Đáp án cuộc thi 75 năm ngành tư pháp

Thi trực tuyến tìm hiểu truyền thống 75 năm ngành Tư pháp

Cuộc thi tìm hiểu 75 năm ngành Tư pháp đã chính thức được phát động rộng rãi trên toàn quốc với tên gọi “Sáng mãi truyền thống 75 năm ngành tư pháp Việt Nam”. Sau đây là câu hỏi dự thi 75 năm ngành Tư pháp đã được Hoatieu đăng tải, mời các bạn cùng tham khảo.

Câu 1. Bộ Tư pháp được thành lập ngày, tháng, năm nào?

  • Ngày 28/8/1945
  • Ngày 02/9/1945
  • Ngày 10/9/1945

Câu 2. Việc thành lập Bộ Tư pháp được ghi nhận trong văn bản nào?

  • Tuyên cáo thành lập Chính phủ
  • Sắc lệnh
  • Nghị định

Câu 3. Theo Nghị định số 37 ngày 30/11/1945 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tổ chức của Bộ Tư pháp, cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp gồm:

  • Một văn phòng và 05 phòng sự vụ (Phòng Sự vụ nội bộ, Phòng Viên chức và Kế toán, Phòng Giám đốc hộ vụ, Phòng Giám đốc hình vụ và Phòng Giám đốc việc quản trị các nhà lao và giáo dục tù nhân)
  • Gồm 05 phòng sự vụ (Phòng Sự vụ nội bộ, Phòng Viên chức và Kế toán, Phòng Giám đốc hộ vụ, Phòng Giám đốc hình vụ và Phòng Giám đốc việc quản trị các nhà lao và giáo dục tù nhân);
  • Một văn phòng và 04 phòng sự vụ (Phòng Sự vụ nội bộ, Phòng Giám đốc hộ vụ, Phòng Giám đốc hình vụ và Phòng Giám đốc việc quản trị các nhà lao và giáo dục tù nhân)

Câu 4. Câu nói “Vấn đề tư pháp, cũng như mọi vấn đề khác, trong lúc này, là vấn đề ở đời và làm người. Ở đời và làm người là phải yêu nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức. Phải làm sao đóng góp vào việc cho nước độc lập, dân được tự do, hạnh phúc, nhân loại khỏi đau khổ…” được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tại sự kiện nào?

  • Hội nghị tư pháp liên khu Việt Bắc ngày 26 đến ngày 28/02/1950
  • Hội nghị học tập tư pháp Trung ương tháng 6/1950
  • Hội nghị tư pháp liên khu V, ngày 18 đến ngày 20/7/1950

Câu 5. Ủy ban Pháp chế trực thuộc Hội đồng Chính phủ thành lập ngày, tháng, năm nào?

  • Ngày 12/9/1972
  • Ngày 13/9/1972
  • Ngày 14/9/1972

Câu 6. Bộ Tư pháp được Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ nhất quyết định tái thành lập vào tháng, năm nào?

  • Tháng 7/1981
  • Tháng 8/1981
  • Tháng 9/1981

Câu 7. Chức năng giúp Chính phủ quản lý công tác thi hành án dân sự của Bộ Tư pháp được quy định lần đầu tiên sau khi tái thành lập Bộ được quy định trong văn bản nào dưới đây?

  • Nghị định 143-HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Bộ Tư pháp
  • Nghị định 38-CP ngày 4/6/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp
  • Nghị định 62/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp

Câu 8. Giai đoạn 1981 - 1992, với tư cách là một cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm về mặt pháp lý trong các dự thảo Luật, Pháp lệnh, Bộ Tư pháp đã trực tiếp nghiên cứu, soạn thảo các Bộ luật lớn nào?

  • Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1988
  • Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1988, Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990.
  • Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1988, Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990.

Câu 9. Phần thưởng cao quý nhất Ngành Tư pháp được Đảng, Nhà nước tặng thưởng là gì, vào năm nào?

  • Huân chương Hồ Chí Minh năm 1995
  • Huân chương Sao vàng năm 2010
  • Huân chương Độc lập hạng nhất năm 2015

Câu 10. Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (Ngày 19 tháng 7 hàng năm) gắn với sự kiện nào sau đây?

  • Ngày Chủ tịch Chính phủ ký Sắc lệnh số 130 năm 1946 ấn định thể thức thi hành phải ghi trên các bản toàn sao hay trích sao án hoặc mệnh lệnh
  • Ngày Chủ tịch Chính phủ ký Sắc lệnh số 13 năm 1946 về tổ chức Tòa án và ngạch Thẩm phán
  • Ngày Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh số 23-LCT/HĐNN8 năm 1989 về thi hành án dân sự

Câu 11. Công trình Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp được khởi công xây dựng vào ngày, tháng, năm nào?

  • Ngày 01/02/2010
  • Ngày 02/02/2010
  • Ngày 02/02/2011

Câu 12. Việc công bố các sự kiện nổi bật của ngành Tư pháp bắt đầu được thực hiện từ năm nào?

  • Năm 2012
  • Năm 2013
  • Năm 2014

Câu 13. Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Ngày 09 tháng 11 hàng năm) gắn với sự kiện nào sau đây?

  • Là ngày Quốc hội khóa I kỳ họp thứ hai thông qua bản Hiến pháp đầu tiên cùa nước Việt Nam (Hiến pháp năm 1946)
  • Là ngày Quốc hội thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012
  • Là ngày diễn ra buổi lễ công bố “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Câu 14. Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Tư pháp khóa VI được tổ chức vào năm nào?

  • Năm 2015
  • Năm 2016
  • Năm 2017

Câu 15. Hiện nay, Bộ Tư pháp có bao nhiêu cơ sở đào tạo trực thuộc?

  • 5
  • 6
  • 7

Câu 16. Bộ trưởng Vũ Trọng Khánh - Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được đặt cho một tuyến phố mới trên địa bàn quận/huyện nào của Thủ đô Hà Nội?

  • Huyện Đông Anh
  • Quận Đống Đa
  • Quận Hà Đông

Câu 17. Năm 2019, Bộ Tư pháp xếp hạng thứ mấy về Chỉ số cải cách hành chính – PAR INDEX?

  • 2
  • 3
  • 4

Câu 18. Trong lịch sử 75 năm xây dựng và trưởng thành, Bộ Tư pháp Việt Nam đã có bao nhiêu đồng chí Bộ trưởng?

  • 09 đồng chí
  • 10 đồng chí
  • 11 đồng chí

Câu 19. Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 2659/QĐ-BTP về việc ban hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp vào ngày tháng năm nào?

  • Ngày 03/11/2011
  • Ngày 03/10/2012
  • Ngày 03/11/2012

Câu 20. Câu hỏi tự luận (dài từ 350 đến 1000 từ): Bạn hãy khát quát những thành tựu nổi bật của Bộ, Ngành Tư pháp Việt Nam trong từng giai đoạn của quá trình 75 năm xây dựng và trưởng thành?*

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.776
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm