Giáo án Âm nhạc 11 Chân trời sáng tạo

Tải về

Giáo án môn Âm nhạc lớp 11 bộ CTST

Giáo án Âm nhạc 11 Chân trời sáng tạo - Mời các thầy cô tham khảo kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc lớp 11 sách Chân trời sáng tạo được biên soạn theo hướng dẫn của Công văn 5512. Với mẫu giáo án Âm nhạc lớp 11 file word của bộ sách Chân trời sáng tạo dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích giúp các thầy cô tiết kiệm thời gian khi soạn giáo án theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Giáo án Âm nhạc 11 chương trình mới

CHỦ ĐỀ: ƯỚC MƠ BAY CAO (9 tiết)

BÀI 1: BÀI HÁT TUỔI TRẺ VIỆT NAM ƠI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thả lỏng được các vùng cơ tham gia vào quá trình hát.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập và đời sống.
  • Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đọc học tập để hoàn thành nhiệm vụ.

Năng lực riêng:

  • Hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc của bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi.
  • Biết hát với hình thức đơn ca, tốp ca, biết hát hai bè đơn giản.

3. Phẩm chất

  • Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • SHS, SGV Âm nhạc 11.
  • File âm thanh và hình ảnh, video bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi, đàn ghi-ta, máy nghe nhạc, máy chiếu,…

2. Đối với học sinh

  • SHS Âm nhạc 11.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS nghe bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi và nêu được cảm nhận ban đầu về nội dung và tính chất âm nhạc của bài hát.

b. Nội dung: GV cho HS nghe bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS lắng nghe bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi kết hợp vận động cơ thể, trả lời câu hỏi và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời HS cả lớp cùng nghe bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi, kết hợp vận động cơ thể:

https://www.youtube.com/watch?v=4M2j0cHy5_Y&list=RD4M2j0cHy5_Y&start_radio=1

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận ban đầu của bản thân về nội dung và tính chất âm nhạc của bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi, kết hợp vận động cơ thể và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

Nhận xét về nội dung và tính chất âm nhạc của bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi: Bài hát có tính chất vui tươi, hân hoan, nhiệt huyết, thể hiện những khát vọng, hoài bão, ước mơ của tuổi trẻ được chung ta xây dựng quê hương đất nước.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, và chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi !.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về thông tin về tác giả và bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi!

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số thông tin chính về tác giả và bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi!.

b. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm tìm hiểu về tác giả Sỹ Luân, bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi ! và nội dung, ý nghĩa của bài hát.

c. Sản phẩm: HS các nhóm trình bày về tác giả; bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi; nội dung, ý nghĩa bài hát và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Nhóm 1: Tìm hiểu về nhạc sĩ Sỹ Luân (năm sinh, quá trình hoạt động âm nhạc, các tác phẩm,...).

- Nhóm 2 và 3: Tìm hiểu bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi (kí hiệu, âm hình tiết tấu, tính chất, nhịp cấu trúc, chia câu, chia đoạn, hát bè,...).

- Nhóm 4: Tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi!.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm theo nội dung thảo luận được phân công.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận lần lượt theo các nội dung sau:

+ Nhạc sĩ Sỹ Luân.

+ Bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi!

+ Nội dung, ý nghĩa bài hát.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý bổ sung (nếu có) cho phần trình bày của nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Tìm hiểu về thông tin về tác giả và bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi !

- Tác giả Sỹ Luân:

+ Sinh ngày 5/5/1982. Anh là một nhạc sĩ, ca sĩ, người dẫn chương trình diễn viên.

+ Nhạc sĩ, ca sĩ Sỹ Luân đã dành cuộc đời mình cho việc sáng tác, biểu diễn và truyền tải tinh thần tích cực từ âm nhạc đến với công chúng, đặc biệt là với thanh thiếu niên. Trải qua 25 năm kinh nghiệm làm nghề và giảng dạy trong trường đại học, năm 2021, Sỹ Luân đã cùng Ban giám hiệu Trường Đại học Công nghệ TP HCM (Hutech), thành lập Viện Âm nhạc và Nghệ thuật để đào tạo thế hệ nghệ sĩ trẻ Việt Nam.

+ Một số sáng tác tiêu biểu: Áo dài ơi, Mắt nai cha cha cha, Mãi xanh tuổi hai mươi,

- Bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi!:

+ Bài hát được chọn để chào mừng Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X và Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kì 2017 - 2022.

+ Nội dung lời ca của bài hát thể hiện những khát vọng, hoài bão và ước mơ của tuổi trẻ được chung tay xây dựng quê hương, đất nước.

+ Bài hát có nhịp độ nhanh; tính chất vui tươi, hân hoan, nhiệt huyết; cấu trúc 2 đoạn nhạc: đoạn 1 từ ô nhịp 1 đến ô nhịp 16; đoạn 2 từ ô nhịp 16 đến hết bài.

.......................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 193
Giáo án Âm nhạc 11 Chân trời sáng tạo
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm