Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng Cần Thơ
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng Cần Thơ. Cuộc thi được tổ chức nhằm tuyên truyền và phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng trong nhân dân. Để người dân hiểu và tuân thủ những quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng cả trong bộ máy nhà nước và ngoài nhà nước. Ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu đất nước khiến nhân dân phải cực khổ.
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng TP. Cần Thơ
1. Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng Cần Thơ
Đây là đáp án do Hoatieu tự làm chỉ mang tính chất tham khảo không phải đáp án chính thức cuộc thi.
Đáp án chi tiết đang được cập nhật!
1 Công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong công tác phòng, chống tham nhũng?
A. Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
B. Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.
C. Cả A, B.
2 Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là bao nhiêu năm?
A. Từ đủ 01 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.
B. Từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.
C. Từ đủ 03 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực
3 Tham nhũng là gì?
A. Là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
B. Là hành vi vụ lợi của cán bộ, công chức, viên chức.
C. Là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức.
4 Trong trường hợp nào, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị bị xem xét tăng trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý phụ trách?
A. Khi phát hiện hành vi tham nhũng mà không áp dụng các biện pháp cần thiết ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng.
B. Không kịp thời báo cáo, xử lý tham nhũng theo quy định của pháp luật.
C. Cả A, B.
5 Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập phải thực hiện kê khai bổ sung trong trường hợp nào?
A. Khi có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 250.000.000 đồng trở lên.
B. Khi có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên.
C. Khi có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 350.000.000 đồng trở lên.
6 Khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác thì cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang có nghĩa vụ gì?
A. Báo cáo ngay cho cơ quan thanh tra cùng cấp.
B. Báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu có liên quan đến hành vi tham nhũng thì phải báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ.
C. Báo cáo ngay cho cơ quan cảnh sát điều tra cùng cấp.
7 Những loại tài sản, thu nhập nào phải kê khai?
A. Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng; Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên; Tài sản, tài khoản ở nước ngoài; Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
B. Tài sản có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.
C. Tài sản, tài khoản ở trong nước và nước ngoài.
8 Trong trường hợp nào, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được xem xét loại trừ trách nhiệm pháp lý khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách?
A. Khi không thể biết hành vi tham nhũng.
B. Khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng.
C. Cả A, B.
9 Vị trí công tác nào phải định kỳ chuyển đổi theo quy định?
A. Người có chức vụ, quyền hạn làm việc tại một số vị trí liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác phải được chuyển đổi vị trí công tác.
B. Người làm công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
C. Người làm công tác quản lý tài chính công của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
10 Việc khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng được quy định như thế nào?
A. 02 phương thức: kê khai lần đầu và kê khai bổ sung.
B. 03 phương thức: kê khai lần đầu, kê khai bổ sung, kê khai hằng năm.
C. 04 phương thức: kê khai lần đầu, kê khai bổ sung, kê khai hằng năm, kê khai phục vụ công tác cán bộ.
11 Việc khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng được quy định như thế nào?
A. Người bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được trở lại vị trí công tác ban đầu sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng.
B. Được xin lỗi, cải chính công khai và được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong việc ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác theo quy định của pháp luật.
C. Cả A, B.
12 Tài sản tham nhũng được xử lý như thế nào?
A. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.
B. Tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp.
C. Tài sản tham nhũng phải được tịch thu theo quy định của pháp luật.
13 Nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập được quy định như thế nào?
A. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên theo quy định.
B. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.
C. Cả A, B.
14 Khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp trong trường hợp nào?
A. Khi để xảy ra tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do mình được giao trực tiếp phụ trách.
B. Khi để xảy ra tham nhũng của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ.
C. Khi để xảy ra tham nhũng trong lĩnh vực công tác hoặc trong đơn vị do mình trực tiếp quản lý.
15 Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí người nào giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó?
A. Vợ hoặc chồng của mình.
B. Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình.
C. Bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình.
16 Khi nhận được báo cáo về hành vi tham nhũng, người được báo cáo có nghĩa vụ xử lý vụ việc như thế nào?
A. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo về dấu hiệu tham nhũng, người được báo cáo phải xử lý vụ, việc.
B. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo về dấu hiệu tham nhũng, người được báo cáo phải xử lý vụ, việc theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét xử lý và thông báo cho người báo cáo biết; kể cả các vụ việc phức tạp.
C. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo về hành vi tham nhũng, người được báo cáo phải xử lý vụ việc theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, xử lý và thông báo cho người báo cáo biết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày; trường hợp cần thiết thì người được báo cáo quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng và bảo vệ người báo cáo.
17 Người có hành vi tham nhũng bị xử lý như thế nào?
A. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trường hợp người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.
B. Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng thì được xem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; Người bị kết án về tội phạm tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên bị buộc thôi việc; Đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
C. Cả A, B.
18 Đối tượng nào có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập?
A. Cán bộ, công chức, viên chức.
B. Cán bộ, công chức; Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
C. Người giữ chức vụ từ Trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
19 Trong trường hợp nào, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được xem xét miễn hoặc giảm trách nhiệm khi để xảy ra vụ việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách?
A. Đã áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng.
B. Đã chủ động, kịp thời phát hiện, báo cáo và xử lý tham nhũng theo quy định của pháp luật.
C. Cả A, B.
20 Trường hợp nào sau đây chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác?
A. Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật; Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử; Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
B. Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.
C. Cả A và B
2. Thể lệ Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng Cần Thơ
- Đối tượng dự thi là Cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, chiến sĩ, người lao động đang công tác và làm việc tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức trực tuyến, người dự thi tham gia trực tiếp trên máy vi tính hoặc thiết bị có kết nối internet như điện thoại, Ipad,.... Khi vào dự thi cần điền đầy đủ thông tin cá nhân dự thi.
- Nội dung cuộc thi là về những quy định pháp luật phòng chống tham nhũng được nhà nước ban hành và có hiệu lực.
- Địa chỉ dự thi tại: https://timhieuphapluatpctn.cantho.gov.vn/
- Bài thi sẽ bao gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm 3 đáp án và 1 câu hỏi dự đoán tỉ lệ phần trăm người trả lời đúng tất cả câu hỏi. Thời gian làm bài tối đa là 30 phút.
- Mỗi thí sinh được tham gia nhiều lượt dự thi và lượt thi cuối là lượt thi căn cứ xét giải.
- Thời gian tổ chức cuộc thi là từ 8/5/2023 đến hết 17 giờ ngày 8/8/2023. Cuộc thi sẽ được trao giải vào ngày Pháp luật Việt Nam 9/11.
- Cơ cấu giải thưởng sẽ bao gồm giải cá nhân và giải tập thể theo cơ quan tham gia.
Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Tài liệu chuyên mục Bài thu hoạch, bài dự thi liên quan.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Đáp án thi trực tuyến tìm hiểu Luật An ninh mạng Bắc Giang 2024
-
Bài thu hoạch về khu di tích K9 Đá Chông cho giáo viên
-
Viết thư cho các thế hệ tương lai về thế giới mà bạn hy vọng họ sẽ thừa hưởng (9 mẫu)
-
Bài thu hoạch hội nghị Trung ương 10 khóa 12
-
Bộ câu hỏi về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 có đáp án
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Bài dự thi
Đề thi và đáp án Thi học sinh giỏi quốc gia THPT 2024
Mẫu chữ hoa sáng tạo ở tiểu học
Đáp án thi Học sinh, sinh viên thành phố với pháp luật 2021
Khẩu hiệu tuyên truyền an toàn giao thông
Đáp án thi trực tuyến tìm hiểu công tác cải cách hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 - Tuần 4
Đáp án thi Tìm hiểu Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam 2021