Gợi ý bài viết cuộc thi Việt Nam trong tôi là 2024 Đoàn Thanh niên

Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vừa triển khai cuộc thi viết tìm hiểu về lịch sử, với chủ đề “Việt Nam trong tôi là” năm 2024. Thông qua cuộc thi nhằm khuyến khích đoàn viên thanh niên các địa phương chủ động tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Việt Nam; truyền thống văn hóa các địa phương; giới thiệu các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; tìm hiểu về Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh... Thông qua đó, mỗi đoàn viên thanh niên tự xây dựng cho bản thân kế hoạch học tập, rèn luyện, phấn đấu dài hạn, để trở thành công dân tốt, lực lượng nòng cốt trong giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa con người Việt Nam.

Trong bài viết dưới đây, Hoatieu.vn xin gửi đến bạn đọc một số gợi ý cho bài viết dự thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử yêu nước của dân tộc Việt Nam với chủ đề "Việt Nam trong tôi là" 2023.

cuộc thi Việt Nam trong tôi là 2023

1. Thể lệ cuộc thi Việt Nam trong tôi là 2024

Cuộc thi Tìm hiểu về truyền thống lịch sử yêu nước của dân tộc Việt Nam "Việt Nam trong tôi là" 2024 được tổ chức tại trang web: vietnamtrongtoila.doanthanhnien.vn

- Đối tượng dự thi: Cá nhân hoặc nhóm tác giả mang quốc tịch Việt Nam, đang học tập, sinh sống trong và ngoài nước, dưới 35 tuổi.

- Thời gian: Từ ngày 26/10 đến 23/11/2023.

- Nội dung dự thi:

Gợi ý bài viết cuộc thi Việt Nam trong tôi là Đoàn Thanh niên

2. Gợi ý bài viết cuộc thi Việt Nam trong tôi là của Đoàn Thanh niên

Gợi ý bài viết cuộc thi Việt Nam trong tôi là của Đoàn Thanh niên

Trong phần này, Hoatieu.vn xin gửi đến bạn đọc một số chủ đề bài viết làm gợi ý cho các bạn phát triển nội dung bài dự thi của mình. Thể lệ dự thi yêu cầu bài viết không quá 1200 chữ, do đó, ngoài nội dung cô đọng, súc tích, các bạn nên chèn thêm nội dung hình ảnh (ảnh thực tế các hoạt động mà bạn hoặc đoàn thanh niên ở địa phương bạn đã thực hiện) để bài viết của mình rõ ràng, ấn tượng hơn nhé.

Vai trò nòng cốt của thanh niên trong bảo vệ di sản văn hóa Việt Nam

Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng hiện đại với bao tất bật đôi khi khiến chúng ta quên đi sự tồn tại của những di sản văn hóa được cha ông truyền lại. Thậm chí, ngay đến những người dân sống ngay trên mảnh đất tồn tại di sản văn hóa nhưng chưa một lần tìm hiểu, ghé thăm.

Nhưng con người mà quên đi gốc gác, một đất nước mà các giá trị văn hóa truyền thống bị phai mờ thì liệu có còn giữ được bản sắc riêng hay không. Những di sản văn hóa không phải thứ sáo rỗng, vô giá trị trong cuộc sống hiện đại xô bồ, mà nó là cơ sở để một dân tộc tiếp tục phát triển, là cơ sở của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Di sản văn hóa không chỉ là những công trình đền chùa, miếu mạo, phố cổ phong sương, nó còn là những tác phẩm nghệ thuật, lễ hội truyền thống, trang phục cổ truyền, ẩm thực đặc trưng, những giá trị về truyền thống đạo đức tốt đẹp truyền từ ngàn đời để lại cho lớp con cháu. Những di sản ấy là chứng nhân lịch sử, những bảo tàng sống kể lại cho chúng ta nghe đất nước ta đã kinh qua bao năm tháng thăng trầm đến được đến ngày hôm nay.

Chính vì sự quan trọng ấy, tôi tin rằng, Đoàn Thanh niên - thế hệ tương lai của đất nước có trách nhiệm rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, để chúng tiếp tục có thêm sức sống mãnh liệt cho đến những ngày sau. Giới trẻ ngày nay rất giỏi, nhất là những bạn trẻ có tâm huyết, đam mê với nghệ thuật truyền thống. Bên cạnh những chính sách phù hợp của Đảng, Nhà nước và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tạo dựng cho thanh niên các địa phương nền tảng, cơ sở về kinh phí, cơ chế hoạt động, bản thân mỗi tổ chức thanh niên ở cơ sở lại có những phương thức khác nhau để mọi người cùng biết, cùng có ý thức chung tay bảo vệ các di sản văn hóa của cha ông để lại.

Một trong những việc làm quan trọng mà tôi và đoàn thanh niên cơ sở đã thực hiện trong thời gian qua đó là cố gắng tái hiện lại những di sản, truyền thống văn hóa, địa danh lịch sử. Bên cạnh những phương thức truyền thống như tổ chức vẽ tranh, triển lãm tranh ảnh về đề tài "Tìm hiểu truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam" do chính các bạn đoàn viên thực hiện, được trưng bày ở các tuyến phố trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân cùng chiêm ngưỡng, tìm hiểu về di tích lịch sử, di tích văn hóa của địa phương mình; chúng tôi còn tổ chức các buổi kể chuyện, hát dân ca, diễn kịch về các đề tài truyền thống địa phương. Công tác chuẩn bị, lên kế hoạch, tham gia diễn, ca hát đều do các bạn đoàn viên thanh niên tự tay làm. Điều này không chỉ giúp các bạn trẻ tích cực, chủ động tìm hiểu di sản do cha ông để lại, mà còn khơi gợi tình cảm, cảm xúc của họ về việc giữ gìn, bảo vệ văn hóa dân tộc.

Không chỉ vậy, đoàn viên thanh niên còn trực tiếp tham gia vào việc phát triển các giá trị truyền thống địa phương. Hiện nay, ở Hà Nam, có không ít các bạn đoàn viên khởi nghiệp bằng nghề truyền thống, như làm đồ gốm Quyết Thành, làm đồ thủ công mây tre đan Ngọc Động, làm trống Đọi Tam, lụa Nha Xá... Những nghề truyền thống này đòi hỏi sự tỉ mẩn tìm hiểu lâu dài, tính kiên nhẫn, sự khéo lẽo, và hơn cả là sự sáng tạo. Những nghệ nhân ở các làng nghề truyền thống nay đã lớn tuổi, trong khi có những nhà con cháu học hành, đi làm ăn xa, không theo nghiệp. Một số bạn đoàn viên đã học nghề với các nghệ nhân từ sớm, sau đó, bằng sự sáng tạo và sức trẻ, những sản phẩm thủ công truyền thống nay đã được thổi hồn thêm nét hiện đại, để hợp thị hiếu công chúng hơn. Và nhờ thế, không chỉ các doanh nghiệp trong nước đặt hàng, mà các sản phẩm này còn được các công ty nước ngoài để mắt đến, không ít sản phẩm được ký hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Âu Mỹ, Nhật Bản, Trung Đông... Cách làm này vừa giúp bảo tồn làng nghề truyền thống của địa phương, vừa phát triển làng nghề, giúp người làm nghề kiếm được thu nhập từ nghề truyền thống của mình. Từ đó, thế hệ con cháu tiếp tục nối gót giữ gìn, bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại.

Trong thế giới đa cực như hiện nay, khi các nền văn hóa có sự giao thoa mạnh mẽ, sức ảnh hưởng từ phim ảnh, ca nhạc, chương trình truyền hình nổi tiếng từ các nước du nhập vào Việt Nam, khiến phần đông bộ phận giới trẻ quên đi những giá trị truyền thống đích thực của dân tộc. Các bạn mải mê theo đuổi thú vui riêng, coi tư tưởng du nhập từ nước khác là cách sống mới hiện đại mà không nghĩ rằng nó có phù hợp với thuần phong mỹ tục, giá trị tốt đẹp của cha ông truyền lại hay không. Điều này đặt ra thách thức lớn trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc, cũng là thử thách của đoàn thanh niên. Tuy nhiên, tôi tin rằng, chỉ cần có sự định hướng đúng đắn, các bạn trẻ với niềm đam mê, sáng tạo cùng tình yêu nước sâu sắc sẽ có đóng góp rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách, trước tiên của đoàn thanh niên, các nhà trường và từ chính gia đình, đó là đẩy mạnh giáo dục, nuôi dưỡng cho thế hệ trẻ sống có lý tưởng, thái độ sống tích cực và tâm hồn yêu cái đẹp, yêu sự chân - thiện - mỹ của di sản văn hóa cha ông để lại, để họ tiếp tục trở thành người giữ lửa giúp cho các di sản văn hóa tiếp tục tỏa sáng.

Trên đây là một số gợi ý của Hoatieu.vn về bài viết tham dự cuộc thi "Việt Nam trong tôi là" 2024. Mời các bạn đón xem các nội dung hữu ích khác tại mục Tài liệu - Bài thu hoạch, bài dự thi nhé.

Đánh giá bài viết
1 1.470
0 Bình luận
Sắp xếp theo