Đáp án thi trực tuyến tìm hiểu Luật An ninh mạng Bắc Giang 2024

Tải về

Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về an ninh mạng, ứng xử và phòng tránh thông tin giả, các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng” năm 2024 tỉnh Bắc Giang đã chính thức được phát động đến toàn thể nhân dân đang sinh sống làm việc và học tập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức trắc nghiệm trực tuyến với 20 câu hỏi. Người dân truy cập vào đường link http://conganbacgiang.gov.vn/ để đăng kí tài khoản và làm bài dự thi. Sau đây là nội dung chi tiết câu hỏi và gợi ý đáp án thi trực tuyến tìm hiểu Luật An ninh mạng Bắc Giang 2024. Mời các bạn cùng theo dõi.

Đáp án cuộc thi tìm hiểu luật an ninh mạng Bắc Giang 2024

Câu 1. Theo Luật An ninh mạng năm 2018, “Bảo vệ an ninh mạng” là gì?

A) Là hoạt động phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
B) Là công tác bảo mật thông tin của cơ quan tổ chức.
C) Là hành vi sử dụng không gian mạng để thực hiện tội phạm.
D) Là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng.

Câu 2. Theo Luật An ninh mạng năm 2018, cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện dấu hiệu, hành vi khủng bố mạng phải kịp thời báo cho ai?

A) Bộ Tư pháp.
B) Lực lượng bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
C) Bộ Tài chính.
D) Bộ Thông tin và Truyền thông.

Câu 3. Luật An ninh mạng năm 2018 quy định về quản lý kết quả kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức không thuộc “Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia” như thế nào?

A) Bảo mật theo quy định của pháp luật.
B) Thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
C) Thông báo đến cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức tiến hành kiểm tra.
D) Tùy tình hình thực tế cơ quan, tổ chức phải lên phương án thông báo cụ thể.

Câu 4. Theo quy định của Luật An ninh mạng năm 2018, đâu là thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế?

A) Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác.
B) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ.
C) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người.
D) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược.

Câu 5. Phạm vi điều chỉnh của Luật An ninh mạng năm 2018 là gì?

A) Quy định về hành vi trên không gian mạng gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm An ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
B) Quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
C) Quy định về quy tắc ứng xử của con người trên không gian mạng.
D) Quy định về hành vi được phép và không được phép thực hiện trên không.

Câu 6. Theo Luật An ninh mạng năm 2018, cơ quan nào có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan triển khai công tác phòng, chống khủng bố mạng, áp dụng biện pháp xử lý khủng bố mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin quân sự?

A) Bộ Quốc phòng.
B) Bộ Nội vụ.
C) Bộ Thông tin và Truyền thông.
D) Ban Cơ yếu chính phủ.

Câu 7. Anh A thực hiện hành vi mua bán thông tin của doanh nghiệp X trên mạng xã hội khi không được sự đồng ý của doanh nghiệp X, thu lợi bất chính 50 triệu đồng thì phạm tội nào trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017?

A) Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông.
B) Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.
C) Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.
D) Tội mua bán trái phép chất ma túy.

Câu 8. Người nào sử dụng mạng viễn thông thực hiện hành vi lừa đảo trong thương mại điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản thì phạm tội gì theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017?

A) Tội rửa tiền.
B) Tội sử dụng trái phép tài sản.
C) Tội trộm cắp tài sản.
D) Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Câu 9. Người nào sử dụng phương tiện điện tử thực hiện hành vi truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản thì phạm tội gì theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017?

A) Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
B) Tội sử dụng trái phép tài sản.
C) Tội trộm cắp tài sản.
D) Tội rửa tiền.

Câu 10. Bạn chia sẻ một thông tin mới tiếp nhận trên không gian mạng khi nào là phù hợp và đúng đắn?

A. Khi đã kiểm chứng tính xác thực của thông tin muốn chia sẻ.
B. Khi thấy thông tin giật gân.
C. Bất cứ thông tin gì cũng chia sẻ.
D. Khi thấy phù hợp với cảm xúc.

Câu 11. Người sử dụng dịch vụ mạng xã hội có nghĩa vụ gì?

A. Tùy ý muốn làm gì thì làm.
B. Chỉ cần đăng ký tài khoản mạng xã hội là được.
C. Không chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình đăng tải.
D. Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.

Câu 12. Đâu là dấu hiệu của một tin giả?

A. Thông tin đến từ nguồn không rõ ràng.
B. Tiêu đề giật gân, gây sốc.
C. Thiếu các bằng chứng hoặc trích dẫn cụ thể.
D. Cả 03 đáp án trên.

Câu 13. Đâu không phải là dấu hiệu của tội phạm lợi dụng hoạt động mua, bán hàng hóa trên mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

A) Yêu cầu người mua đặt cọc trước một khoản tiền theo phần trăm giá trị đơn hàng.
B) Hàng hóa nhận được khác hoàn toàn với sản phẩm đã đặt mua.
C) Đăng tin chương trình bốc thăm trúng thưởng trên mạng xã hội.
D) Yêu cầu người mua phải thanh toán tiền trước toàn bộ giá trị sản phẩm, sau đó mới gửi hàng.

Câu 14. Hãy nhận diện thủ đoạn lừa đảo trong tình huống sau: “Đối tượng tạo tài khoản mạng xã hội có thông tin cá nhân, hình ảnh giống với tài khoản của bạn. Sau đó, đối tượng dùng tài khoản này để nhắn tin vay tiền bạn bè, người thân, đồng nghiệp,… của bạn rồi chiếm đoạt”.

A) Đây là thủ đoạn giả danh cán bộ cơ quan nhà nước gọi điện để lừa đảo.
B) Đây là thủ đoạn giả danh nhân viên ngân hàng gọi điện để lừa đảo.
C) Đây là thủ đoạn giả mạo tài khoản Zalo, Facebook để lừa đảo.
D) Đây là thủ đoạn chiếm đoạt (hack) tài khoản Zalo, Facebook để lừa đảo.

Câu 15. Ý nào dưới đây là đặc điểm của thủ đoạn giả danh nhà mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng?

A) Yêu cầu khách hàng nhắn tin theo cú pháp **21*sđt (của đối tượng) #. Tuy nhiên, cú pháp **21* sđt # thực chất là cú pháp chuyển hướng cuộc gọi (Call Forward) - dịch vụ của các nhà mạng như Mobifone, Vinaphone, Vietnamobile cho phép thuê bao di động chuyển hướng cuộc gọi đến một số điện thoại nội mạng hoặc ngoại mạng
B) Đăng các tin, bài bán hàng trên mạng xã hội để lừa đảo.
C) Chiếm quyền sử dụng tài khoản Facebook để lừa đảo.
D) Tuyển cộng tác viên kiếm tiền online.

Câu 16. Khi bạn đăng tin tìm kiếm việc làm trên mạng thì được một người liên hệ và cho biết có thể giúp bạn tìm được công việc có thu nhập cao. Đối tượng yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân và chuyển một khoản tiền để chi phí trong quá trình quan hệ xin việc cho bạn. Bạn sẽ làm gì để không bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong trường hợp này?

A) Cung cấp thông tin và chuyển tiền theo yêu cầu của đối tượng.
B) Chuẩn bị tiền và hồ sơ sau đó liên hệ với đối tượng để nhờ xin việc.
C) Không thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của đối tượng vì đây có thể là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
D) Một cơ hội để có việc làm nên bạn sẽ đồng ý.

Câu 17. Thủ đoạn dưới đây là gì?

“Giai đoạn đầu, người chơi chỉ cần chuyển tiền cho đối tượng để mua các mã tiền ảo và được hưởng lãi ngay tức thì (lãi thấp nhất lên đến 13%). Để tạo sự tin tưởng và khơi dậy lòng tham của người chơi, chúng sẽ cho người chơi rút ra được số tiền này một cách dễ dàng.
Giai đoạn thứ hai: Khi số tiền người chơi đầu tư ngày càng nhiều, chúng lấy những lí do khác nhau như: Sự cố trong quá trình thanh toán; tài khoản của người chơi bị lỗi... và yêu cầu người chơi phải nạp thêm tiền để xác minh tài khoản. Tuy nhiên, sau khi nạp vẫn không rút được tiền”.

A) Lừa đảo đầu tư chứng khoán IBM.
B) Lừa đảo đầu tư cổ phiếu Microsoft.
C) Lừa đảo đầu tư bất động sản.
D) Thủ đoạn lừa đảo bằng hình thức đầu tư tiền ảo qua ứng dụng (App).

Câu 18. Khi có đối tượng lạ tự xưng là cán bộ Công an gọi điện hướng dẫn bạn cập nhật thông tin định danh điện tử mức 2, bạn không được làm theo đáp án nào sau đây?

A) Liên hệ ngay với Công an xã, phường để được hướng dẫn xử lý.
B) Yêu cầu đối tượng cung cấp thông tin: họ tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ cơ quan sau đó đến cơ quan Công an nơi gần nhất để trình báo.
C) Cung cấp thông tin, làm theo hướng dẫn của đối tượng.
D) Không cung cấp thông tin và tải ứng dụng theo yêu cầu của đối tượng.

Câu 19. Khi nhận được lời mời kết bạn từ một tài khoản Facebook sử dụng tên và hình ảnh đại diện giống với tài khoản của người thân. Sau đó, người sử dụng tài khoản này nhắn tin hỏi vay tiền và gọi điện hình ảnh (chat video Messenger) trong khoảng 3 giây, rồi lấy lý do máy điện thoại mất sóng và tắt cuộc gọi. Nhìn qua cuộc gọi hình ảnh thấy đúng là hình ảnh của người bạn quen biết. Để không bị lừa đảo bạn sẽ làm gì trong tình huống này?

A) Chuyển tiền cho người đó.
B) Thực hiện theo yêu cầu của đối tượng.
C) Không thực hiện chuyển tiền theo yêu cầu, gọi điện thoại thông thường với người thân để xác thực lại.
D) Nhờ người khác chuyển tiền.

Đáp án thi tìm hiểu An ninh mạng và nhận diện thủ đoạn lừa đảo trên mạng

Câu 1. Theo Luật An ninh mạng năm 2018, nguồn kinh phí phục vụ công tác bảo vệ an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị?

A) Ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

B) Cơ quan, tổ chức, cá nhân tự huy động nguồn kinh phí.

C) Ngân sách của cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan.

D) Huy động từ các doanh nghiệp ngoài.

Câu 2. Luật An ninh mạng năm 2018 nghiêm cấm việc sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi nào dưới đây?

A) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.

C) Xúi dục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

D) Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 3. Theo quy định của Luật An ninh mạng năm 2018 về nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng, đáp án nào sau đây đúng?

A) Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng và nâng cao khả năng sản xuất, kiểm tra, đánh giá, kiểm định thiết bị số, dịch vụ mạng, ứng dụng mạng.

B) Nhà nước quản lý khả năng sản xuất thiết bị số, dịch vụ mạng.

C) Cá nhân không được khuyến khích nghiên cứu nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng.

D) Nhà nước hỗ trợ gói vay ưu đãi cho các cá nhân có nhu cầu phát triển hệ thống thông tin.

Câu 4. Theo quy định của Luật An ninh mạng năm 2018, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và cơ quan có thẩm quyền áp dụng những biện pháp nào để xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế?

A) Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

B) Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin.

C) Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng.

D) Cả 03 đáp án trên đều đúng.

Câu 5. Theo Luật An ninh mạng năm 2018, khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an, thời hạn để doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải thực hiện ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung vi phạm pháp luật về an ninh mạng do mình trực tiếp quản lý là bao lâu?

A) Chậm nhất 24 giờ.

B) Chậm nhất 36 giờ.

C) Chậm nhất 48 giờ.

D) Chậm nhất 60 giờ.

Câu 6. Theo quy định của Luật An ninh mạng năm 2018, thông tin nào trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng?

A) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân.

B) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.

C) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ.

D) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác.

Câu 7. Theo Luật An ninh mạng năm 2018, đáp án nào dưới đây đúng khi nói về “hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”?

A) Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác.

B) Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật.

C) Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

D) Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 8. Theo Luật An ninh mạng năm 2018, lực lượng nào có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em?

A) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng.

B) Bộ Khoa học và Công nghệ.

C) Bộ Tài chính.

D) Bộ Ngoại giao.

Câu 9. Theo Luật An ninh mạng năm 2018, “Sự cố an ninh mạng” là gì?

A) Là sự việc bất ngờ xảy ra trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

B) Là tình trạng đe dọa gây tổn hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

C) Là hành vi gây tổn hại nghiệm trọng trật tự, an toàn xã hội.

D) Là hành vi sử dụng không gian mạng để đánh cắp thông tin cá nhân.

Câu 10. Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, thực hiện hành vi nào sau đây thì phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản?

A) Truy cập vào tài khoản Zalo của bạn bè để đọc tin nhắn.

B) Truy cập vào tài khoản Facebook của bạn bè để xem ảnh.

C) Sử dụng phương tiện điện tử truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản.

D) Truy cập vào máy tính của bạn bè để xem phim.

Câu 11. Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, đáp án nào đúng khi nói về hành vi của tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác?

A) Cố ý trèo tường vào nhà người khác.

B) Cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác.

C) Cố ý phá khóa để vào nhà người khác.

D) Công khai thông tin hợp pháp của cơ quan trên mạng máy tính.

Câu 12. Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, hành vi nào sau đây phạm tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác?

A) Cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập xâm nhập trái phép vào mạng máy tính của người khác để lấy cắp dữ liệu quan trọng.

B) Giả danh nhà mạng gọi điện thoại thu thập thông tin cá nhân của khách hàng.

C) Phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.

D) Sản xuất phần mềm thu thập thông tin, tài liệu trên máy tính của người dùng.

Câu 13. Cách bảo mật tài khoản Facebook là?

A) Tuyệt đối không ấn vào các link lạ, đặc biệt là các link nhờ bình chọn, các link khi bị gắn thẻ.

B) Đặt mật khẩu phức tạp (mật khẩu trên 8 ký tự, chứa cả chữ và số, cả chữ hoa và chữ thường và bao gồm cả các ký tự đặc biệt).

C) Đặt chế độ xác thực, bảo mật 2 lớp (để đăng nhập Facebook yêu cầu nhập mã xác thực được gửi về điện thoại hoặc email cá nhân).

D) Cả 03 đáp án trên đều đúng.

Câu 14. Có nên đăng ảnh giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân lên mạng xã hội không?

A) Có. Giúp mọi người xác thực được chủ tài khoản mạng xã hội.

B) Không. Các đối tượng xấu có thể lấy hình ảnh, thông tin cá nhân từ giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để đi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, vay nợ…

C) Có. Vì nó không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng.

D) Có vì có thể chứng minh đấy là tài khoản của mình.

Câu 15. Tình huống: “Bạn nhận được cuộc gọi thông báo số thuê bao điện thoại của bạn đã trúng thưởng tài sản có giá trị lớn, để nhận được tài sản đó phải mất phí, nếu đồng ý thì bạn phải nạp tiền qua thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng”. Đây là thủ đoạn lừa đảo gì?

A) Thông báo trúng thưởng để lừa đảo.

B) Thông báo nợ cước viễn thông để lừa đảo.

C) Đây không phải là thủ đoạn lừa đảo.

D) Thông báo tài khoản ngân hàng khác chuyển tiền nhầm vào tài khoản của bạn để lừa đảo.

Câu 16. Khi bạn nhấn vào đường link lạ trên mạng xã hội thì có thể dẫn đến hậu quả gì?

A) Bị chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội.

B) Bị kẻ xấu thu thập thông tin cá nhân.

C) Thiết bị của bạn sẽ bị nhiễm virut.

D) Cả 03 đáp án trên đều đúng.

Câu 17. Đáp án nào là thủ đoạn của tội phạm lừa đảo thông qua hình thức giả danh cán bộ ngành điện?

A) Gọi điện thông báo bạn nợ cước và yêu cầu chuyển tiền ngay nếu không sẽ cắt điện.

B) Gọi điện yêu cầu bạn cung cấp mã OTP để xác thực tài khoản ngân hàng.

C) Gọi điện và thông báo bạn đang có một khoản vay đến hạn thanh toán.

D) Gọi điện và thông báo bạn có liên quan đến một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, yêu cầu bạn chuyển tiền để khắc phục hậu quả nếu không sẽ bị bắt.

Câu 18. Để chủ động phòng tránh tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, người dân cần làm gì?

A) Không truy cập vào đường link lạ được gửi qua tin nhắn (SMS, Facebook, Zalo…) và không chia sẻ mã OTP cho người khác.

B) Khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn nghi vấn, không rõ ràng, người dân cần liên hệ với Tổng đài chăm sóc khách hàng của Ngân hàng, nhà mạng để kiểm tra, xác thực hoặc liên hệ với cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn giải quyết.

C) Không chuyển tiền cho những đối tượng quen biết qua mạng xã hội.

D) Cả 03 đáp án trên đều đúng.

Câu 19. Biện pháp phòng ngừa để không bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua việc quét mã QR là gì?

A) Không đăng nhập vào ứng dụng hay dịch vụ mà bạn không biết rõ thông qua mã QR.

B) Không quét mã QR từ các tin nhắn thông báo nhận thưởng bất thường.

C) Không quét mã QR ngẫu nhiên từ các nguồn không rõ ràng.

D) Cả 03 đáp án trên đều đúng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
11 9.159
Đáp án thi trực tuyến tìm hiểu Luật An ninh mạng Bắc Giang 2024
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm