Khuôn mặt tuy chẳng đẹp trai Tài cao học rộng, khó ai sánh bằng là ai?
Khuôn mặt tuy chẳng đẹp trai Tài cao học rộng, khó ai sánh bằng là ai? là câu đố nhiều bạn có thể không biết? Liệu bạn đã biết đáp án câu hỏi sự kiện Liên Quân thử tài lịch sử tại (lichsu.lienquan.garena). Cùng xem đáp án của câu hỏi đố vui Khuôn mặt tuy chẳng đẹp trai Tài cao học rộng, khó ai sánh bằng là ai? nhé, sẽ có nhiều bất ngờ và thông tin thú vị gửi các bạn cùng tham khảo nhé.
Giải đố câu thơ về Trạng nguyên lưỡng quốc
1. Khuôn mặt tuy chẳng đẹp trai Tài cao học rộng, khó ai sánh bằng là ai?
Câu đố:
Khuôn mặt tuy chẳng đẹp trai
Tài cao học rộng, khó ai sánh bằng
Đi sứ - chức lớn được thăng
Trạng nguyên lưỡng quốc, đời hằng ngợi ca?
Đáp án: Mạc Đĩnh Chi
Mời bạn đọc tham khảo thêm nhiều câu đố tại: Oai phong lẫm liệt uy hùng Cầm quân dẹp loạn tan tành ngoại xâm là ai?
2. Tìm hiểu về Mạc Đĩnh Chi
Mạc Đĩnh Chi sinh năm 1272, mất năm 1346, ông thọ 74 tuổi. Mạc Đĩnh Chi tên tự là Tiết Phu, hiệu là Tích Am, ông là người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Đông hiện nay là tỉnh Hải Dương.
Mạc Đĩnh Chi là một quan đại thần và nhà ngoại giao nổi tiếng triều Trần trong lịch sử Việt Nam. Năm 1304, đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, ông thi đỗ trạng nguyên. Nhờ thông minh, hiểu biết sâu rộng, ông nhiều lần được cử đi sứ sang Trung Quốc. Nhờ nổi tiếng tài cao học rộng lại được cử đi sứ rất nhiều lần nên ông được gọi là Lưỡng quốc Trạng Nguyên.
Ngoài ra, ông còn được biết đến như là tổ tiên trực hệ của các đời Hoàng đế nhà Mạc, được Mạc Thái Tổ truy tôn miếu hiệu là Viễn Tổ, thụy là Kiến Thủy Khâm Minh Văn Hoàng Đế.
Hậu duệ của Ông Mạc Đĩnh Chi ở Triều Tiên, ông lấy cháu gái của sứ thần Cao Ly sinh được 1 nữ và 1 nam.
Như vậy, câu thơ "Khuôn mặt tuy chẳng đẹp trai - Tài cao học rộng, khó ai sánh bằng - Đi sứ - chức lớn được thăng - Trạng nguyên lưỡng quốc, đời hằng ngợi ca? khi nhắc đến Trạng nguyên lưỡng quốc thì ta có thể hiểu ngay đó là ông Mạc Đĩnh Chi.
3. Danh sách các vị anh hùng tiêu biểu của Việt Nam
Theo Công văn ngày 21/6/2013, của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, danh sách 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam xếp theo thứ tự thời gian bao gồm:
- Quốc tổ Hùng Vương
- Hai Bà Trưng
- Lý Nam Đế
- Ngô Quyền
- Đinh Bộ Lĩnh
- Lê Hoàn
- Lý Công Uẩn
- Lý Thường Kiệt
- Trần Nhân Tông
- Trần Hưng Đạo
- Lê Lợi
- Nguyễn Trãi
- Nguyễn Huệ (Quang Trung)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh.
14 vị trên đáp ứng được một trong ba tiêu chí sau:
1. Người khởi xướng, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ ngoại xâm, giành độc lập dân tộc;
2. Người đứng đầu một vương triều có đóng góp đặc biệt xuất sắc, lãnh đạo dân tộc giành được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước;
3. Nhà quân sự, chính trị, văn hoá lỗi lạc.
Trên đây là những thông tin tiêu biểu nhất về ông Mạc Đĩnh Chi hay còn gọi là Lưỡng quốc trạng nguyên, tên của ông được đặt tên cho các con đường không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các tỉnh thành khác để người đời luôn nhớ tên ông và những công lao to lớn của ông đóng góp cho lịch sử dân tộc nước nhà.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Giải trí và mục Có thể bạn chưa biết tại HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Lê Tiến Anh
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27