Gợi ý học tập môn Giáo dục thể chất mô đun 3 Tiểu học

Tải về

Gợi ý đáp án Mô đun 3 môn Giáo dục thể chất Tiểu học sẽ giúp giáo viên nắm được các phương pháp học tập và hoàn thành bài tập trắc nghiệm và tự luận trong tập huấn mô đun 3. Mời các thầy cô tham khảo.

Gợi ý học tập môn Giáo dục thể chất module 3 được thầy cô gửi đến chia sẻ miễn phí cùng đồng nghiệp những nội dung chung nhất. Nội dung trả lời mang tính chất tham khảo, các bạn chỉ nên đọc để lấy ý tưởng làm bài, phù hợp với kiến thức, môi trường dạy và học cá nhân.

Đáp án tham khảo Mô đun 3 môn GDTC

1. Trả lời câu hỏi

Mời thầy/cô hãy liệt kê 03 nội dung trong Mô đun 3.0 – Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực mà thầy/cô thấy là quan trọng nhất đối với việc kiểm tra, đánh giá môn giáo dục thể chất.

TL:

1. Hiểu rõ khung năng lực của môn học

2. Hiểu rõ và có năng lực xác định các biểu hiện hành vi của các phẩm chất chung, thể hiện của các cặp năng lực chung của chương trình môn học.

3. Phân tích được ưu nhược điểm và thiết kế được nội dung kiểm tra đánh giá phù hợp với nội dung yêu cầu và kiến thức cần đạt

2. Trả lời câu hỏi

Sau khi hoàn thành Mô đun 3.0, thầy/cô mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề gì để nâng cao năng lực kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực? Hãy liệt kê ít nhất 3 vấn đề thầy/cô muốn tìm hiểu thêm.

TL: Các phương pháp kiểm tra đánh giá được áp dụng thực tế trong giờ học.

3. Trả lời câu hỏi

Dựa trên những hiểu biết của thầy/cô và việc tìm hiểu ví dụ về công cụ, kĩ thuật quan sát, thầy/cô hãy thiết kế một phiếu quan sát cho một nội dung dạy học của môn Giáo dục thể chất. Hãy chia sẻ ý tưởng của mình cùng đồng nghiệp trên cả nước.

TL: PHIẾU QUAN SÁT

HỌC SINH

BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN BÀI TẬP THỂ DỤC

Mức độ đánh giá:

Hoàn thành tốt (8 – 10 đ)

Hoàn thành (5 – 7 đ)

Chưa hoàn thành (<5đ)

Thực hiện cơ bản đúng Bài tập thể dục, biết được lỗi sai và cơ bản khắc phục được trong tập luyện.

Thực hiện được Bài tập thể dục, biết được lỗi sai trong tập luyện

Chưa thực hiện

Bài tập thể dục

Lưu ý́:

Căn cứ vào khả năng và thái độ tập luyện của học sinh để đánh giá mức độ cho phù hợp.

CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁP ÁN

1. Chăm sóc sức khỏe

1.1. Việc vệ sinh sân tập để làm gì?

A. Để vừa lòng cô giáo

B. Sân tập sạch sẽ, thoáng mát, không ảnh hưởng tới tập luyện

C. Để có hoạt động

D. Cha mẹ vui lòng

Đáp án: B

1.2. Khi vệ sinh sân tập, em và các bạn cần chú ý gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe?

A. Đội mũ

B. Đeo khẩu trang

C. Mang theo cặp sách

D. Mang theo bình nước

Đáp án: B

1.3. Sau khi vệ sinh sân tập, em cần làm gì để đảm bảo sức khỏe?

A. Thả lỏng cho đỡ mỏi

B. Thả lỏng toàn thân

C. Tập động tác tay

D. Rửa tay bằng xà phòng

Đáp án: D

1.4. Để tập luyện có kết quả tốt, em cần phải chú ý gì?

A. Mặc trang phục gọn gàng

B. Ăn no

C. Uống nhiều nước

D. Phơi nắng trước khi tập

Đáp án: A

1.5. Sau khi tập luyện em cần làm gì để giữ gìn dụng cụ và đảm bảo vệ sinh?

A. Cùng các bạn vào lớp ngay

B. Để dụng cụ vào nơi qui định và rửa tay sạch sẽ

C. Chạy một vòng sân

D. Về nhà nghỉ ngơi

Đáp án: B

Giờ học môn Giáo dục thể chất thứ Hai tuần trước, bạn Dũng và bạn Tuấn trực nhật được cô giáo khen trước cả lớp và mong các bạn cần học tập.

1.6. Đến phiên trực nhật, em cùng học được từ bạn Cường và bạn Tuấn điều gì? Em hãy ghi ra phiếu 3 hoạt động mà em cho là cần thiết nhất.

1. ………………………………………………….

2. ………………………………………………….

3. ………………………………………………….

2. Vận động cơ bản

Quá trình sinh ra và lớn lên của con người cần có những hoạt động vận động có ý thức và đúng cách thì mới phát triển cơ thể toàn diện. muốn vậy các em phải có những bài tập giáo dục thể chất phù hợp.

Trong giờ học bài thể dục, bạn Nam tự động chạy ra ngoài để uống nước, thấy thế bạn Hải nhắc bạn Nam cần phải xin phép cô giáo.

2.1. Em thấy hành động của bạn Linh thế nào?

A. Nhắc bạn Nam tôn trọng cô giáo

B. Tôn trọng bạn Hải

C. Tôn trọng các bạn trong lớp

D. Tôn trọng bản thân mình

Đáp án: A

2.2. Nếu bạn B tỏ thái độ khó chịu, em phải làm gì?

A. Mách cô giáo

B. Nhẹ nhàng giải thích cho bạn hiểu

C. Tỏ thái độ khó chịu với bạn

D. Phê bình bạn trước lớp

Đáp án: B

2.3. Các tư thế vận động cơ bản bao gồm những động tác có liên quan đến:

  1. Đứng, đi, chạy, nhảy
  2. Ngồi xuống, đứng lên 30 lần
  3. Bò 100 mét
  4. Ngồi im lặng

Đáp án: A

2.4. Khẩu lệnh sau để tập động tác nào?

Thành 3 hàng ngang – tập hợp!”.

2.5. Em hãy thực hiện bài thể dục phát triển chung.

Đáp án:

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Thực hiện cơ bản đúng cả bài, biết được lỗi sai và cơ bản khắc phục được.

Thực hiện cơ bản đúng nửa bài, biết được lỗi sai

Chưa thực hiện được động tác nào.

2.6. Em hãy thực hành bài tập vận động phối hợp đầu, cổ.

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Thực hiện cơ bản đúng các động tác trong bài tập phối hợp đầu, cổ. Biết được lỗi sai và cơ bản khắc phục được

Thực hiện cơ bản đúng ít nhất một nửa các động tác trong bài tập, biết được lỗi sai

Chưa thực hiện được dưới một nửa động tác trong bài tập.

2.7. Khi luyện tập nhóm, em và các bạn sửa lỗi sai thế nào?

  1. Quát lên để cho bạn nhận ra
  2. Mách cô giáo
  3. Không hợp tác với bạn
  4. Nhận xét và cùng nhau sửa lỗi cho bạn

Đáp án: D

Môn thể thao tự chọn.

3.1. Tập môn thể thao yêu thích em thấy thế nào?

  1. Thích tập luyện
  2. Tập cho xong
  3. Không hào hứng
  4. Không muốn tập
  5. Đáp án:A

3.2. Sau khi tập thể dục, có nhiều bạn không rửa tay, hành động đó em thấy thế nào?

  1. Không sao
  2. Không đảm bảo vệ sinh
  3. Để giữ đôi tay cho các bạn
  4. cần được khen trước lớp

Đáp án: B

3.4. Hai tay đưa ra trước, bằng vai, bàn tay sấp là động tác gì?

  1. Vung tay ra trước
  2. Tiến lên phía trước
  3. Hai tay nâng hạ trước
  4. Hai tay ra trước

Đáp án: D

3.5. Con số trong trò chơi nhóm 3, nhóm 7 có liên quan đến môn học nào?

  1. Văn
  2. Mĩ thuật
  3. Âm nhạc
  4. Toán

Đáp án: D

3.6. Em hãy tập một động tác của môn thể thao mà em thấy thích, sau đó ghi chép lại cách tập theo ý hiểu của mình.

......................................................................................................................... ..........................................................................................................................

3.7. Em hãy thực hành động tác ném rổ bằng hai tay trước ngực

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Thực hiện cơ bản đúng động tác ném rổ bằng hai tay trước ngực, biết được lỗi sai và cơ bản khắc phục được.

Thực hiện được động tác ném rổ bằng hai tay trước ngực, biết được lỗi sai.

Chưa thực hiện được động tác.

3.8. Em hãy thực hành động tác đá bóng bằng mu bàn chân

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Thực hiện cơ bản đúng động tác đá bóng bằng mu bàn chân, biết được lỗi sai và cơ bản khắc phục được.

Thực hiện được động tác đá bóng bằng mu bàn chân, biết được lỗi sai.

Chưa thực hiện được động tác.

3.9. Em hãy thực hiện động tác ném rổ hàng ngày và cho biết: “Động tác bật với lên cao có tác dụng gì?”

  1. phát triển đôi chân
  2. Phát triển chiều cao
  3. Phát triển cho mắt
  4. Phát triển cho tay

Đáp án: B

Câu hỏi tương tác

1. Trả lời câu hỏi

Kĩ thuật then chốt của phương pháp vấn đáp là kĩ thuật đặt câu hỏi – đây vừa là một vấn đề khoa học, vừa là một nghệ thuật. Để học sinh phát huy được tính tích cực và trả lời đúng vào vấn đề thì giáo viên phải:

+ Chuẩn bị trước những câu hỏi sẽ đặt ra cho học sinh: xác định rõ mục đích, yêu cầu của vấn đáp, các câu hỏi cần tập trung vào những nội dung/những vấn đề quan trọng của bài học, làm đối tượng sẽ hỏi.

+ Đặt câu hỏi tốt: câu hỏi phải chính xác, sát trình độ học sinh, sát với mục tiêu, nội dung bài học, hình thức phải ngắn gọn dễ hiểu.

+ Sử dụng đa dạng các loại câu hỏi để thu thập thông tin.

+ Hướng dẫn học sinh trả lời tốt: bình tĩnh lắng nghe và theo dõi câu trả lời của học sinh, hướng dẫn tập thể nhận xét bổ sung rồi giáo viên mới tổng kết, chú ý động viên những em trả lời tốt và có cố gắng phát biểu, dù chưa đúng.

Việc làm chủ, thành thạo các kĩ thuật đặt câu hỏi đặc biệt có ích trong khi dạy học. Thầy cô hãy tạo lập một hệ thống câu hỏi để kiểm tra kiến thức của HS về chủ đề "Tư thế và kỹ năng vận động cơ bản"

TL:

Câu 1: Giờ học trước các con đã được học những nội dung gì?

Câu 2: Bài thể dục phát triển chung gồm mấy động tác?

Câu 3: Em hãy kể tên các động tác của bài thể dục phát triển chung?

Câu 4: Em hãy cho biết Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản ở lớp 1 gồm những động tác nào?

Câu 5: Em hãy nêu các thực hiện tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ?

Câu 6 : Các em cần vệ sinh sân tập sạch sẽ để làm gì?

Câu 7: Khi vệ sinh sân tập, em và các bạn cần làm gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe?

Câu 8: Sau khi tập luyện em cần làm gì để giữ gìn dụng cụ và đảm bảo vệ sinh?

Câu 9: Em hãy nêu cách chơi của trò chơi “Diệt các con vật có hại?

Câu 10: Em hãy nhắc lại cách chơi trò chơi “Đèn xanh – Đèn đỏ”?

Câu hỏi: Dựa trên kế hoạch bài học mà thầy/Cô đã xây dựng ở Mô đun 2, hãy phân tích các hình thức, phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá được sử dụng trong kế hoạch bài học đó.

KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 1

BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung.

- Nghiêm túc, tự giác tích cực trong học tập và tham gia trò chơi.

II. MỤC TIÊU

1. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

- Tôn trọng thầy cô, yêu quý bạn bè.

- Tự giác, tích cực, chăm chỉ, nghiêm túc trong tập luyện và giúp đỡ bạn bè. trong tập luyện và hoạt động tập thể.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động và có trách nhiệm trong khi chơi.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- NL tự chủ và tự học: Sưu tầm tranh ảnh, tìm hiểu, nhận xét và khám phá về các hoạt động của tay.

- NL giao tiếp và hợp tác: Sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ được giao; vui vẻ, kết hợp với nhóm trong tập luyện, phản hồi tích cựcc khi đánh giá và các hoạt động khác.

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS phát hiện lỗi sai của mình và của bạn khi tập luyện. Cùng bạn nhận xét về lỗi sai và khắc phục khi tập luyện.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Năng lực chăm sóc sức khỏe: HS vệ sinh cá nhân, vệ sinh sân tập để đảm bảo an toàn trong tập luyện.

- Năng lực vận động cơ bản: HS có các vận động cơ bản linh hoạt, nhìn nhận được động tác đúng khi thực hiện động tác của bài thể dục.

- Hoạt động thể dục thể thao: Hình thành sự khéo léo, linh hoạt của tay, chân.

III. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

1. Địa điểm:

- Nhà thể chất hoặc sân tập.

- Vệ sinh bảo đảm an toàn khu vực tập luyện

2. Phương tiện:

- Còi, máy chiếu, loa đài,...

- Kẻ sân bãi phục vụ giờ học

- Học sinh: Trang phục thể thao và chuẩn bị dụng cụ học tập trước và sau tập luyện.

IV. TIẾN TRÌNH

Thời lượng

Các hoạt động học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Thiết bị, đồ dùng dạy học

Công cụ ĐG

1

2

3

4

5

6

5-6 phút

Hoạt động 1: Mở đầu

1 phút

1 phút

1. Kiểm tra vệ sinh sân tập, sức khỏe của HS

- Cùng cán sự đi kiểm tra an toàn sân tập

- Tiếp nhận tình hình sức khỏe của HS

- Cá nhân kiểm tra và sửa trang phục

- Báo cáo tình hình sức khỏe của mình khi GV hỏi.

Còi

Câu hỏi ngắn:

- Hôm nay tình hình sức khỏe của em thế nào?

- Em có thể tập luyện được chứ?

2 phút 2 phút

2. Khởi động

Cùng cán sự điều khiển HS thực hiện

Tập theo nhịp nhạc cùng GV và cán sự: xoay các khớp.

băng nhạc, loa, đài

Lời nhận xét của GV về mức độ thực hiện

3 phút

3. Trò chơi bổ trợ khởi động

Trò chơi “Đèn xanh – Đèn đỏ”

- Cho HS giải câu đố: “Khi tham gia giao thông gặp đèn xanh, đèn vàng, đèn đỏ các em phải làm gì”?

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi,

- HS xug phong trả lời câu đố

- Đứng thành vòng tròn tham gia chơi trò chơi.

Tranh vẽ về trò chơi “Đèn xanh - Đèn đỏ”

Bảng ghi thành tích các lần chơi

- Lời cổ vũ những HS đoán đúng câu đố.

- Nhận xét vào bảng thành tích các lần chơi.

9 phút

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

1 phút

1. Làm quen động tác “Điều hòa” của bài thể dục phát triển chung.

- Giáo viên nêu tên động tác

- Giáo viên phân tích giảng giải cách thực hiện động tác trên tranh hoặc màn chiếu.

- Làm mẫu kết hợp giảng giải, nhấn mạnh những yêu cầu động tác.

- HS gọi đúng tên động tác “Điều hòa”

- HS quan sát động tác mẫu.

- HS tập trung tiếp thu cách tập động tác sắp học.

Tranh vẽ động tác Điều hòa.

Lời trình bày của cá nhân

8 phút

2. hình thành động tác mới “Thực hiện động tác điều hòa của bài thể dục phát triển chung”

Giáo viên điều khiển cho cả lớp tập với tín hiệu còi, nhịp đếm.

- Giáo viên quan sát sửa sai

- Quan sát, tập động tác theo chỉ dẫn của GV

- HS nêu câu hỏi thắc mắc nếu có

- Điều chỉnh kĩ thuật động tác khi GV nhận xét

Còi, tranh ảnh

Lời nhận xét và khích lệ động viên HS sau mỗi lần tập

12 phút

Hoạt động 3: Luyện tập

5 phút

2. Hoạt động nhóm

Quan sát sửa sai từng tổ nếu cần thiết

- Lần lượt từng em thay nhau lên làm chỉ huy.

- Nhóm trưởng quan sát và nhận xét kết quả tập luyện của các bạn

- Cùng nhau giúp đỡ những bạn tập chưa đúng

Mỗi nhóm một vị trí đã phân công.

Lời nhận xét về mức độ tập luyện và cách điều chỉnh

2 phút

4. Hoạt động củng cố kiến thức mới

Thi đua tập luyện giữa các nhóm

Lần lượt từng nhóm lên thực hiện

Bảng ĐG động tác “ Điều hòa”

(phụ lục 1)

5 phút

5. Trò chơi vận động “Qua cầu tiếp sức”

- Hướng dẫn cách chơi để cả lớp quan sát

- Cho học sinh chơi thử, nhắc nhở học sinh chơi an toàn đúng quy định.

Khi có hiệu lệnh, em đầu hàng chạy qua cầu, vòng qua cột cờ, chạy về chạm tay vào bạn thứ 2. Bạn thứ 2 tiếp tục di chuyển như bạn thứ nhất. Bạn cuối cùng của tổ nào về đầu tiên tổ đó thắng.

Mỗi nhóm 1 cầu, 1cờ đích.

Mỗi nhóm 1 quả bóng

7. Thả lỏng

Cùng HS thả lỏng chân tay, tạo không khí vui vẻ

Thực hiện thả lỏng chân

Đứng thành hàng dọc đấm lưng cho nhau

Băng nhạc, loa, đài

3 phút

Hoạt động 4: Vận dụng

2 phút

1. Đánh giá tình hình học tập của HS

Nhận xét thái độ, kết quả tập luyện

Tiếp thu ý kiến của GV

Sổ theo dõi kết quả HT

1 phút

2. Vận dụng động tác “Điều hòa”

Hướng dẫn HS cách vận dụng động tác

HS vận dụng động tác “Điều hòa” vào tập thể dục buổi sáng.

Lời báo cáo của HS trước lớp vào tiết học sau

II. BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN ĐT ĐIỀU HÒA CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG

Mức độ đánh giá:

Hoàn thành tốt (8 – 10 đ)

Hoàn thành (5 – 7 đ)

Chưa hoàn thành (dưới 5 đ

Thực hiện cơ bản đúng động tác Điều hòa, biết được lỗi sai và cơ bản khắc phục được trong tập luyện.

Thực hiện được động tác Điều hòa, biết được lỗi sai trong tập luyện

Chưa thực hiện được động tác Điều hòa.

Lưu ý: Căn cứ vào khả năng và thái độ tập luyện của học sinh để đánh giá mức độ cho phù hợp.

II CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁP ÁN

1. Chăm sóc sức khỏe

1.1. Việc vệ sinh sân tập để làm gì?

A. Để vừa lòng cô giáo

B. Sân tập sạch sẽ, thoáng mát, không ảnh hưởng tới tập luyện

C. Để có hoạt động

D. Cha mẹ vui lòng

Đáp án: B

1.2. Khi vệ sinh sân tập, em và các bạn cần chú ý gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe?

A. Đội mũ

B. Đeo khẩu trang

C. Mang theo cặp sách

D. Mang theo bình nước

Đáp án: B

1.3. Sau khi vệ sinh sân tập, em cần làm gì để đảm bảo sức khỏe?

A. Thả lỏng cho đỡ mỏi

B. Thả lỏng toàn thân

C. Tập động tác tay

D. Rửa tay bằng xà phòng

Đáp án: D

1.4. Để tập luyện có kết quả tốt, em cần phải chú ý gì?

A. Mặc trang phục gọn gàng

B. Ăn no

C. Uống nhiều nước

D. Phơi nắng trước khi tập

Đáp án: A

1.5. Sau khi tập luyện em cần làm gì để giữ gìn dụng cụ và đảm bảo vệ sinh?

A. Cùng các bạn vào lớp ngay

B. Để dụng cụ vào nơi qui định và rửa tay sạch sẽ

C. Chạy một vòng sân

D. Về nhà nghỉ ngơi

Đáp án: B

Giờ học môn Giáo dục thể chất thứ Hai tuần trước, bạn Dũng và bạn Tuấn trực nhật được cô giáo khen trước cả lớp và mong các bạn cần học tập.

1.6. Đến phiên trực nhật, em cùng học được từ bạn Cường và bạn Tuấn điều gì? Em hãy ghi ra phiếu 3 hoạt động mà em cho là cần thiết nhất.

1. ………………………………………………….

2. ………………………………………………….

3. ………………………………………………….

2. Vận động cơ bản

Quá trình sinh ra và lớn lên của con người cần có những hoạt động vận động có ý thức và đúng cách thì mới phát triển cơ thể toàn diện. muốn vậy các em phải có những bài tập giáo dục thể chất phù hợp.

Trong giờ học bài thể dục, bạn Nam tự động chạy ra ngoài để uống nước, thấy thế bạn Hải nhắc bạn Nam cần phải xin phép cô giáo.

2.1. Em thấy hành động của bạn Linh thế nào?

A. Nhắc bạn Nam tôn trọng cô giáo

B. Tôn trọng bạn Hải

C. Tôn trọng các bạn trong lớp

D. Tôn trọng bản thân mình

Đáp án: A

2.2. Nếu bạn B tỏ thái độ khó chịu, em phải làm gì?

A. Mách cô giáo

B. Nhẹ nhàng giải thích cho bạn hiểu

C. Tỏ thái độ khó chịu với bạn

D. Phê bình bạn trước lớp

Đáp án: B

2.3. Các tư thế vận động cơ bản bao gồm những động tác có liên quan đến:

A. Đứng, đi, Chạy, nhảy

B. Ngồi xuống, đứng lên 30 lần

C. Bò 100 mét

D. Ngồi im lặng

Đáp án: A

2.4. Khẩu lệnh sau để tập động tác nào?

Thành 3 hàng ngang – tập hợp!”.

2.5. Em hãy thực hiện bài thể dục phát triển chung.

Đáp án:

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Thực hiện cơ bản đúng cả bài, biết được lỗi sai và cơ bản khắc phục được.

Thực hiện cơ bản đúng nửa bài, biết được lỗi sai

Chưa thực hiện được động tác nào.

2.6. Em hãy thực hành bài tập vận động phối hợp cơ thể.

Đáp án:

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Thực hiện cơ bản đúng các động tác trong bài tập phối hợp cơ thể, biết được lỗi sai và cơ bản khắc phục được

Thực hiện cơ bản đúng ít nhất một nửa các động tác trong bài tập, biết được lỗi sai

Chưa thực hiện được dưới một nửa động tác trong bài tập.

2.7. Khi luyện tập nhóm, em và các bạn sửa lỗi sai thế nào?

A. Quát lên để cho bạn nhận ra

B. Mách cô giáo

C. Nhận xét và cùng nhau sửa lỗi cho bạn

D. Không hợp tác với bạn

Đáp án: C

2.8. Em tập động tác giậm chân tại chỗ, hai tay vung tự nhiên 10 – 15 lần lúc giải lao khi học bài để làm gì?

A. Chống mệt mỏi

B. Chống ánh nắng mặt trời

C. Chống ngủ gật

D. Chống đau lưng

Đáp án: A

Môn thể thao tự chọn.

3.1. Tập môn thể thao yêu thích em thấy thế nào?

A. Thích tập luyện

B. Tập cho xong

C. Không hào hứng

D. Không muốn tập

Đáp án: A

3.2. Sau khi tập thể dục, có nhiều bạn không rửa tay, hành động đó em thấy thế nào?

A. Không sao

B. Không đảm bảo vệ sinh

C. Để giữ đôi tay cho các bạn

D. Cần được khen trước lớp

Đáp án: B

3.4. Hai tay đưa ra trước, bằng vai, bàn tay sấp là động tác gì?

A. Vung tay ra trước

B. Tiến lên phía trước

C. Hai tay nâng hạ trước

D. Hai tay ra trước

Đáp án: D

3.5. Con số trong trò chơi nhóm 3, nhóm 7 có liên quan đến môn học nào?

A. Lịch sử

B. Mĩ thuật

C. Âm nhạc

D. Toán

Đáp án: D

3.6. Em hãy tập một động tác của môn thể thao mà em thấy thích, sau đó ghi chép lại cách tập theo ý hiểu của mình.

............................................................

3.7. Em hãy thực hành động tác ném rổ bằng hai tay trước ngực

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Thực hiện cơ bản đúng động tác ném rổ bằng hai tay trước ngực, biết được lỗi sai và cơ bản khắc phục được.

Thực hiện được động tác ném rổ bằng hai tay trước ngực, biết được lỗi sai.

Chưa thực hiện được động tác.

3.8. Em hãy thực hành động tác đá bóng bằng mu bàn chân

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Thực hiện cơ bản đúng động tác đá bóng bằng mu bàn chân, biết được lỗi sai và cơ bản khắc phục được.

Thực hiện được động tác đá bóng bằng mu bàn chân, biết được lỗi sai.

Chưa thực hiện được động tác.

3.9. Em hãy thực hiện động tác ném rổ hàng ngày và cho biết: “Động tác bật với lên cao có tác dụng gì?”

A. Phát triển đôi chân

B. Phát triển chiều cao

C. Phát triển cho mắt

D. Phát triển cho tay

Đáp án: B

3.10. Em hãy khởi động các khớp và chạy tại chỗ chạy nâng cao đùi theo sức, thực hiện 3 tuần, mỗi tuần 2 lần trước khi đi tắm và ghi chép vào bảng sau:

Tuần

Ngày, tháng , năm

Số lần chạy co gối ra trước

Trạng thái cơ thể

1

Chủ nhật 10/10/2020

4 lần

Mỏi chân, sau

2

3

Chú ý: Bài tập này chỉ dành cho HS đủ tiêu chuẩn tập luyện

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
3 41.868
Gợi ý học tập môn Giáo dục thể chất mô đun 3 Tiểu học
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm