.

STT

Bài học

Số tiết

Yêu cầu cần đạt

Thay đổi/ điều chỉnh

HỌC KÌ I

Mở đầu (3 tiết)

1, 2

Bài 1: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn khoa học tự nhiên 8

02

- Nhận biết được một số dụng cụ và hóa chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8.

- Nêu được quy tắc sử dụng hóa chất an toàn (chủ yếu là những hóa chất được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8).

- Nhận biết được các thiết bị điện trong môn Khoa học tự nhiên 8 và trình bày được cách sử dụng điện an toàn.

Chủ đề 1 - PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

(22 tiết)

3, 4

Bài 1. Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học.

2

- Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến đổi hóa học.

- Phân biệt được sự biến đổi vật lí, biến đổi hóa học. Đưa ra được ví dụ về sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hóa học.

- Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hóa học.

5, 6, 7

Bài 2. Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học.

3

- Nêu được khái niệm phản ứng hóa học, chất đầu và sản phẩm.

- Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm.

- Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra.

- Nêu được khái niệm và đưa ra được ví dụ minh họa về phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt.

- Trình bày được các ứng dụng phổ biến của phản ứng tỏa nhiệt (đốt cháy than, xăng, dầu).

8, 9, 10,

11

Bài 3. Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hoá học.

4

- Tiến hành được thí nghiệm để chứng minh: Trong phản ứng hóa học, khối lượng được bảo toàn.

- Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng.

- Nêu được khái niệm phương trình hóa học và các bước lập phương trình hóa học.

- Trình bày được ý nghĩa của phương trình hóa học.

- Lập được sơ đồ phản ứng hóa học dạng chữ và phương trình hóa học (dùng công thức hóa học) của một số phản ứng hóa học cụ thể.

12, 13

Bài 4. Mol và tỉ khối của chất khí.

2

- Nêu được khái niệm về mol (nguyên tử, phân tử).

- Tính được khối lượng mol; chuyển đổi được giữa số mol và khối lượng.

- Nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí.

- So sánh được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào công thức tính tỉ khối.

- Nêu được khái niệm thể tích mol của chất khí ở áp suất 1bar và 25 độ C (điều kiện chuẩn).

- Sử dụng được công thức chuyển đổi giữa số mol và thể tích chất khí ở điều kiện chuẩn.

14, 15, 16

Bài 5. Tính theo phương trình hoá học.

4

- Tính được lượng chất trong phương trình hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện chuẩn.

- Nêu được khái niệm hiệu suất phản ứng và tính được hiệu suất của một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lý thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế.

17,18

Kiểm tra giữa HK I

19

Bài 5. Tính theo phương trình hoá học.

4

- Tính được lượng chất trong phương trình hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện chuẩn.

- Nêu được khái niệm hiệu suất phản ứng và tính được hiệu suất của một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lý thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế.

20, 21, 22

Bài 6. Nồng độ dung dịch.

3

- Nêu được dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của các chất tan trong nhau.

- Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ phần trăm, nồng độ mol.

- Tính được độ tan, nồng độ phần trăm, nồng độ mol theo công thức.

- Tiến hành được thí nghiệm pha một dung dịch theo một nồng độ cho trước.

23, 24, 25

Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

3

- Nêu được khái niệm về tốc độ phản ứng.

- Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và nêu được một số ứng dụng thực tế.

- Tiến hành được thí nghiệm và quan sát thực tiễn.

+ So sánh được tốc độ của một số phản ứng hóa học

+ Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng

+ Nêu được khái niệm về chất xúc tác.

26

Ôn tập chủ đề 1

1

Các yêu cầu cần đạt chủ đề 1

Chủ đề 2 - MỘT SỐ CHẤT THÔNG DỤNG

(11 tiết)

27, 28, 29

Bài 8. Acid

3

- Nêu được khái niệm acid

- Tiến hành được thí nghiệm của hydrochloric acid (làm đổi màu chất chỉ thị; phản ứng với kim loại), nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (Viết phương trình hóa học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid.

- Trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng

30, 31, 32

Bài 9. Base.

3

- Nêu được khái niệm base

- Nêu được kiềm là các hydroxide tan tốt trong nước.

- Tiến hành được thí nghiệm của base là làm đổi màu chất chỉ thị; phản ứng với acid tạo muối, nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (Viết phương trình hóa học) và rút ra nhận xét về tính chất của base.

- Tra được bảng tính tan để biết một số hydroxide cụ thể thuộc loại kiềm hay base không tan.

33, 34

Bài 10. Thang pH

2

- Nêu được thang pH, sử dụng pH để đánh giá độ acid-base của dung dịch.

- Tiến hành được một số thí nghiệm đo pH một số loại thực phẩm.

- Liên hệ được pH trong dạ dày, trong máu, trong nước mưa, đất.

35, 36, 37

Bài 11. Oxide

3

- Nêu được khái niệm oxide

- Viết được PTHH tạo oxide từ kim loại/phi kim với oxygen

- Phân loại được oxide theo khả năng phản ứng với acid/base

- Tiến hành được thí nghiệm của oxide kim loại phản ứng với acid;oxide phi kim phản ứng với base; nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (Viết phương trình hóa học) và rút ra nhận xét về tính chất của oxide.

Chủ đề 2 - MỘT SỐ CHẤT THÔNG DỤNG (Tiếp theo)

(10 tiết)

38, 39, 40, 41, 42, 43

Bài 12. Muối

6

- Nêu được khái niệm về muối

- Chỉ ra được một số muối tan và không tan từ bảng tính tan.

- Trình bày được một số phương pháp điều chế muối.

- Đọc được tên một số muối thông dụng

- Tiến hành được thí nghiệm của muối phản ứng với acid; với base; với kim loại; với muối; nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (Viết phương trình hóa học) và rút ra nhận xét về tính chất của muối.

- Trình bày được mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối; rút ra được kết luận về tính chất hóa học của acid, base, oxide

44, 45, 46

Bài 13. Phân bón hoá học

3

- Trình bày được vai trò của phân bón đối với cây trồng.

- Nêu được thành phần và tác dụng cơ bản của một số loại phân bón hóa học đối với cây trồng.

- Trình bày được ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hóa học (không đúng cách, không đúng liều lượng) đến môi trường của đất, nước và sức khỏe của con người.

- Đề xuất được biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của phân bón.

47

Ôn tập chủ đề 2

1

Các yêu cầu cần đạt chủ đề 2

1.2 Phân môn Lí.

Cả năm: 35 tuần ( 46 tiết)

Học kì I: 18 tuần ( 24 tiết)

Học kì II: 17 tuần ( 22 tiết)

STT

Bài học

Số tiết

Yêu cầu cần đạt

Thay đổi/ điều chỉnh

HỌC KÌ I

Chủ đề 3 - KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

(12 tiết)

1-2

Bài 14. Khối lượng riêng

2

- Nêu được định nghĩa khối lượng riêng, xác định được khối lượng riêng qua khối lượng và thể tích tương ứng, khối lượng riêng = khối lượng/thể tích.

- Liệt kê được một số đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng.

- Thực hiện được TN để xác định được KLR của một khối hộp chữ nhật, của một vật có hình dnagj bất kì, của một lượng chất lỏng.

3-4

Bài 15. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng trong nó.

2

- Thực hiện thí nghiệm khảo sát tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong chất lỏng, rút ra được: Điều kiện định tính về vật nổi, vật chìm; định luật Archimedes (Acsimet).

5-7

Bài 16. Áp suất

3

- Dùng dụng cụ thực hành, khẳng định được: áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt, áp suất = áp lực/diện tích bề mặt.

- Liệt kê được một số đơn vị đo áp suất thông dụng.

- Thảo luận được công dụng của việc tăng, giảm áp suất qua một số hiện tượng thực tế.

8-11

Bài 17. Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí

4

- Nêu được: Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng; lấy được ví dụ minh hoạ.

- Thực hiện được thí nghiệm để chứng tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương.

- Mô tả được sự tạo thành tiếng động trong tai khi tai chịu sự thay đổi áp suất đột ngột.

- Giải thích được một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống (ví dụ như: giác mút, bình xịt, tàu đệm khí).

12

Ôn tập chủ đề 3

1

Các yêu cầu cần đạt chủ đề 3

Chủ đề 4 - TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC

9 tiết

13-16

Bài 18. Lực có thể làm quay vật

4

- Thực hiện thí nghiệm để mô tả được tác dụng làm quay của lực.

- Nêu được: tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng moment lực.

17 - 18

Bài 19. Đòn bẩy

2

- Dùng dụng cụ đơn giản, minh họa được đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực.

- Lấy được ví dụ về một số loại đòn bẩy khác nhau trong thực tiễn.

- Sử dụng kiến thức, kĩ năng về đòn bẩy để giải quyết được một số vấn đề thực tiễn.

19

Ôn tập chủ đề 4

1

Các yêu cầu cần đạt bài 18

20

ÔN TẬP HỌC KÌ I

1

Các yêu cầu cần đạt chủ đề 1, 3,4, 8

21-22

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

2

Các yêu cầu cần đạt chủ đề 1, 3,4, 8

23 - 24

Bài 19. Đòn bẩy

2

- Dùng dụng cụ đơn giản, minh họa được đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực.

- Lấy được ví dụ về một số loại đòn bẩy khác nhau trong thực tiễn.

- Sử dụng kiến thức, kĩ năng về đòn bẩy để giải quyết được một số vấn đề thực tiễn.

HỌC KÌ II

25

Bài 19. Đòn bẩy

1

- Dùng dụng cụ đơn giản, minh họa được đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực.

- Lấy được ví dụ về một số loại đòn bẩy khác nhau trong thực tiễn.

- Sử dụng kiến thức, kĩ năng về đòn bẩy để giải quyết được một số vấn đề thực tiễn.

Chủ đề 5 - ĐIỆN

(12 tiết)

26-27

Bài 20. Sự nhiễm điện.

2

- Giải thích được sơ lược nguyên nhân một vật cách điện nhiễm điện do cọ xát.

- Giải thích được một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.

- Định nghĩa được dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.

-Phân loại được vật dẫn điện,vật không dẫn điện.

28-31

Bài 21. Mạch điện.

4

- Vẽ được sơ đồ mạch điện với kí hiệu mô tả: điện trở, biến trở, chuông, ampe kế (ammeter), vôn kế (voltmeter), đi ốt (diode) và đi ốt phát quang.

- Mắc được mạch điện đơn giản với: pin, công tắc, dây nối, bóng đèn.

- Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì, rơ le (relay), cầu dao tự động, chuông điện.

32-34

Bài 22. Tác dụng của dòng điện

3

- Nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện và liệt kê được một số nguồn điện thông dụng trong đời sống

- Thực hiện thí nghiệm để minh hoạ được các tác dụng cơ bản của dòng điện: nhiệt, phát sáng, hoá học, sinh lí.

35 – 36

Bài 23. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

2

- Thực hiện thí nghiệm để nêu được số chỉ của ampe kế là giá trị của cường độ dòng điện.

- Thực hiện thí nghiệm để nêu được khả năng sinh ra dòng điện của pin (hay ắc quy) được đo bằng hiệu điện thế (còn gọi là điện áp) giữa hai cực của nó.

- Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện và đơn vị đo hiệu điện thế.

- Đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế bằng dụng cụ thực hành.

37

Ôn tập chủ đề 5

1

Các yêu cầu cần đạt chủ đề 5

Chủ đề 6 - NHIỆT

(9 tiết)

38 – 39

Bài 24. Năng lượng nhiệt

2

- Nêu được khái niệm năng lượng nhiệt, khái niệm nội năng.

- Nêu được: Khi một vật được làm nóng, các phân tử của vật chuyển động nhanh hơn và nội năng của vật tăng.

- Đo được năng lượng nhiệt mà vật nhận được khi bị nung nóng.

40 - 42

Bài 25. Truyền năng lượng nhiệt

3

- Lấy được ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt và mô tả sơ lược được sự truyền năng lượng trong mỗi hiện tượng đó.

- Mô tả được sơ lược sự truyền năng lượng trong hiệu ứng nhà kính.

- Phân tích được một số ví dụ về công dụng của vật dẫn nhiệt tốt, công dụng của vật cách nhiệt tốt.

43 – 45

Bài 26. Sự nở vì nhiệt

3

- Thực hiện thí nghiệm để chứng tỏ được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Lấy được một số ví dụ về công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt.

- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt, giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực

tế.

46

Ôn tập chủ đề 6

1

Các yêu cầu cần đạt chủ đề 6

1.3 Phân môn Sinh.

Chủ đề 8 - SINH THÁI (13 tiết)

1-2

Bài 38. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

2

- Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật, phân biệt được 4 môi trường sống chủ yếu: môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và Môi trường sinh vật; lấy được ví dụ minh họa các môi trường sống của sinh vật

- Nêu được khái niệm nhân tố sinh thái phân biệt được nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh

- Lấy được ví dụ minh họa các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật

- Trình bày được sơ lược khái niệm về giới hạn sinh thái và lấy được ví dụ minh họa

3-4

Bài 39. Quần thể sinh vật

2

- Phát biểu được khái niệm về quần thể sinh vật

- Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần thể lấy được ví dụ minh họa

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ quần thể

5-7

Bài 40. Quần xã sinh vật

3

- Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật

- Nêu được một số đặc điểm cơ bản của quần xã đặc điểm về độ đa dạng, số lượng loài và số cá thể của mỗi loài; đặc điểm về thành phần loài (loài ưu thế và loài đặc trưng)

- Lấy được ví dụ minh họa nêu được một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã

8-10

Bài 41. Hệ sinh thái

3

- Phát biểu được khái niệm hệ sinh thái, lấy được ví dụ về các kiểu hệ sinh thái (hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái nước ngọt)

- Nêu được khái niệm chuỗi và lưới thức ăn, Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, tháp sinh thái

- Lấy được ví dụ chuỗi thức ăn, lưới thức ăn trong quần xã

- Quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn các chất trong hệ sinh thái, trình bày được khái quát quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái

- Nêu được tầm quan trọng của việc bảo vệ một số hệ sinh thái điển hình của Việt Nam (các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển và ven biển, các hệ sinh thái nông nghiệp

- Thực hành điều tra được thành phần quần xã sinh vật trong một hệ sinh thái

11-13

Bài 42. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

3

- Nêu được khái niệm cân bằng tự nhiên, trình bày được các nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên và phân tích được một số biện pháp bảo vệ duy trì cân bằng tự nhiên

- Trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ động vật hoang dã nhất là những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ Theo công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)

- Trình bày được tác động của con người đối với môi trường qua các thời kỳ phát triển của xã hội, tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên, vai trò của con người trong bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên

- Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường. Trình bày được cơ sơ lược về một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường

- Nêu được khái niệm khái quát về biến đổi khí hậu và một số biện pháp chủ yếu nhằm thích ứng biến đổi khí hậu

- Điều tra được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương

Chủ đề 9: SINH QUYỂN (1 tiết)

14

Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học

1

- Nêu được khái niệm sinh quyển

- Nêu được đặc điểm chính của các khu sinh học

15

Ôn tập chủ đề 8, 9

1

Các yêu cầu cần đạt chủ đề 8, 9

Chủ đề 7 - SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI (12 tiết)

16

Bài 27. Khái quát về cơ thể người

1

- Nêu được tên và vai trò chính của các cơ quan hệ cơ quan trong cơ thể

17-19

Bài 28. Hệ vận động ở người

3

- Nêu được chức năng của hệ vận động ở người

- Mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động

- Vận dụng hiểu biết về lực và thành phần hóa học của Xương để giải thích sự co cơ khả năng chịu tải của xương

- Liên hệ được kiến thức đòn bẩy vào hệ vận động

- Nêu được ý nghĩa của luyện tập thể dục thể thao và chọn được phương pháp luyện tập thể thao phù hợp

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ các cơ quan của hệ vận động và cách phòng chống bệnh tật liên quan đến hệ vận động tác hại của bệnh loãng xương

- Tìm hiểu được tình hình mắc bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư

- Thực hành thực hiện được sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương

20-23

Bài 29. Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người

4

- Nêu được khái niệm dinh dưỡng và các chất dinh dưỡng mối quan hệ giữa dinh dưỡng và tiêu hóa

- Đọc và hiểu được ý nghĩa của các thông tin ghi trên nhãn hiệu bao bì thực phẩm và biết cách sử dụng thực phẩm đó một cách phù hợp

- Phân tích được các nguyên tắc lập khẩu phần, xây dựng được chế độ dinh dưỡng cho bản thân và những người trong gia đình

- Kể tên và nêu được chức năng của từng cơ quan trong hệ tiêu hóa, phân tích được sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tiêu hóa

- Nêu được một số bệnh về đường tiêu hóa và biện pháp để phòng chống các bệnh về tiêu hóa

- Trình bày được một số vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm đề xuất được các biện pháp lựa chọn bảo quản chế biến và chế độ ăn uống an toàn

- Thực hiện được một dự án liên quan đến tiêu hóa và dinh dưỡng

24-26

Bài 30. Máu và hệ tuần hoàn ở người

3

- Nêu được chức năng của máu, các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần

- Nêu được khái niệm miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể

- Trình bày được cơ chế miễn dịch trong cơ thể, giải thích được cơ chế phòng bệnh và cơ sở của tiêm vắc xin phòng bệnh

- Nêu được khái niệm nhóm máu, phân tích được vai trò của việc hiểu biết về nhóm máu trong thực tiễn

- Nêu được chức năng của hệ tuần hoàn, các chức năng của các cơ quan trong hệ tuần hoàn và sự phối hợp của các cơ quan thể hiện chức năng của hệ tuần hoàn

- Nêu được một số bệnh về máu, tim mạch và cách phòng chống các bệnh đó

- Vận dụng hiểu biết về máu và tuần hoàn để bảo vệ bản thân và gia đình

- Thực hiện được dự án, bài tập điều tra phong trào Hiến máu nhân đạo, tỷ lệ người bị bệnh huyết áp cao ở địa phương

27-28

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

2

Các yêu cầu cần đạt chủ đề 2, 5, 7, 8, 9

29

Bài 31. Thực hành về máu và hệ tuần hoàn

1

- Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị chảy máu băng bó vết thương khi bị chảy nhiều máu

- Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị tai biến đột quỵ

- Thực hiện được các bước đo huyết áp

Chủ đề 7 - SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI (Tiếp theo) (16 tiết)

30-31

Bài 32. Hệ hô hấp ở người

2

- Nêu được các chức năng của hệ hô hấp. Kể tên nêu được chức năng và sự phối hợp của các cơ quan của hệ hô hấp

- Nêu được một số bệnh về hô hấp và cách phòng chống từ đó vận dụng trong bảo vệ bản thân và gia đình

- Trình bày được vai trò của việc chống ô nhiễm không khí liên quan đến các bệnh về hô hấp

- Tranh luận trong nhóm và đưa ra được các quan điểm Nên hay không nên hút thuốc lá và kinh doanh thuốc lá

- Thiết kế được áp phích tuyên truyền không hút thuốc lá điều tra được một số bệnh về đường hô hấp trong trường học hoặc địa phương, nêu được nguyên nhân và cách phòng tránh

- Thực hành: thực hiện được tình huống giả định hô hấp nhân tạo cấp cứu người đuối nước

32-34

Bài 33. Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

3

- Nêu được khái niệm môi trường trong cơ thể cân bằng môi trường trong và vai trò của sự duy trì ổn định môi trường trong cơ thể

- Đọc và hiểu được thông tin một số ví dụ cụ thể về kết quả xét nghiệm nồng độ đường và axit uric trong máu

- Nêu được chức năng của hệ bài tiết. Dựa vào hình ảnh hay mô hình, kể tên được các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu và các bộ phận chủ yếu của thận

- Trình bày được một số bệnh về hệ bài tiết cách phòng chống các bệnh đó. Vận dụng được hiểu biết về hệ bài tiết để bảo vệ sức khỏe

- Thực hiện được dự án bài tập điều tra về thận trong trường học hoặc tại địa phương

- Tìm hiểu được một số thành tựu ghép thận chạy thận nhân tạo

35-37

Bài 34. Hệ thần kinh và các giác quan ở người

3

- Nêu được chức năng của hệ thần kinh. Dựa vào hình ảnh kể tên được hai bộ phận của hệ thần kinh (trung ương và ngoại biên)

- Trình bày được một số bệnh về hệ thần kinh và cách phòng các bệnh đó

- Nêu được tác hại của các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh. Không sử dụng các chất gây nghiện và Tuyên truyền hiểu biết cho người khác

- Nêu được chức năng của giác quan nói chung và thị giác thính giác

- Kể tên được các bộ phận của mắt và sơ đồ đơn giản của quá trình thu nhận ánh sáng. Liên hệ được kiến thức truyền ánh sáng trong thu nhận ánh sáng ở mắt

- Kể tên được các bộ phận của tai ngoài, tai giữa, tai trong và sơ đồ đơn giản của quá trình thu nhận âm thanh; liên hệ được cơ chế truyền âm thanh trong thu nhận âm thanh ở tai

- Vận dụng được hiểu biết về các giác quan để bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình

- Trình bày được một số bệnh về thị giác thính giác và cách phòng chống các bệnh đó. Tìm hiểu được các bệnh và tật về mắt trong trường học tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ đôi mắt

38-39

Bài 35. Hệ nội tiết ở người

2

Nếu được tên và chức năng của các tuyến nội tiết nêu được một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết và cách phòng chống các bệnh đó vận dụng được hiểu biết của các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình tìm hiểu được các bệnh nội tiết ở địa phương

40-41

Bài 36. Da và điều hoà thân nhiệt ở người

2

- Nêu được cấu tạo sơ lược và chức năng của da vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt

- Nêu được khái niệm thân nhiệt, thực hành được cách đo thân nhiệt và nêu được ý nghĩa của việc đo thân nhiệt

- Nêu được vai trò và cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định ở người

- Trình bày được một số phương pháp chống nóng, chống lạnh cho cơ thể nêu được một số biện pháp chống cảm nóng, cảm lạnh

- Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu khi bị cảm nóng hoặc cảm lạnh

- Trình bày được một số bệnh về da và vận dụng được hiểu biết về da để chăm sóc bảo vệ làm đẹp da an toàn

- Tìm hiểu được các bệnh về da trong trường học khu dân cư hoặc một số thành tựu ghép da trong y học

42

Ôn tập chủ đề 7

1

Các yêu cầu cần đạt chủ đề 7

43

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II

1

Các yêu cầu cần đạt chủ đề 2,5,6,7

44-45

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

2

Các yêu cầu cần đạt chủ đề 2,5,6,7

46-47

Bài 37. Sinh sản ở người

2

- Nêu được chức năng của hệ sinh dục

- Kể tên được các cơ quan và trình bày và chức năng của các cơ quan sinh dục nam và nữ

- Nêu được khái niệm thụ tinh, thụ thai, hiện tượng kinh nguyệt, cách tránh thai

- Kể tên được một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục và trình bày được cách phòng chống các bệnh đó

- Nêu được ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên

- Vận dụng được hiểu biết về sinh sản để bảo vệ sức khỏe bản thân

- Điều tra được sự hiểu biết của học sinh trong trường về sức khỏe sinh sản vị thành niên

PPCT Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều - mẫu 2

STT

Tên chủ đề

Tên bài học

Số tiết

Tiết theo PPCT

HỌC KÌ I

1

Mở mở đầu

(3 tiết)

Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn khoa học tự nhiên 8

3

1, 2, 3

2

Chủ đề 1 - PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

(22 tiết)

Bài 1. Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học.

2

4, 5

3

Bài 2. Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học.

3

6, 7, 8

4

Bài 3. Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hoá học.

4

9, 10,

11, 12

5

Bài 4. Mol và tỉ khối của chất khí.

2

13, 14

6

Bài 5. Tính theo phương trình hoá học.

4

15, 16,

17, 18

7

Bài 6. Nồng độ dung dịch.

3

19, 20, 21

8

Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

3

22, 23, 24

9

Ôn tập chủ đề 1

1

25

10

Chủ đề 2 - MỘT SỐ CHẤT THÔNG DỤNG

(11 tiết)

Bài 8. Acid

3

26, 27, 28

11

Bài 9. Base.

3

29, 30, 31

12

Bài 10 . Thang pH

2

32, 33

13

Bài 1 1 . Oxide

3

34, 35, 36

14

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

2

37, 38

15

Chủ đề 2 - MỘT SỐ CHẤT THÔNG DỤNG

(Tiếp theo)

(10 tiết)

Bài 1 2 . Muối

6

39, 40, 41, 42, 43, 44

16

Bài 1 3 . Phân bón hoá học

3

45, 46, 47

17

Ôn tập chủ đề 2

1

48

18

Chủ đề 3 - KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

(12 tiết)

Bài 14. Khối lượng riêng

2

49, 50

19

Bài 15. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng trong nó.

2

51, 52

20

Bài 16. Áp suất

3

53, 54, 55

21

Bài 17. Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí

4

56, 57,

58, 59

22

Ôn tập chủ đề 3

1

60

23

Chủ đề 4 - TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC

9 tiết

Bài 18. Lực có thể làm quay vật

4

61, 62,

63, 64

24

Bài 19. Đòn bẩy

4

65, 66,

67, 68

25

Ôn tập chủ đề 4

1

69

26

ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

1

70

27

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

2

71, 72

HỌC KÌ II

28

Chủ đề 5 - ĐIỆN

(12 tiết)

Bài 20. Sự nhiễm điện.

2

73, 74

29

Bài 21. Mạch điện.

4

75, 76,

77, 78

30

Bài 22. Tác dụng của dòng điện

3

79, 80, 81

31

Bài 23. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

2

82, 83

32

Ôn tập chủ đề 4 + 5

1

84

33

Chủ đề 6 - NHIỆT

(9 tiết)

Bài 24. Năng lượng nhiệt

2

85, 86

34

Bài 25. Truyền năng lượng nhiệt

3

87, 88, 89

35

Bài 26. Sự nở vì nhiệt

3

90, 91, 92

36

Ôn tập chủ đề 6

1

93

37

Chủ đề 7 - SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

(12 tiết)

Bài 27. Khái quát về cơ thể người

1

94

38

Bài 28. Hệ vận động ở người

3

95, 96, 97

39

Bài 29. Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người

4

98, 99, 100, 101

40

Bài 30. Máu và hệ tuần hoàn ở người

3

102, 103, 104

41

Bài 31. Thực hành về máu và hệ tuần hoàn

1

105

42

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

2

106, 107

43

Chủ đề 7 - SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

(Tiếp theo)

(16 tiết)

Bài 32. Hệ hô hấp ở người

3

108, 109, 110

44

Bài 33. Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

3

111, 112, 113

45

Bài 34. Hệ thần kinh và các giác quan ở người

3

114, 115, 116

46

Bài 35. Hệ nội tiết ở người

2

117, 118

47

Bài 36. Da và điều hoà thân nhiệt ở người

2

119, 120

48

Bài 37. Sinh sản ở người

2

121, 122

49

Ôn tập chủ đề 7

1

123

50

Chủ đề 8 - SINH THÁI

(14 tiết )

Bài 38. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

2

124, 125

51

Bài 39. Quần thể sinh vật

2

126, 127

52

Bài 40. Quần xã sinh vật

3

128, 129, 130

53

Bài 41. Hệ sinh thái

3

131, 132, 133

54

Bài 42. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

3

134, 135, 136

55

Ôn tập chủ đề 8

1

137

56

ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

1

138

57

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

2

139, 140

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 3.323
0 Bình luận
Sắp xếp theo