Giáo án Giáo dục địa phương lớp 6 Vĩnh Long (6 chủ đề)

Giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh Vĩnh Long
trọn bộ cả năm 2023-2024

Giáo án Giáo dục địa phương lớp 6 Vĩnh Long - Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh Vĩnh Long gồm đầy đủ 6 chủ đề, giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết về các kiến thức văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương nơi mình sinh sống, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, dân tộc. Đây cũng là tài liệu vô cùng hữu ích giúp giáo viên tỉnh Vĩnh Long xây dựng Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Để xem đầy đủ bộ Giáo dục địa phương Vĩnh Long lớp 6, mời các thầy cô ấn nút Tải về trong bài viết.

Tải Giáo án Giáo dục địa phương lớp 6 Vĩnh Long

CHỦ ĐỀ 1

ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN TỈNH VĨNH LONG

Thời gian thực hiện: (6 tiết)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nêu được dạng địa hình, các khu vực địa hình chính ở tỉnh Vĩnh Long và những thuận lợi, khó khăn của dạng địa hình, các khu vực địa hình đối với phát triển kinh tế - xã hội.

- Nêu được tên, đặc điểm phân bố của một số loại khoáng sản chính ở tỉnh Vĩnh Long.

- Nêu được một số biện pháp khai thác, sử dụng hợp lí dạng địa hình, các khu vực địa hình chính và khoáng sản theo hướng bền vững.

2. Về năng lực:

- Năng lực chung

+ Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. (Đọc tài liệu, xem video về khoáng sản ở Vĩnh Long, hoàn thành phiếu học tập…).

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm trong hoạt động tìm hiểu địa hình và hoạt động vận dụng.

- Năng lực Địa lí

+ Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long, tranh ảnh về địa hình và hoạt động khai thác khoáng sản để thực hiện nội dung học tập theo yêu cầu của giáo viên.

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới sự phân bố dân cư và sản xuất.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu; biết liên hệ thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức về địa hình và khoáng sản của tỉnh Vĩnh Long.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên (Cụ thể là bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường của địa phương nơi học sinh đang sống).

- Chăm chỉ: Tích cực, chủ động trong các hoạt động học, có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học vào cuộc sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác hoàn thành các yêu cầu học tập của giáo viên và của nhóm giao cho.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

- Bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long

- Một số hình ảnh về địa hình, khoáng sản của Vĩnh Long

- Phiếu học tập

2. Học sinh:

- Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Long

- Sưu tầm hình ảnh về địa hình, hình ảnh khai thác khoáng sản, sản phẩm từ khoáng sản của Vĩnh Long

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1:Mở đầu

a) Mục tiêu:

- Học sinh xác định vị được trí tỉnh Vĩnh Long trên bản đồ hành chính Việt Nam và vị trí địa lí của tỉnh Vĩnh Long.

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:GV giới thiệu bản đồ, học sinh quan sát và trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm:

- Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long

- Tiếp giáp với các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và TP Cần Thơ

d) Tổ chứcthực hiện:

- GV giao nhiệm vụ: Giáo viên giới thiệu và yêu cầu học sinh quan sát bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long em hãy:

+ Xác định vị trí tỉnh Vĩnh Long trên bản đồ hành chính Việt Nam?

+ Tỉnh Vĩnh Long tiếp giáp với những tỉnh, thành phố nào?

- HS thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận nhiệm vụ, làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi. GV quan sát, theo dõi, gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu một vài học sinh trình bày nội dung trả lời, mời những bạn có kết quả khác bổ sung.

- Đánh giá: GV kết luận, đưa ra nhận xét dựa trên số lượng, mức độ hiểu biết của HS đưa ra dẫn dắt vào bài mới: Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và ở trung tâm khu vực ĐBSCL. Với vị trí như vậy, tỉnh Vĩnh Long có địa hình như thế nào? Có những nguồn khoán sản nào thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của tỉnh…? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu các vấn đề đó.

..................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem trọn bộ giáo án Giáo dục địa phương 6 Vĩnh Long.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
3 2.202
0 Bình luận
Sắp xếp theo