Giáo án Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Chân trời sáng tạo (Trọn bộ cả năm)

Giáo án Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Chân trời sáng tạo (Trọn bộ cả năm) là mẫu giáo án bài giảng theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

Giáo án Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Chân trời sáng tạo được thầy cô giáo gửi tới Hoatieu.vn nhằm chia sẻ miễn phí đến các bạn, góp phần cho sự chuẩn bị giáo án cho năm học 2023-2024 sắp tới.

Giáo án Lịch sử - Địa lý lớp 2 sách Chân trời sáng tạo

Chương 1: Tại sao cần học lịch sử?

Bài 1: Lịch sử là gì

1. Mục tiêu dạy học

Năng lực và phẩm chất

Yêu cầu cần đạt

STT

+ Năng lực chung

Tự chủ và tự học

Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

1

Giao tiếp và hợp tác

Hiểu rõ nhiệm vụ cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp bản thân.

2

Giải quyết vấn đề sáng tạo

Phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

3

+ Năng lực đặc thù

Tìm hiểu lịch sử

Khai thác và sử dụng thông tin từ video, văn bản, hình ảnh về lịch sử và môn lịch sử để nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử.

4

Nhận thức và tư duy lịch sử

Giải thích vì sao cần thiết phải học lịch sử.

5

Phẩm chất

Trung thực

Tôn trọng lẽ phải, khách quan và công bằng trong nhận thức, ứng xử.

6

Chăm chỉ

Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả học tập tốt.

7

Yêu nước

Thể hiện qua việc tôn trọng các di sản, yêu người dân đất nước mình.

8

Nhân ái

Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác.

9

2. Thiết bị dạy học

3. Giáo viên:

- Phiếu hỏi K-W-L-H

- Phiếu học tập dùng cho nội dung “Học lịch sử để làm gì”.

- Video bài hát “Sơn Tinh – Thủy Tinh”

https://www.youtube.com/watch?v=wkoQILtS2DU

- Máy tính, máy chiếu.

4. Học sinh

- Học sinh đọc trước sgk và trả lời các câu hỏi trong SGK.

5. Tiến trình dạy học

Hoạt động học

Đáp ứng mục tiêu

Nội dung dạy học trọng tâm

PP/KT/HT dạy học

Phương án đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động

5 phút

3,7

Tạo tâm thế để học sinh xác định được mục tiêu và nội dung về kiến thức, kĩ năng trong bài học mới. Giới thiệu khung chương trình lịch sử 6 và phương pháp học bộ môn.

Đàm thoại

Gv đánh giá dựa trên phần trả lời câu hỏi của học sinh.

Hoạt động 2: Hoạt động khám phá – giải quyết vấn đề (20 phút)

2.1 Tìm hiểu lịch sử và môn lịch sử là gì?

1,5

Khai thác và sử dụng thông tin từ video, văn bản, hình ảnh về lịch sử và môn lịch sử để nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử.

PP sử dụng tài liệu.

PP sử dụng đồ dùng trực quan.

Kĩ thuật động não

Gv đánh giá dựa trên phần trả lời câu hỏi của học sinh.

2.2 Tìm hiểu Vì sao cần thiết phải học môn lịch sử?

2, 4

Giải thích vì sao cần thiết phải học lịch sử.

PP thảo luận nhóm

KTDH: khăn trải bàn

GV đánh giá quá trình làm việc của nhóm học sinh. GV cùng học sinh đánh giá sản phẩm phiếu học tập.

Hoạt động 3:

Luyện tập

7 phút

7

Trò chơi “chuyến xe lịch sử”

PP dạy học trò chơi

Gv đánh giá dựa trên phần trả lời câu hỏi của học sinh.

Hoạt động 4:

Vận dụng, mở rộng

9

Vận dụng kiến thức đã học để trình bày giải thích lời dạy của Bác.

Kỹ thuật: Think-Pair-Share.

GV đánh giá học sinh dựa trên nội dung câu trả lời.

Hoạt động 1: Khởi động

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế để học sinh xác định được mục tiêu và nội dung về kiến thức, kĩ năng trong bài học mới.
  2. Nội dung: GV cho HS theo dõi video, trả lời câu hỏi theo định hướng.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
  4. Cách thực hiện

Hoạt động 2: Khám phá và giải quyết vấn đề

Lịch sử và môn lịch sử

  1. Mục tiêu: 1
  2. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
  4. Cách thức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên nêu câu hỏi phát vấn:

+ Em đã học môn lịch sử ở chương trình lớp mấy?

+ Hãy kể một số sự kiện mà em nhớ sau khi học chương trình lịch sử - địa lý 4 và 5

- Giáo viên giới thiệu một số bức tranh, tài liệu về một số sự kiện lịch sử (tranh trong sách giáo khoa) và phát vấn:

+ Bức tranh này nói đến sự kiện lịch sử nào?

+ Sự kiện này diễn ra ở đâu?

+ Ai có liên quan đến sự kiện đó?

- Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm: GV cho học sinh mô tả một lớp học thời hiện tại (GV cho gợi ý trước để học sinh mô tả: bàn ghế, tường, trang phục, quang cảnh (trong phòng, ngoài phố)…). Hình thức này GV có thể có nhiều cách: cho cả lớp suy nghĩ và một số em đại diện nhóm kể cho lớp nghe, hoặc chia nhóm, cuối cùng hỏi:

+ Những miêu tả của các em có giống nhau không?

* Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên

- Học sinh quan sát một số bức tranh do giáo viên đưa ra trong vòng vài phút và trả lời câu hỏi của giáo viên đưa ra.

* Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Mời một số học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên nêu ra

* Giáo viên đặt vấn đề: (học sinh chưa nhất thiết phải trả lời)

- Những miêu tả giúp cho con được gì? (giúp con nhớ lại, nói lại).

- Tại sao con phải miêu tả ra? (do người lớn, bạn bè hỏi lại)

- Những miêu tả này là có giúp con sờ được, cảm nhận được, nhìn thấy được không? (không)

- Vậy những cái miêu tả trong câu chuyện con kể được gọi là gì? (lịch sử)

- Vậy theo con hiểu, lịch sử là gì? (những câu chuyện, những miêu tả mà con vừa kể cho lớp nghe)

- Những câu chuyện đó diễn ra từ rất lâu rồi, quá lâu thì con (tại con kể lại) có thể gọi là gì? (quá khứ). GV cũng diễn thêm: “quá khứ” thực ra chính là những câu chuyện mà con kể cho lớp, con nhớ lại kể cho lớp nghe => “quá khứ” rất lâu, lâu rồi.

- Vậy lịch sử là gì? (là quá khứ, những hành động của con người đã làm rồi; khác với chưa làm là “tương lai” (will Verb, future plan)

GV cũng diễn đạt đơn giản khái niệm “lịch sử”:

+ Theo Herodotos, “lịch sử” có nghĩa là điều tra (đến thế kỷ XVII thấy rất nhiều chữ “điều tra”, “truy vấn”), nghe kể rồi viết ra

+ Theo Barzun và Rothfel, “lịch sử” là chỉ các biến cố của quá khứ, hay hiểu gọn là “những việc đã làm rồi, đã xảy ra rồi”.

- Môn lịch sử là gì? (tìm hiểu mọi hoạt động của con người từ xưa đến nay)

GV chốt lại thành các nội dung chính:

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ

- Môn lịch sử là môn học tìm hiểu các hoạt động của con người từ quá khứ đến hiện nay.

Do nội dung Giáo án môn Giáo dục thể chất lớp 2 sách Chân trời sáng tạo (Đầy đủ cả năm) rất dài nên mời thầy cô tải file về để xem đầy đủ nội dung.

Mời các thầy cô và các bạn tham khảo thêm các giáo án và tài liệu khác của bộ sách chân trời sáng tạo lớp 2 trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu của Hoatieu.vn

Đánh giá bài viết
2 5.213
0 Bình luận
Sắp xếp theo