Giáo án Giáo dục quốc phòng và An ninh 11 Kết nối tri thức (bài mẫu)
Giáo án Giáo dục quốc phòng lớp 11 bộ Kết nối
Sách Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11 sẽ được sử dụng rộng rãi trong cả nước từ năm học 2023 - 2024. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các thầy cô trọn bộ mẫu giáo án Giáo dục quốc phòng an ninh lớp 11 Kết nối tri thức. Đây là mẫu kế hoạch bài dạy môn Giáo dục quốc phòng sách Kết nối tri thức file word được biên soạn bám sát với nội dung Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ban hành kèm theo Thông tư số 46 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
Lưu ý: Đây là bài giáo án mẫu để các thầy cô nắm được định hướng soạn bài theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Giáo án Giáo dục quốc phòng anh ninh 11 KNTT bài 1
BÀI 1. BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được những nội dung cơ bản của Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
- Nêu và phân tích được những nội dung cơ bản về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia; những nội dung cơ bản của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; Luật Biển Việt Nam; những khái niệm về biên giới và đường biên giới đất liền, trên biển, thềm lục địa, trên không, trong lòng đất, đặc biệt là chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
- Xác định và thực hiện được ý thức trách nhiệm của công dân trong quản lí, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: thực hiện và đánh giá được những hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về chủ quyền lãnh thổ và biên giới Việt Nam.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được một số nội dung cơ bản của Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới và thực hiện được ý thức trách nhiệm của công dân trong quản lí, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia.
3. Phẩm chất:
- Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SHS, SGV, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11, Giáo án;
- Tài liệu: Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; Luật Biển Việt Nam năm 2012; Luật Biên giới quốc gia năm 2003 và một số tài liệu liên quan khác.
- Một số hình ảnh minh họa cho bài học, sơ đồ mô tả cách xác định đường cơ sở và các vùng biển Việt Nam.
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có)
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11.
- Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS nhớ lại sự kiện lịch sử, hiểu được ý nghĩa lời căn dặn của Bác Hồ về công lao to lớn của các thế hệ cha ông trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước; trách nhiệm của mỗi người dân trong việc giữ gìn giang sơn gấm vóc. Từ đó, xây dựng ý thức, trách nhiệm học tập cho HS khi bước vào bài học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin phần Mở đầu trong SHS tr.5 và nêu ý nghĩa của câu nói đó.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc to trường hợp phần Mở đầu trong SHS tr.5:
Ngày 19/9/1954, trong buổi nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong, Bác Hồ đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của câu nói đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi: Lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ khẳng định công lao to lớn của các thế hệ cha ông trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước; mà còn nhắc nhở toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải nêu cao ý thức trong việc phát huy truyền thống yêu nước, có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 1. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nội dung cơ bản của chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới
a. Mục tiêu: HS nêu được mục tiêu và quan điểm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SHS tr.5-6 và tóm tắt nội dung.
- GV rút ra kết luận về nội dung cơ bản của chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Mục tiêu Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SHS tr.5 và tóm tắt nội dung. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới là gì? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin SHS tr.5, trả lời câu hỏi. - HS nghe giảng và ghi chép tóm tắt nội dung. - HS rút ra kết luận về mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. - HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. Nhiệm vụ 2: Quan điểm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SHS tr.5-6 và tóm tắt nội dung. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Quan điểm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới là gì? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về quan điểm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin SHS tr.5 – 6, trả lời câu hỏi. - HS nghe giảng và ghi chép tóm tắt nội dung. - HS rút ra kết luận về quan điểm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1-2 nhóm trả lời câu hỏi. - GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về quan điểm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. - HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Nội dung cơ bản của chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới a. Mục tiêu - Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới: + Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. + Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá và lợi ích quốc gia – dân tộc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người, xây dựng xã hội trật tự, kì cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. b. Quan điểm - Quan điểm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới: + Giữ vững sự lãnh đạo trực tiếp, tuyết đối về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. + Giữ vững hòa bình, ổn định kinh tế-xã hội. + Kết hợp chặt chẽ 2 nhiệm vụ: chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + Quán triệt đường lối độc lập, tự chủ; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng, đa phương hóa. + Đối tác : những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, hợp tác bình đẳng với Việt Nam. + Đối tượng : thế lực có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. |
...................
Giáo án Giáo dục quốc phòng anh ninh 11 KNTT bài 8
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân tích được khái niệm, ý nghĩa, yêu cầu của các tư thế, động tác lợi dụng địa hình, địa vật.
- Thực hành được các động tác kĩ thuật phù hợp với các loại địa hình, địa vật trong các tình huống diễn ra.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Phân tích, phát hiện và nêu được tính huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề.
Năng lực riêng:
- Trình bày được khái niệm, ý nghĩa, yêu cầu của các tư thế, động tác lợi dụng địa hình, địa vật.
- Vận dụng linh hoạt các tư thế, động tác đã học phù hợp với từng loại địa hình, địa vật cụ thể.
3. Phẩm chất
- Nghiêm túc, chú ý lắng nghe, ghi chép đầy đủ, tích cực luyện tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11.
- Hình ảnh/ video/ tư liệu về địa hình, địa vật.
- Hình ảnh liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Tạo địa hình để luyện tập.
Đối với học sinh
- Chuẩn bị đúng, đủ trang phục theo quy định trước khi lên lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo được hứng thú và tâm thế sẵn sàng cho HS tìm hiểu, khám phá nội dung bài học.
Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về phần Khởi động.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu hình ảnh trong SGK tr.51 và yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Theo em, chiến sĩ lợi dụng bụi cây, ụ đất để là gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Những vấn đề chung về địa hình, địa vật
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái niệm các loại địa hình, địa vật.
2. Nội dung: HS tìm hiểu thông tin trong SGK tr.51 và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các khái niệm các loại địa hình, địa vật.
4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thông tin và hình ảnh minh họa SGK tr.51 và trả lời câu hỏi: + Thế nào là địa hình, địa vật che khuất? + Thế nào là địa hình, địa vật che đỡ? + Thế nào là địa hình, địa vật trống trải? - GV tổng kết khái niệm và trình chiếu thêm các ví dụ về địa hình, địa vật che khuất, che đỡ và trống trải. Chiến sĩ Đồn Biên phòng Yok Đôn trong quá trình tuần tra kết hợp xử lí tình huống Quân nhân thực hành động tác quý bắn sau vật che khuất, che đỡ Một trận càn của lính Mỹ diễn ra trên địa hình trống trải - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa địa hình, địa vật che khuất và địa hình, địa vật che đỡ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK tr.51 và trả lời câu hỏi của GV. - HS thảo luận nhóm đôi, báo cáo kết quả thảo luận sau 5 phút. - GV hướng dẫn, theo dỗi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về khái niệm vật che khuất, vật che đỡ và địa hình trống trải. - GV mời đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi thảo luận:
- GV mời các bạn khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Các loại địa hình, địa vật 1. Vật che khuất - Khái niệm: Là những vật có thể che giấu được hành động nhưng không thể chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom, pháo... - Ví dụ: Bụi cây, bụi cỏ rậm rạp, mảnh, rèm... 2. Vật che đỡ - Khái niệm: Là những vật có sức chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom, đạn pháo... đồng thời có thể che kín được hành động. - Ví dụ: Mô đất, gốc cây, bờ ruộng, vật kiến trúc kiên cố... 3. Địa hình trống trải - Khái niệm: Là những nơi không có vật che khuất, che đỡ... - Ví dụ: Bãi bằng phẳng, đồi trọc, mặt đường... |
Hoạt động 2: Cách lợi dụng địa hình, địa vật
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được ý nghĩa, yêu cầu và cách lợi dụng các loại địa hình, địa vật.
- Nội dung: HS tìm hiểu thông tin trong SGK tr.52, 53 và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa, yêu cầu và cách lợi dụng các loại địa hình, địa vật.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Nhiệm vụ 1: Ý nghĩa, yêu cầu của việc lợi dụng địa hình, địa vật Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.52 và nêu ý nghĩa, yêu cầu của việc lợi dụng địa hình, địa vật. - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Tại sao khi lợi dụng địa hình, địa vật hành động phải khéo léo, bí mật và tránh lợi dụng địa vật đốt xuất? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK tr.52 và nêu ý nghĩa, yêu cầu của việc lợi dụng địa hình, địa vật. - HS thảo luận nhóm đôi, báo cáo kết quả thảo luận sau 5 phút. - GV hướng dẫn, theo dỗi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS nêu ý nghĩa, yêu cầu của việc lợi dụng địa hình, địa vật. - GV mời đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi thảo luận: Khi lợi dụng địa hình, địa vật hành động phải khéo léo, bí mật và tránh lợi dụng địa vật đốt xuất vì nếu không địch sẽ dễ dàng phát hiện ra ta và tiêu diệt ta. - GV mời các bạn khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Cách lợi dụng địa hình, địa vật a. Lợi dụng vật che khuất Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh SGK tr.52, 53 và nêu mục đích, vị trí lợi dụng vật che khuất. - GV thực hành mẫu các tư thế, động tác khi lợi dụng vật che khuất và yêu cầu HS chia nhóm luyện tập. + Tư thế, động tác lợi dụng một số vật che khuất + Tư thế lợi dụng vật che khuất khi ẩn nấp - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Tại sao không nên lợi dụng vật che khuất không thật sự kín đáo khi ánh sáng phía ta nhiều hơn phía địch? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK tr.52, 53 và nêu mục đích, vị trí lợi dụng vật che khuất. - HS thảo luận nhóm đôi, báo cáo kết quả thảo luận sau 5 phút. - GV hướng dẫn, theo dỗi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS nêu mục đích, vị trí lợi dụng vật che khuất. - GV mời đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi thảo luận: Không nên lợi dụng vật che khuất không thật sự kín đáo khi ánh sáng phía ta nhiều hơn phía địch nhằm bảo đảm an toàn cho quân ta. - GV mời các bạn khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. b. Lợi dụng vật che đỡ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh SGK tr.53 và nêu mục đích, vị trí lợi dụng vật che đỡ. - GV thực hành mẫu các tư thế, động tác khi lợi dụng vật che đỡ và yêu cầu HS chia nhóm luyện tập. - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Vị trí lợi dụng vật che khuất, vật che đỡ có điểm gì giống và khác nhau? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK tr.53 và nêu mục đích, vị trí lợi dụng vật che đỡ. - HS thảo luận nhóm đôi, báo cáo kết quả thảo luận sau 5 phút. - GV hướng dẫn, theo dỗi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS nêu mục đích, vị trí lợi dụng vật che đỡ. - GV mời đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi thảo luận:
- GV mời các bạn khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. c. Vượt qua địa hình trống trải Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh SGK tr.54 và nêu mục đích vượt qua địa hình trống trải. - GV thực hành mẫu các tư thế, động tác khi vượt qua địa hình trống trải và yêu cầu HS chia nhóm luyện tập. + Tư thế, động tác vượt qua địa hình trống trải - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Khi vượt qua địa hình trống trải, cần chú ý những điểm gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK tr.53 và nêu mục đích vượt qua địa hình trống trải. - HS thảo luận nhóm đôi, báo cáo kết quả thảo luận sau 5 phút. - GV hướng dẫn, theo dỗi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS nêu mục đích vượt qua địa hình trống trải. - GV mời đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi thảo luận: Khi vượt qua địa hình trống trải, cần chú ý: + Quan sát kĩ đối tượng xung quanh. + Khôn khéo, thận trọng, không làm thay đổi hình dáng, tư thế một cách đột ngột. - GV mời các bạn khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | II. Cách lợi dụng địa hình, địa vật 1. Ý nghĩa, yêu cầu - Ý nghĩa: Lợi dụng địa hình, địa vật để che giấu hành động chiến đấu, thuận lợi cho việc sử dụng vũ khí tiêu diệt địch và bảo vệ mình. - Yêu cầu: + Theo dõi được địch nhưng địch khó phát hiện ta. + Tiện đánh địch nhưng địch khó đánh ta. + Hành động phải khéo léo, bí mật, tinh khôn. + Ngụy trang phù hợp với màu sắc địa hình xung quanh, không làm thay đổi hình dáng và rung động vật lợi dụng. + Tránh lợi dụng địa vật đột xuất. 2. Cách lợi dụng a) Lợi dụng vật che khuất - Mục đích lợi dụng: Để giữ kín hành động khi quan sát, vận động, ẩn nấp hoặc làm cộng sự, vật cản trở, bố trí chông, mìn, cạm bẫy... để diệt địch. - Vị trí lợi dụng: Phía sau, bên cạnh hoặc phía trước, sát gần hoặc xa vật lợi dụng. - Tư thế, động tác khi lợi dụng: + Khi vận động: khom, bò, lê, trườn... nhưng phải thấp và nhỏ hơn vật lợi dụng. + Khi ẩn nấp: đúng, quỳ, nằm... nhưng đều phải thấp và nhỏ hơn vật lợi dụng. - Lưu ý: + Hành động khi lợi dụng phải hết sức bí mật, khéo léo, thận trọng, không làm rung động, thay đổi hình dạng và màu sắc của vật lợi dụng. + Chọn nơi kín đáo, bất ngờ, tiện ngụy trang, địch khó phát hiện. + Khi bị phát hiện, nhanh chóng rời khỏi vị trí đó, tiếp tục lợi dụng vật khác. b) Lợi dụng vật che đỡ - Mục đích: Che giấu hành động, tránh được đạn bắn thẳng, mảnh bom, mảnh đạn của địch gây ra. - Vị trí: Chủ yếu là phía sau và phía sau bên phải vật. - Tư thế, động tác khi lợi dụng: + Khi vận động: khom, bò, lê, trườn... nhưng phải thấp và nhỏ hơn vật lợi dụng. + Khi ẩn nấp: đúng, quỳ, nằm... nhưng đều phải thấp và nhỏ hơn vật lợi dụng - Lưu ý: + Tùy theo vật lợi dụng cao hay thấp mà sử dụng tư thế, động tác cho phù hợp. + Chủ yếu lấy yếu tố thuận lợi để tiêu diệt địch đồng thời bảo vệ được mình. c. Vượt qua địa hình trống trải - Mục đích: Nhằm tránh địch phát hiện hoạc nếu có phát hiện vẫn khó phân biệt giữa ta và địa hình, địa vật xung quanh. - Tư thế, động tác: + Khi vận động: · Sử dụng động tác vọt tiến khi địch sơ hở hoặc có sương mù, khói bụi... để vượt qua. · Sử dụng ngụy trang thích hợp, dùng tư thế thấp, nghiêng mình thu nhỏ mục tiêu, khéo léo, thận trọng hướng về phía địch. · Không nhấp nhô và không làm rung động ngụy trang. + Khi ẩn nấp và quan sát: · Dùng tư thế thấp để thu nhỏ mục tiêu. · Hành động hết sức khôn khéo, thận trọng, không làm thay đổi hình dáng, tư thế một cách đột ngột và rung động ngụy trang. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập hành động của chiến sĩ lợi dụng vật che khuất, che đỡ và vượt qua địa hình trống trải.
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS luyện tập cá nhân/ nhóm.
3. Sản phẩm học tập: Phần thực hành luyện tập của HS.
4. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS luyện tập:
+ Luyện tập cá nhân: Từng người tự nghiên cứu, thực hiện động tác, xác định vị trí, cách lợi dụng vật che khuất, che đỡ và vượt qua địa hình trống trải.
+ Luyện tập theo nhóm: Luân phiên ở cương vị trưởng nhóm và chỉ huy nhóm luyện tập theo các bước:
- Bước 1: Tập chậm: Luyện tập chậm cho đến nhanh dần hành động của chiến sĩ lợi dụng vật che khuất, che đỡ và vượt qua địa hình trống trải (quá trình luyện tập sửa tập cho nhau).
- Bước 2: Tập tổng hợp: Luyện tập nhanh, sát thực tế chiến đấu hành động của chiến sĩ lợi dụng vật che khuất, che đỡ và vượt qua địa hình trống trải (quá trình luyện tập sửa tập cho nhau).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát GV hướng dẫn luyện tập.
- HS luyện tập cá nhân/ theo nhóm.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả luyện tập.
- GV mời đại diện bạn khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV quan sát, nhận xét kết quả thực hành của HS; giao nhiệm vụ cho HS tự luyện tập ngoài thời gian học tập trên lớp.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức bài học để thực hành ngoài giờ học
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm, thực hiện ngoài giờ học.
3. Sản phẩm học tập: Phần thực hành của HS.
4. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát và nêu một số vật che khuất, che đỡ trong khuôn viên trường em.
- GV tổ chức cho một số HS trình bày kết quả vào buổi học sau, một số HS nhận xét.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát, thực hiện nhiệm vụ GV nêu.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết học sau.
- Các bạn khác lắng nghe, nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo.
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.
Tham khảo thêm
Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức 2024
Giáo án Âm nhạc 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 Kết nối tri thức file word cả năm
Giáo án Lịch sử 11 Kết nối tri thức 2024 (bài 1-4)
Giáo án Địa lí 11 Kết nối tri thức 2024
Giáo án tiếng Anh 11 Kết nối tri thức 2023-2024 cả năm
Giáo án Tin học 11 Kết nối tri thức 2024 cả năm
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức 2024 (kì 1)
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Giáo án Giáo dục quốc phòng và An ninh 11 Kết nối tri thức (bài mẫu)
44,5 KB 30/06/2023 5:11:00 CHGợi ý cho bạn
-
Giáo án chuyên đề Địa lí 11 Kết nối tri thức file word
-
Giáo án Âm nhạc 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Giáo án dạy thêm Toán 11 Kết nối tri thức file word
-
Giáo án Hóa học 11 Kết nối tri thức 2024
-
Giáo án Toán 11 Kết nối tri thức với cuộc sống cả năm
-
Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo cả năm
-
Giáo án Địa lí lớp 11 Chân trời sáng tạo
-
Giáo án Âm nhạc 11 Chân trời sáng tạo
-
(Chủ đề 1-4) Giáo án Âm nhạc lớp 11 Cánh Diều
-
Giáo án Lịch sử 11 Cánh diều 2024 cả năm file doc
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27